“Kinh doanh thì phải gian xảo” – Câu thành ngữ bị ĐCSTQ bóp méo suốt mấy chục năm qua

07/01/21, 08:54 Cổ Học Tinh Hoa

Hiện nay ở Trung Quốc Đại Lục, hễ nói đến kinh doanh, người ta thường có một lối tư duy đó là “kinh doanh thì phải gian xảo”, và “không gian xảo thì không phải kinh doanh”. Cứ như thể ai kinh doanh cũng đều gian dối, không gian dối thì không trở thành doanh nhân được vậy. Quan niệm về kinh doanh này không phải đã tồn tại từ thời cổ đại, mà là dưới sự thống trị của ĐCSTQ, đặc biệt là sau khi “cải cách mở cửa” mới xuất hiện. 

đạo kinh doanh
Cổ nhân rất coi trọng đạo đức trong kinh doanh, không như những gì mà người hiện đại vẫn nghĩ. (Ảnh qua vandieuhay)

Quan niệm này được hình thành là do đạo đức xuống dốc, lòng người không còn trung thực. Dưới bối cảnh xã hội khi mà việc theo đuổi danh vọng, và lợi ích đã trở thành mục tiêu chính của cuộc đời, rất nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận khổng lồ đã làm ra các loại hàng giả, hàng kém chất lượng tràn ngập thị trường, hơn nữa còn tìm mọi cách lợi dụng kẽ hở pháp luật để trốn thuế. 

Dân chúng vì nhiều lần bị các doanh nghiệp có lòng dạ đen tối lừa dối đã vô cùng căm hận. Sau đó, thêm vào sự cố ý gây nhầm lẫn của giới văn học hoặc phương tiện truyền thông của ĐCSTQ, người ta đã vô tình tiếp nhận những câu nói “kinh doanh thì phải gian xảo”, “không gian xảo thì không phải kinh doanh”,… mà không còn biết hàm nghĩa thực sự của câu thành ngữ này trong thời cổ đại nữa, thậm chí lâu dần còn cho rằng các thương gia từ xưa tới nay đều như vậy.

Tuy nhiên, trên thực tế, từ thời cổ đại, câu “vô thương bất gian” (kinh doanh thì phải gian xảo) và “vô gian bất thương” (không gian xảo thì không phải kinh doanh), từ “gian” tuy đồng âm nhưng mang một ý nghĩa hoàn toàn khác với cách hiểu của người hiện đại.

Ví dụ, người xưa khi bán lương thực thường dùng đấu và thưng để ước lượng, đấu là dụng cụ đong hình nón, thưng là đồ đựng hình trụ, nên mới có câu “thưng đấu tiểu nhân” (câu thành ngữ để chỉ những người nghèo).Khi cân gạo, người bán sẽ dùng thước gỗ lim hoặc các loại dụng cụ tương tự để gạt phẳng phần gạo cho bằng với miệng thưng, đấu, không nhiều không ít. Nếu không có thước thì người bán sẽ dùng bàn tay để gạt. Một số thương nhân tốt bụng thì hơi cong mu bàn tay lên, lòng bàn tay rỗng một chút, như vậy phần ngọn sẽ đầy hơn, phân lượng cũng nhiều hơn một chút, để người mua được lợi.

Đây chính là hàm nghĩa của câu “không gian xảo không phải là kinh doanh” và “kinh doanh thì phải gian xảo” trong thời cổ đại. Ở đây “gian” có nghĩa là khi bán hàng thì thêm cho khách một chút, làm lợi cho khách từ đó lấy được lòng của khách hàng. 

Hoặc là trong kinh doanh vải, người ta thường đo dư thêm ba tấc cho khách, kể cả bán dầu hay rượu cũng đều thêm một ít,… đều là thể hiện của “kinh doanh thì phải gian xảo”. Mà một doanh nhân hay thêm cho người mua chắc chắn là một doanh nhân tốt bụng và trung thực. Và hành vi nhường lợi “kinh doanh thì phải gian xảo” là nguyên tắc vàng mà các thương gia cổ đại tuân theo và là bí quyết thành công của họ. 

