Các phong tục trong dịp lễ Thất Tịch – Lễ hội tình yêu của người phương Đông

Tiết Thất Tịch hay Lễ Thất Tịch được người phương Tây xem là lễ tình yêu của châu Á. Vào ngày này, các cặp đôi ngoài việc thể hiện tình yêu còn có thể tham gia các hoạt động lễ hội tưởng nhớ câu chuyện tình yêu bền bỉ và sâu sắc của Ngưu Lang và Chức Nữ. 

thất tịch, ngưu lang, Chức Nữ, câu chuyện tình, Bài chọn lọc,
Theo truyền thuyết, mỗi năm vào mồng 7 tháng 7 âm lịch, Ngưu Lang và Chức Nữ lại được gặp nhau một lần. (Ảnh: Pinterest)

Lễ Thất Tịch là gì?

Ngày Thất Tịch theo văn hóa phương Đông, là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch, đôi khi được người phương Tây gọi là Ngày Valentine châu Á. Lịch sử về ngày này gắn bó với câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản. Theo truyền thuyết, sau một năm xa cách, cứ đến ngày này hằng năm, Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau bên cầu Ô Thước.

Đây là ngày hội truyền thống ở Trung Quốc để các cô gái trẻ trưng bày các món đồ nghệ thuật tự tạo, và cầu mong lấy được một tấm chồng tốt. Ngày này còn có các tên gọi khác như:

  • Khất xảo tiết – Lễ hội thể hiện tài năng
  • Thất thư đản – Sinh nhật cô em thứ bảy
  • Xảo tịch – Đêm kỹ năng

Tại Hàn Quốc, cũng có hình thức giống lễ Thất Tịch là lễ Chilseok. Nhật Bản cũng kỷ niệm lễ hội này để tưởng nhớ ngày gặp gỡ của Orihime (Chức Cơ, sao Chức Nữ) và Hikoboshi (Ngạn Tinh, sao Ngưu Lang), gọi là lễ Tanabata, nhưng theo dương lịch.

Truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ

Có nhiều phiên bản khác nhau về truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ 

Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ. Chức nữ là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau, và có được 2 người con, một trai một gái.

Tuy nhiên một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng không vượt qua được sông Ngân Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, chờ đợi mãi không chịu rời đi.

Từ đó, bên cạnh sông Ngân Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, nên đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) được gặp nhau một lần. Khi đó, chim sẻ, chim khách sẽ tụ hội về bắt thành chiếc cầu nối hai bờ sông Ngân Hà cho Ngưu Lang Chức Nữ. 

Tương truyền, vào ngày này thường có mưa ngâu, là giọt nước mắt của hai người gặp lại sau cả năm trời cách xa. Cũng vì lý do này mà Ngu Lang, Chức Nữ còn được gọi là ông Ngâu bà Ngâu

Đây cũng là phiên bản được nhiều người biết đến nhất, nhưng ý nghĩa sâu xa của chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ thì không phải ai cũng biết.

Ngưu Lang vốn là tinh quân một phương, còn Chức Nữ là tiên tử ở cung Dao Trì. Hai vị thần tiên vì chứng kiến cảnh con người thế nhân không còn coi trọng đạo nghĩa vợ chồng nên đã xuống trần, diễn một vở tuồng chấn động trời đất. Để hiểu rõ hơn về vở tuồng và lời nhắn nhủ của họ, mời bạn đọc đọc thêm bài viết Ngưu Lang – Chức Nữ: Còn một câu chuyện thực mà thế nhân chưa biết.

Các phong tục trong dịp lễ Thất Tịch

Có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp Tiết Thất tịch tại Trung Quốc. Phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mồng 7 tháng 7 âm lịch, những người phụ nữ muốn có đôi bàn tay khéo léo, sẽ bày mâm hoa quả, cầu nguyện với Chức Nữ.

  • Xâu kim

Kết quả hình ảnh cho lễ thất tịch trung quốc

Lễ hội xâu kim ở Trung Quốc. (Ảnh: TieBa)

Xâu kim thật nhanh trong đêm trăng là hoạt động có từ lâu đời có từ thời nhà Hán, với ước muốn có được kỹ năng tinh xảo hơn. Người xâu được nhiều mũi kim nhất trong một phút được công nhận là người khéo tay nhất trong tương lai. Tại Hong Kong, những phụ nữ trẻ biểu diễn kỹ năng may và làm tặng phẩm dưới bầu trời đêm.

  • Ngợi ca Chức Nữ

Theo tục lệ, những phụ nữ trẻ sẽ ước nguyện được xinh đẹp. Đặc biệt vào đêm mồng 7 tháng 7 họ sẽ có nghi thức gội tóc để cầu mong xinh đẹp.

Ngày này cũng là dịp để những phụ nữ trẻ cúng thờ Chức Nữ. Các chị em trong nhà cùng nhau tổ chức lễ. Họ thường chuẩn bị bàn trà với rượu, long nhãn, táo khô, hạnh nhân, hạt bí, và những quà vặt khác. Những người phụ nữ trẻ ngồi quanh bàn và thêu thùa những vật phẩm đẹp mắt để biểu lộ kỹ năng của bản thân. Họ cũng hướng về sao Vega (sao Chức Nữ) và ước nguyện có được một tấm chồng tốt, một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.

Lễ Thất Tịch tập thêu thùa
Vào Lễ Thất Tịch, các cô gái sẽ cùng ngồi dưới trăng, tập thêu thùa, cầu mong Chức Nữ xe cho mối duyên lành.

Ở một số khu vực, các phụ nữ trẻ tạo nên những “bàn thờ” đầy màu sắc được làm bằng giấy, hoa quả tươi và hoa để thể hiện sự tôn thờ đối với tình yêu vĩnh cửu của Ngưu Lang và Chức Nữ.

