Lễ Thất Tịch, bàn về chuyện tình yêu đôi lứa xưa và nay

17/08/18, 09:26 Đọc & Suy ngẫm

Tình yêu là gì? Từ xưa đến nay, “tình yêu” chưa bao giờ có được một định nghĩa chính xác, trong thứ tình cảm vừa ngập tràn mơ mộng vừa bất định này, rất nhiều người đã cố gắng đi tìm ý nghĩa thực sự của nó. Vậy, tình yêu trong ngày lễ Thất Tịch có gì đặc biệt?

Lễ Thất Tịch, bàn về chuyện tình yêu đôi lứa xưa và nay
Đêm thất tịch, Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau. (Ảnh qua 爱秀美)

Khoa học hiện đại cho rằng, trong cơ thể con người có dòng điện sinh học, từ trường, và dòng điện này có khả năng cảm ứng với dòng điện khác. Khi hai dòng điện cùng một tần số, thì sẽ nhận được tín hiệu như cách hoạt động của radio đối với đài phát thanh vô tuyến vậy.

Một số người nói rằng tình cảm có tính định hướng, cũng là bắt nguồn gốc từ nền tảng “cảm ứng” này. Như vậy xem ra, hai người bên nhau cuồng nhiệt, đằng sau tình yêu gắn bó keo sơn cũng có sự tồn tại chân thực của các nhân tố vật chất nào đó.

Trong một thế giới còn nhiều điều chưa lý giải được, với tác dụng của duyên phận, thì tình yêu được tạo thành từ sự kết hợp giữa tinh thần và vật chất đã trở thành một chủ đề muôn đời của nhân loại.

Giới trẻ trong xã hội ngày nay vẫn cứ đang tìm kiếm lời giải thích về tình yêu trong những chuỗi ngày vấp ngã, nhưng rất khó mà tìm được một câu trả lời hoàn hảo. Kết quả là, trong tình yêu “mì ăn liền”, ta luôn trông thấy ở đó sự hối hả và mộng tưởng, đau đớn và khát khao không dứt.

Lễ Thất Tịch, bàn về chuyện tình yêu đôi lứa xưa và nay -1
Đôi lứa. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, khái niệm về tình yêu của người xưa khác xa so với khái niệm của người hiện đại, trong thế giới tình yêu của người xưa, đẹp hơn sự cuồng nhiệt chính là sự ý tứ, quý hơn chia tay chính là kiên trì bên nhau, có được sự trung thành không đổi còn khó hơn cả việc kề cạnh bên nhau.

Ngẫm về tình yêu trong ngày lễ Thất Tịch

Nhà thơ Tần Quan thời Bắc Tống từng viết bài thơ “Thước kiều tiên”, ca ngợi về chuyện tình yêu Ngưu Lang – Chức Nữ được truyền qua bao đời nay: “Mây trời luôn đổi màu, những vì sao băng hờn trách nhớ nhung, đêm nay mình ta ở cõi Ngân hà mờ nhạt xa xăm này. Cuộc trùng phùng vào lúc gió vàng sương ngọc ngày Thất Tịch, còn đáng quý hơn những cặp phu thê chốn nhân gian thân xác bên nhau mà tâm thì xa cách.

Mong nhớ về nhau, dịu dàng như nước, cuộc trùng phùng ngắn ngủi như một giấc mộng, lúc chia ly không đành lòng quay nhìn cầu Ô Thước. Chỉ cần tình cảm trong lòng đôi bên luôn còn đấy, thì cần gì phải mong cầu sự hoan lạc đêm ngày có nhau chàng chàng thiếp thiếp”.

Dưới ngòi bút của ông, chúng ta có thể cảm nhận được nỗi niềm thương nhớ của Ngưu Lang và Chức Nữ ở hai đầu Ngân Hà xa xôi, càng hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của tình yêu, chỉ cần kiên trì giữ gìn một tình yêu chân chính làm cảm động trời đất, đến chết cũng không quên, thì nó sẽ trường tồn mãi mãi, đâu cần mãi xem trọng mỗi chuyện sớm tối bên nhau chốn nhân gian.

Vì vậy mà những người nam nữ si tình đau khổ nơi trần thế không ngừng than vãn: “Mỗi năm một lần gặp nhau vào buổi tối ngày Thất Tịch, sau cuộc tương phùng ngắn ngủi này ai nấy lại phải miễn cưỡng quay trở lại con đường đi riêng của mình, có lẽ chỉ có Ngưu Lang, Chức Nữ mới có thể cảm nhận được sâu sắc một tình yêu vừa ‘đau đớn và hạnh phúc’ như vậy”.