Mặc dù cũng có những thương nhân không tuân theo nguyên tắc này trong thời cổ đại, nhưng không phải là số nhiều. Đã có rất nhiều thương nhân lương thiện, trung thực và đáng tin cậy trong suốt các triều đại, như một số ví dụ dưới đây.

Ông tổ Nho thương Tử Cống

Tử Cống là một trong 72 đệ tử nổi tiếng nhất của Khổng Tử và là Nho sĩ đầu tiên khởi nguồn nền kinh doanh ở Trung Quốc. Ông là người khoáng đạt, ngay thẳng và rất thích làm việc thiện, ông theo học Khổng Tử từ năm 25 tuổi và có lý giải vô cùng sâu sắc về tư tưởng của Nho giáo với các nguyên lý chính là “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”.

Sau khi học xong, Tử Cống ra làm quan, nhưng sau đó chuyển sang kinh doanh. Khổng Tử cho rằng “Lợi giả, nghĩa chi hợp dã”, tức là chữ “lợi” được Nho giáo nhấn mạnh là sự thống nhất của lợi ích tự thân, với lợi ích quần thể và xã hội. Mà Tử Cống chính là lấy tư tưởng Nho gia để chỉ đạo và xử lý các hoạt động kinh doanh của mình, ông không bao giờ vì tư lợi mà khiến người khác phải chịu tổn thất. Đồng thời giữ vững các nguyên tắc “Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” trong kinh doanh. Kết quả là công việc kinh doanh của Tử Cống đã gặt hái được nhiều thành công lớn.

Cụ thể, Tử Cống có tài năng phi thường về mặt kinh doanh, Ông biết “tùy thời mà biến”, dựa theo tình hình, điều kiện cung cầu thị trường khác nhau để tạo ra lợi nhuận, do đó Khổng Tử nhận xét rằng Tử Cống là người giỏi suy đoán giá cả thị trường, hơn nữa còn dự đoán rất chuẩn xác. 

Quan điểm kinh doanh của Tử Cống là: Nếu có ngọc bích đẹp trong tủ, nên đợi đến khi được giá tốt thì mang ra bán thay vì cứ cất giữ mãi. Ông cũng cho rằng giá cả hàng hóa phụ thuộc vào quan hệ giữa cung và cầu, đồng thời đưa ra lý luận “của hiếm thì quý”.

Sau khi thu được lợi nhuận lớn, Tử Cống còn giúp đỡ dân chúng khắp nơi, thực hiện lý tưởng giúp đời của Nho gia, đồng thời truyền bá tư tưởng Nho giáo. Vì tài năng đặc biệt trong kinh doanh, nên sau này ông được gọi là thủy tổ thương nhân Nho giáo của Trung Quốc.

“Thương Thánh” Bạch Khuê nói về “thuật nhân từ” trong kinh doanh

tín nghĩa kinh doanh
Người xưa trong kinh doanh luôn đặt tín nghĩa lên trên lợi ích. (Ảnh qua tinhhoa)

Vào thời Chiến Quốc, cũng xuất hiện một đại thương nhân khác là Bạch Khuê. Ông từng là thừa tướng của nước Ngụy, đồng thời từng dùng tài trị thủy của mình để giải tỏa lũ sông Hoàng Hà trong kinh thành. Sau này ông từ bỏ công việc triều chính, bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, và đạt được không ít thành tựu lớn.

Hướng kinh doanh của Bạch Khuê chủ yếu là buôn bán nông sản, nguyên liệu và sản phẩm thủ công nông thôn với số lượng lớn. 

Trong “Sử ký – Hóa thực liệt truyện” kể rằng: Bạch Khuê thích quan sát sự thay đổi của giá cả thị trường nông sản cũng như các sản phẩm phụ và sự thay đổi giá cả qua các năm, đồng thời tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú. Nếu năm đó được mùa mà năm sau là năm đại hạn, thì ông sẽ thu mua một lượng lớn ngũ cốc để cất trữ, kể cả hàng hóa dư thừa và giá thấp, ông cũng sẽ mua về để trong kho, đợi đến khi hàng hóa không đủ, giá cả và nhu cầu tăng cao, thì lại bán ra. 