  • Khắc trái cây

Khắc trái cây là một hoạt động lễ hội khác. Vào ngày này, người ta có thể thấy những bông hoa, những con chim được khắc tinh xảo lên nhiều loại trái cây để thể hiện sự khéo tay. Vì nhiều loại dưa có bề mặt trơn nhẵn nên chúng được xem là loại quả lý tưởng cho việc điêu khắc.

  • Làm và ăn xảo quả

Lễ Thất Tịch ăn xảo quả
Vào lễ Thất Tịch, phụ nữ muốn trổ tài kheo tay thường làm món xảo quả, món bánh chiên có thành phần bột, đường và mè đen.

Vào ngày Thất tịch, người ta thường ăn quả xảo (巧果), một loại bánh ngọt rán mỏng được làm từ bột, đường (hoặc mật), và mè. Xảo quả có nghĩa là loại quà ăn khéo léo hay tài giỏi.

Nhiều phụ nữ sẽ làm xảo quả tại nhà hoặc làm theo nhóm. Đầu tiên, họ cho đường vào nồi và nấu lên thành súp, sau đó cho bột và mè vào. Khi hỗn hợp đã nhão mềm, họ đặt lên bàn và cuộn trong một tấm mỏng. Sau đó cắt ra theo hình vuông hoặc trụ tròn. Những thỏi bột này được nặn thành những hình dạng khác nhau và được rán cho đến khi vàng rượm.

Ở miền đông Trung Hoa, nhóm bạn gái thường tụ tập để làm những loại bánh hấp đặc biệt. Một thứ giống như đồng và một quả chà là sẽ được cho vào hai cái bánh hấp. Tương truyền rằng ai mà ăn được bánh hấp có chứa “đồng” sẽ trở nên giàu có và ai ăn được bánh hấp có chà là sẽ sớm thành gia thất.

Ngày lễ tình yêu của người phương Đông

Tiết Thất tịch là dịp bày tỏ tình yêu chân thành, do đó nó thường được xem là ngày lễ tình yêu của người Trung Quốc và một số nước châu Á khác. 

Hiện tại, các nghi lễ, phong tục, tập quán trong ngày lễ Thất Tịch đã dần dần mai một, giới trẻ hiện nay ưa chuộng những món quà cho Valentine, và chào đón lễ tình yêu theo phong cách phương Tây.

Tuy nhiên, chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ đã ăn sâu bám rễ trong tư tưởng người phương Đông, trở thành câu chuyện tình yêu bất hủ được dân gian không ngừng truyền miệng.

  • Tanabata Matsuri – Lễ hội Thất tịch ở Nhật Bản

imasia_1541470_web
Nhành tre xanh với những mảnh giấy ước nhiều màu sắc là một trong những đặc trưng của lễ hội Tanabata. (Ảnh: Pixta)

Thời Nara (710-784), khi văn hóa Trung Hoa bắt đầu du nhập vào Nhật Bản, người Nhật cũng có một  truyền thuyết về nàng tiên dệt vải Orihime và anh chàng chăn trâu Hikoboshi tương tự câu chuyện ở Trung Quốc.

Vào ngày lễ hội, người Nhật viết mong ước của mình vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ mang đến cho họ những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Ngoài ra nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em, Tanabata Matsuri là một ngày hội lớn. Ở trường và ở nhà, bọn trẻ sẽ cùng nhau trang trí cho các cành trúc mà ở đó chúng sẽ treo những mảnh giấy ghi rõ mơ ước của mình.

Một trong những biểu tượng đáng nhớ của Tanabata ở Sendai là những cột giấy Fukinagashi (吹き流し) với năm màu sắc sặc sỡ được ví như những sợi chỉ may vá của Orihime. Với độ cao trung bình từ 5 – 6m, Fukinagashi là một trong bảy vật trang trí được xem như vật trung gian mang lời cầu  nguyện của con người đến với tổ tiên và thần linh.

imasia_11693530_web
Những cột giấy Fukinagashi có 5 năm màu sắc sặc sỡ là biểu tượng đáng nhớ của Lễ hội Tanabata ở Sendai. (Ảnh: Pixta)

Tanabata Matsuri là một  lễ hội có tính chất tôn giáo rõ nét. Sư dung hợp hài hòa giữa  tín ngưỡng bản địa Thần đạo cùng với triết lý sâu sắc của Phật giáo đã khiến cho nó trở thành một lễ hội dân gian không thể thiếu của mùa hè Nhật Bản.

  • Lễ Chilseok Hàn Quốc

Chilseok là một lễ hội truyền thống của Hàn Quốc rơi vào mùng 7 tháng 7 âm lịch, cũng bắt nguồn từ lễ hội Qixi ở Trung Quốc. Chilseok rơi vào khoảng thời gian khi thời tiết nóng nực qua đi và mùa mưa bắt đầu, mưa rơi trong ngày này được gọi nước Chilseok. Bí ngô, dưa chuột và dưa hấu bắt đầu phát triển mạnh trong thời gian này, vì vậy chúng được dùng rất nhiều trong lễ hội.

Trong lễ hội Chilseok, người Hàn Quốc sẽ tắm với mong muốn đem lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ còn ăn mì và bánh nướng. Chilseok được biết đến như là lễ hội để thưởng thức đồ ăn làm từ lúa mì bởi sau ngày lễ Chilseok, những cơn gió lạnh sẽ làm hỏng hương vị của lúa mì.

  • Lễ Thất Tịch Việt Nam

Ngày lễ này còn được biết với tên gọi “Ông Ngâu bà Ngâu”. Vào ngày này trời thường mưa, được gọi là mưa ngâu, là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.

Trong ngày lễ, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

    Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

x