Thực tế thì đây cũng chính là sự cảm khái trong quan niệm của xã hội hiện đại, người xưa thường luôn giữ một tình cảm cao quý và sự kiên trì một lòng một dạ.

Tuy rằng Ngưu Lang và Chức Nữ không thể cùng nhau tận hưởng cuộc sống mỗi ngày như người bình thường, nhưng vì trong lòng họ luôn giữ nguyên lời hứa yêu thương lẫn nhau, không bao giờ từ bỏ, cho nên mới có thể một mực trân trọng nhau dẫu cho bao nhiêu năm tháng cứ trôi qua.

Bởi vậy, tình yêu này khác biệt hoàn toàn với khát vọng tình yêu của nam nữ chốn hồng trần. Tình yêu trước thì xem trọng chữ “Ái”, tình yêu sau lại xem trọng chữ “Tình”.

Ái và Tình về cơ bản mang hai thuộc tính khác nhau. Trong “Chính vận” viết rằng: “Ái xuất phát từ nhân (nhân từ)”; trong “Hiếu kinh gián tranh chương sớ” thì nói: “Những người có Ái, là những người biết cho đi”.

Trong “Sở từ cửu chương” lại nói: “Thế gian bao nhiêu chuyện phức tạp ta đều thấu hiểu, duy chỉ có lòng người ta không cách nào hiểu thấu. Chết thì cứ chết thôi, ta nào tiếc gì thân thể xác thịt này”. Cho nên có thể nói Ái là cho đi, là sự nhân từ tốt bụng, biết trân trọng và không từ bỏ.

Trong “Lễ ký – Lễ vận” có ghi: “Tình cảm con người là gì? Đó chính là 7 cảm xúc (thất tình) vui vẻ, tức giận, buồn bã, sợ hãi, yêu thương, độc ác, ham muốn, mà trong Phật giáo có nói”.

“Lữ Thị Xuân Thu – Quý sinh” lại diễn giải thêm: “Cái gọi là sống đầy đủ, chính là đều đạt được 6 điều mong muốn (lục dục)”. Hán Cao Dụ ghi chú: “Lục dục bao gồm ham sống, sợ chết, lời hay, cái đẹp, đồ ngon, mùi thơm. Đây chính là nguồn gốc của thất tình lục dục quen thuộc mà chúng ta đã biết”.

“Ái” có thể bền vững, lý tính, trong sáng, “Ái” xuất phát từ bản tính lương thiện của con người, nhưng “Tình” thì lại là cảm xúc, bốc đồng và không chắc chắn. Người xưa xem trọng chữ “Ái”, vì vậy nam nữ chưa kết hôn phải giữ lễ tiết với nhau, nam nữ đã kết hôn rồi thì có thể tương kính như tân, đối xử với nhau nhã nhặn lịch sự.

Nhưng hầu hết quan niệm về tình yêu của nam nữ ngày nay là “không quan tâm chuyện dài lâu, chỉ quan tâm đến chuyện từng có được”, mà không biết rằng điều này đã đi chệch quá xa so với niềm tin quý báu về “Ân lâu bền hơn cả tình” của người xưa.

Lễ Thất Tịch, bàn về chuyện tình yêu đôi lứa xưa và nay - 2
Tình yêu không tuổi. (Ảnh qua Rancho Santa Fe Audiology)

Sự thăng hoa của tình yêu vốn chính là tâm hồn yêu trọn vẹn, cũng giống như nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato đã nói: “Kẻ được xem là đê tiện chính là… một người tình tầm thường, chìm đắm trong ham muốn thể xác chứ không phải tình yêu từ tâm hồn. Những thứ hắn ta yêu luôn luôn đổi thay.

Một khi nhan sắc trên thể xác đã tàn phai, liền bay biến mất tăm mất dạng, tiêu hủy hết mọi lời hứa hẹn. Tuy nhiên, những người yêu chung thủy với tâm hồn đẹp đẽ thì lại không như vậy. Tình yêu của họ luôn nguyên vẹn, vì những điều mà họ yêu mãi mãi không thay đổi”.

Sở dĩ 2 chữ “Ái” và “Tình” có thể kết hợp lại với nhau, thật ra là để cho con người tìm thấy một sự cân bằng hoàn hảo giữa hai điều ấy. Có thể đạt được điều đó thì Ái Tình (tình yêu) sẽ trở thành một “sản phẩm” hài hòa của sự đam mê và lòng biết ơn.

Tuệ Tâm, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x