Về nguyên tắc kinh doanh, Bạch Khuê dựa vào “Nhân khí ngã thủ, nhân thủ ngã dữ” (người bỏ ta lấy, người cần ta bán). Nghĩa là khi nông dân bán số lượng lớn ngũ cốc vào mùa thu hoạch hoặc năm được mùa thì nên mua dự trữ, rồi bán những thứ cần thiết như tơ lụa, đồ sơn mài cho nông dân có nhiều tiền, còn năm mất mùa, hay thời kỳ giáp hạt thì đem lương thực bán ra. Đồng thời, thu mua nguyên liệu và sản phẩm thủ công tồn đọng để dự trữ.

Dữ” mà Bạch Khuê nói là mang lại lợi ích thiết thực cho mọi người. Khi một số mặt hàng không thể tiêu thụ được, ông sẽ mua với giá cao hơn những chỗ khác, khi thị trường thiếu lương thực, ông lại bán với giá thấp hơn nơi khác. 

Như vậy với phương thức kinh doanh này, Bạch Khuê không chỉ thu được lợi nhuận to lớn, mà còn có thể điều tiết một cách khách quan cung, cầu và giá cả hàng hóa, đồng thời bảo vệ lợi ích của người nông dân, người làm thủ công và người tiêu dùng nói chung ở một mức độ nhất định, phương thức này được Bạch Khuê gọi là “thuật nhân từ”.

Bạch Khuê cho rằng là một nhà kinh doanh nên có đầy đủ bốn phẩm chất “trí, nhân, dũng, cường”. Ông từng nói: “Ta kinh doanh làm giàu giống như Y Doãn và Lã Thượng, mưu lược như Tôn Tử, dùng binh đánh trận như Ngô Khởi và thúc đẩy cải cách chính trị như Thương Ưởng. Do đó, nếu trí tuệ của một người không đủ để có thể tùy cơ ứng biến, lòng dũng cảm không đủ để đưa ra quyết định, lòng nhân từ không đủ để đưa ra lựa chọn đúng đắn, và sự kiên cường không đủ để giữ vững lập trường, mà lại muốn học thuật kinh doanh làm giàu của ta, thì ta sẽ không dạy cho anh ta.

Chính vì tầm nhìn và tư chất của Bạch Khuê mà khi kinh doanh, ông luôn nghĩ cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao danh tiếng kinh doanh và lợi nhuận của mình. Ví dụ, ông đã cung cấp cho nông dân những hạt giống tốt, điều này không chỉ giúp nông dân tăng sản lượng, mà còn mang lại lợi nhuận cho chính việc làm ăn của mình và được lòng dân.

Những việc làm của Bạch Khuê đã ảnh hưởng đến rất nhiều doanh nhân thời bấy giờ và cả sau này, họ lấy ông làm tấm gương và chú trọng đến “thuật nhân từ” trong kinh doanh. Vì vậy, người đời gọi Bạch Khuê là “Ông tổ thương nhân Trung Quốc” hay “Đệ nhất thương nhân Trung Quốc”. Vào năm Tống Cảnh Đức thứ 4, Hoàng đế Chân Tông phong cho Bạch Khuê là “Thương Thánh”, từ đó nhân dân đã xây dựng đền thờ và lập bài vị Thần để thờ cúng ông.

Kiều Trí Dung nhà kinh doanh lớn đời Thanh không kiếm tiền mập mờ

quân tử
Chỉ người quân tử chú trọng đạo đức, không buôn gian bán lận, mới thật sự kiến khách hàng tín phục. (Ảnh qua giadinhviet)

Các thương nhân Sơn Tây vào cuối triều đại nhà Thanh sớm đã nổi danh khắp thiên hạ, đặc biệt là Kiều Trí Dung. Kiều Trí Dung sinh vào năm Gia Khánh thứ 23 của triều đại nhà Thanh (1818) và mất vào năm Quang Tự thứ 33 (1907). Thuở nhỏ ông thích đọc sách, sau khi đỗ tú tài, từng có tham vọng theo đuổi học vị cử nhân và tiến sĩ. Nhưng số phận khó có thể thay đổi, vì người anh cả và cha lần lượt qua đời, nên Trí Dung buộc phải từ bỏ con đường Nho học để dấn thân vào kinh doanh.

