Loại bỏ thùng rác ở khu công cộng để chống tấn công khủng bố ở các thành phố lớn
Tại sao các thùng rác đang dần biến mất tại các khu công cộng ở các thành phố lớn trên thế giới?
Vào tháng 5/2001, bộ Ngoại giao nước Anh đã ban hành một thông báo về bom tự chế và IEDs, “IEDs có thể được cất trong bất kể cái gì”, đoạn thông báo cảnh cáo, bao gồm “thùng rác, hòm thư, bụi cây, nhà kho và bãi đậu xe”.
Năm 2003, những kẻ khủng bố đã giấu bom trong một thùng rác tại giải Marathon Boston nước Anh.
Trong thời đại khủng bố, các thành phố lớn trở thành mục tiêu của những kẻ tấn công, chúng có thể sử dụng bất kể cơ sở hạ tầng nào để che giấu vũ khí. Với thực trạng này, làm thế nào để kiểm soát sự an toàn cho 1 thành phố?
Một vài thành phố lớn đã bắt đầu vật lộn với vấn nạn này. London là một ví dụ, từ nhiều năm trước, thành phố này đã ngưng sử dụng các thùng rác ở những nơi công cộng để giảm thiểu nguy hiểm từ các vụ khủng bố bằng bom.
Tuy nhiên, người dân phàn nàn rằng, họ không biết tìm chỗ nào để đổ rác. Các nhà phê bình cho rằng điều này đã dẫn đến sự gia tăng rác thải.
Tại Olympic 2012, London đã bắt đầu sử dụng một giải pháp thử nghiệm thay thế: “Thùng rác chống bom”, được thiết kế vào năm 2007 bởi hai doanh nhân. Theo Gizmodo, thiết kế của thùng rác có tác dụng “giảm sóng xung kích” của một vụ nổ. Vì thùng rác được làm bằng thép nên có khả năng ngăn chặn nhiệt và mảnh đạn bắn ra từ vụ nổ. Công nghệ “giảm áp lực của vụ nổ và dập tắt quả cầu lửa. Cùng với đó, màn hình lớn trên mỗi thùng rác có khả năng thông báo khẩn cấp trong những trường hợp bị tấn công.
Ở Tokyo, thùng rác được loại bỏ khỏi khu tàu điện ngầm và trung tâm thương mại vào năm 1995, sau vụ tấn công bằng khí độc làm 13 người chết và hàng nghìn người bị thương.
Hệ thống xe lửa ở New York đã bắt đầu loại bỏ thùng rác sau vụ tấn công khủng bố vào trung tâm thương mại thế giới ngày 11/9/2001.
Khi các thành phố trên toàn thế giới đang phải vật lộn với làm thế nào để đối phó với các cuộc tấn công khủng bố, đường phố không có thùng rác có thể trở thành tiêu chuẩn?
Theo Citylab