Với tài trí mưu lược kiệt xuất, phạm vi kinh doanh của Kiều Trí Dung trải rộng khắp các cảng thương mại lớn cùng các bến tàu, và trên đất liền, nổi tiếng nhất là ngân hàng Đại Đức Thông và Đại Đức Hằng của Kiều gia. Kiều Trí Dung trở thành một thương nhân tầm cỡ lớn vào thời gian đó.

Thành công của Trí Dung là ở chỗ ông rất coi trọng “đạo đức”, và triết lý kinh doanh của ông là: “Nhất tín, nhị nghĩa, tam lợi”. Ông đặt chữ “tín” lên hàng đầu, sau đó là chính nghĩa, cuối cùng mới là lợi ích. Trong các lời giáo huấn thường ngày của mình, Trí Dung cũng nhiều lần nhấn mạnh nguyên tắc “Người bỏ ta lấy, lời ít bán nhiều, giữ gìn uy tín và không gian dối”. Tức là phải lấy lòng khách hàng bằng chữ tín, không được dùng thủ đoạn để lừa người, càng không được đặt “lợi ích” lên hàng đầu để kiếm tiền bất chính. 

Chính vì thế mà ngân hàng của Kiều gia có thể chiếm được lòng tin của người dân và chính phủ trong tình hình xã hội rối ren và rủi ro tín dụng lớn.

 Kiều Trí Dung thân là cự phú, cũng là một thương nhân thích làm việc thiện, hay giúp đỡ người nghèo. Không chỉ đóng góp tiền của để giúp đỡ người dân trong những năm thiên tai, mà còn nỗ lực hết mình để giúp đỡ bất cứ ai gặp khó khăn. Nghe nói khi Kiều gia mở kho lương phát cháo, cháo ắt phải đặc. Đặc đến mức nào? Đặc đến mức khăn có thể bọc được, khi mở ra cũng không bị phân tán, dày đến nỗi khi cắm đũa vào bát cũng không bị đổ.

Ngoài ra, để giúp đỡ dân làng, đến mùa ruộng, Kiều gia đều buộc ba con trâu trước cửa để ai cần cày ruộng thì mang đi và trả lại vào buổi tối là được. 

Chính vì những việc làm tốt của gia đình Trí Dung, nên trong thời kỳ “Cách mạng Văn hóa”, những người dân đều không nỡ đập dù chỉ là một viên gạch trong khuôn viên của Kiều gia, vì không ai muốn mang tiếng vong ân phụ nghĩa (vào thời Cách mạng văn hóa, những gia đình giàu có sẽ bị Đảng cộng sản Trung Quốc coi là thành phần tư bản phải chịu sự khinh bỉ và loại bỏ). Đây cũng là lý do tại sao ngày nay chúng ta vẫn có thể thấy đại viện của gia đình Kiều Trí Dung còn nguyên vẹn không hề hư hại.

Thương gia trung thực đương đại

xã hội
Xã hội phồn vinh trù phú không phải nhờ vào việc người ta chạy theo lợi mà quên nghĩa. (Ảnh qua trithucvn)

Trong xã hội ngày nay, tuy lòng người không còn chân thành, thói đời xuống dốc, nhưng vẫn tồn tại một nhóm doanh nhân có tín ngưỡng, kiên trì giữ vững sự trung thực trong kinh doanh. Nhiều ví dụ đã được đăng trên website: Minghui.com.

Ví dụ, trong một bài viết đăng vào tháng 6/2012, có nhắc đến hai vợ chồng nhà Trịnh Tường Tinh là chủ một cửa hàng điện ở quận Đường Hải, tỉnh Hà Bắc, từ trước tới nay không bao giờ bán hàng giả hoặc hàng kém chất lượng, rất hòa ái, thân thiện với khách hàng và luôn giao hàng đến tận nơi. 

Họ chịu trách nhiệm lắp đặt và sửa lỗi Tivi mà họ bán cho đến khi khách hàng hài lòng mới thôi, do đó họ luôn nhận được những lời khen ngợi từ mọi người. Vì buôn bán trung thực nên việc làm ăn của hai vợ chồng ngày càng phát triển thuận lợi. Trong nông trường thứ mười và nông trường thứ mười một, mọi người đều nói rằng họ mua xe điện và tủ lạnh ở nhà Trịnh Tường Tinh, vì gia đình anh từ trước tới nay không bán đồ giả, hơn nữa còn sửa xe miễn phí cho mọi người. Vì rằng những điều mà hai vợ chồng đang học là “Chân, Thiện, Nhẫn”, mua đồ từ nhà anh ấy rất yên tâm.

Vào ngày 2/9/2012, trên minghui.com cũng đăng một câu chuyện về Hoàng Mỹ Linh, một doanh nhân đến từ thành phố Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến. Cô là một thương nhân kinh doanh đường ăn. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, cô đã nghiêm khắc hành xử theo nguyên lý  “Chân, Thiện, Nhẫn” trong công việc. 

Một lần, khi đối chiếu các tài khoản, cô Hoàng phát hiện khách hàng đã trả dư 10.000 nhân dân tệ. Sau khi xác minh, cô lập tức gọi điện cho khách hàng và đem tiền trả lại cho anh ta. Người khách hàng này đã vô cùng cảm động, còn nói rằng, bây giờ kiếm đâu ra người tốt như cô nữa! Tình huống này cũng đã xảy ra nhiều lần, có lúc khách trả dư 2.000, có lúc thì dư vài trăm nhân dân tệ, cô Hoàng đều chủ động hoàn trả lại từng người một, vì vậy họ rất vui, rất tin tưởng cô và tất cả đều thích mua hàng của cô.

Một ví dụ khác, vào ngày 16/3/2015, một chủ cửa hàng trực tuyến ở Trung Quốc Đại Lục đã kể lại câu chuyện về cách bản thân tuân theo các nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” trong công việc kinh doanh của mình. Anh ấy thường giới thiệu đúng sự thật về thời gian sử dụng của hàng hóa, cho phép khách hàng cân nhắc xem có nên mua hay không, tùy theo chất lượng của hàng mà lấy tiền bấy nhiêu, giá cả đều đúng như mặt hàng. Có một lần khách hàng đã chụp lại hàng của anh và phàn nàn về hàng, nhưng anh đã kiên trì giải thích từng ưu điểm và nhược điểm của mặt hàng một cách rõ ràng. Khách hàng đã rất xúc động, nên đã nói: “Việc làm ăn của bạn sẽ ngày càng tốt!

Hàn Quốc là một quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Nho giáo Trung Hoa, họ từng quay một bộ phim truyền hình nhiều tập có tên là “Thương Đạo”, kể về việc khi Lin Shangwo, nhân vật chính của bộ phim bước chân vào con đường kinh doanh, các bậc tiền bối đã khuyên anh rằng: “Cái gọi là kinh doanh, mục đích không phải là kiếm tiền mà là thu được lòng người; cũng không phải đạt được lợi nhuận mà chính là đạt được nhân tâm. Thu được lòng người, đắc được nhân tâm, mới chính là kinh doanh, đến lúc đó tiền bạc sẽ tự nhiên mà tới”.

Vài năm sau, trải qua biết bao thăng trầm trong kinh doanh, cuối cùng Lin Shangwo đã trở thành một doanh nhân giàu có và thành đạt, anh đúc kết kinh nghiệm của mình trong kinh doanh như sau: “Một người làm ăn chân chính không nên theo đuổi cái gọi là lợi ích, mà cái cần theo đuổi là chính nghĩa”, “coi tài vật như nước, làm người thì cần ngay thẳng như cân”.

Thật vậy, những doanh nhân chân chính đều coi “nghĩa lớn hơn lợi”, mà những câu chuyện như vậy trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Hoa lưu lại vô cùng nhiều.

Tài liệu tham khảo:
Luận ngữ
• Sử Ký – Hóa thực liệt truyện
• Minghui.org

Thế Di

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x