Kịch bản nào cho nước Mỹ nếu Joe Biden đắc cử Tổng thống?
Cuộc bầu cử năm 2020 của nước Mỹ đang đến rất gần, sau lần tranh luận đầu tiên của Tổng thống Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden, phần thắng có vẻ như đang nghiêng về ông Trump, nhưng chưa đến cuối thì mọi chuyện vẫn chưa thể ngã ngũ. Mọi người có thể sẽ hỏi, nếu ông Joe Biden và ứng cử viên phó tổng thống Kamala Harris đắc cử thì nước Mỹ sẽ như thế nào?
Trong cuộc tranh luận đầu tiên với Trump, Biden đã khiến người ta bất ngờ khi nói rằng bản thân “không tán thành Green New Deal”, “không tán thành việc chăm sóc sức khỏe toàn dân”, rằng ông “đã đánh bại Bernie Sanders” v.v. Liệu ông ta có duy trì lập trường ở vị trí trung gian hay không? Ông ta phải chăng đang cố tỏ ra bí ẩn?
Tân Điềm, người dẫn chương trình của kênh Youtube “Tiến vào nước Mỹ” (Engage America), đã mời Giáo sư Victor Hanson, một nhà nghiên cứu thâm niên tại Viện nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford, đến để phân tích sâu hơn về vấn đề này. Giáo sư Hanson là một học giả về lịch sử quân sự và cổ điển. Các bài bình luận của ông đã được đăng trên hàng trăm phương tiện truyền thông ở Mỹ.
Kịch bản cánh tả: Từ chủ nghĩa tiến bộ mềm đến chủ nghĩa Cộng sản
Giáo sư Hanson cho rằng, Hoa Kỳ có hiến pháp, Quốc hội có hai đảng, có hệ thống tam quyền phân lập: Lập pháp, tư pháp và hành pháp, cũng như các đoàn thể tôn giáo lớn và quyền sử dụng súng theo Tu chính án thứ hai v.v. Những điều này có thể khởi tác dụng hạn chế rất lớn đối với phe cực tả sau khi họ lên nắm chính quyền. Mặc dù vậy, Hoa Kỳ đã đang trong giai đoạn đầu tiên của khuynh hướng thiên về phe cánh tả.
Nhìn lại lịch sử, những gì Mao Trạch Đông đã nói và làm trong cuộc Nội chiến Trung Quốc cuối những năm 1940 về cơ bản là khác với những gì ông ta làm sau này; Những gì kẻ độc tài Cuba Castro đã nói khi còn ở trên núi cũng khác so với những gì ông ta làm sau khi lên nắm quyền.
Lúc đầu, họ biểu hiện rất ôn hòa, đề xướng chủ nghĩa bình đẳng, chủ trương tự giác tự nguyện. Sau khi lên nắm chính quyền, họ bắt đầu loại bỏ những người bất đồng chính kiến, thực thi chế độ độc tài, và dùng bạo lực để đàn áp dân chúng. Tất nhiên, Hoa Kỳ vẫn chưa đi đến bước đó.
Ở Trung Quốc vào cuối những năm 1940, rất nhiều người đã ngây thơ tin rằng Tưởng Giới Thạch tham nhũng, và Mao Trạch Đông sẽ tiến hành cải cách ruộng đất cho họ. Mao miêu tả cải cách ruộng đất như một xã hội chủ nghĩa lý tưởng theo cách viển vông, người dân Trung Quốc căn bản là không hiểu điều đó. Điều này cũng đúng với Lenin, lúc đó người Nga đã chán ngấy sự cai trị của Nga hoàng, họ cảm thấy Nikolai quá nhu nhược, và có lẽ Lenin có thể dẫn dắt họ đến với dân chủ.
Những người theo phe cánh tả trước khi giành được quyền lực, họ sẽ không nói rằng họ theo phái cực tả. Điều này có thể được nhìn ra từ Biden. Biden chưa bao giờ nói rằng ông ta sẽ đình chỉ khai thác đá phiến dầu, ông ta nói rằng đó là câu của Alexandria Ocasio-Cortez (AOC) và Sanders; ông ta chưa bao giờ nói sẽ mở rộng Tòa án Tối cao, nói đó là lời của AOC và Sanders; ông ta chưa từng nói rằng sẽ chấm dứt chế độ đại cử tri đoàn, nói rằng đó là do AOC và Sanders nói; ông ta cũng chưa nói rằng sẽ bãi bỏ chính sách đối với Trung Quốc hiện tại, và quay trở lại chính sách ủng hộ ĐCSTQ như trước đây.
Đây chính là kịch bản của phe cánh tả. Người Mỹ luôn luôn rất ngây thơ, họ nhìn thấy Antifa và nói rằng, đó chỉ là một nhóm thanh niên và có thể có chút hơi khác thường. Nhưng chúng ta biết rằng họ có tổ chức và có rất nhiều quỹ, họ tin vào chủ nghĩa Marx, muốn gây hỗn loạn xã hội và can thiệp vào cuộc bầu cử. Đảng Dân chủ rõ ràng cũng biết điều này, nhưng lại cho phép nó diễn ra ở các bang xanh (các bang do Đảng Dân chủ kiểm soát), vì họ thấy nó hữu ích cho cuộc bầu cử.
Nếu có ai đó phản đối Antifa và BLM, sẽ bị coi là hoang tưởng. Bởi vì người Mỹ rất cởi mở và ngây thơ, họ chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy những người theo chủ nghĩa xã hội cực tả đó sẽ biến thành những kẻ giết người theo chủ nghĩa Cộng sản như thế nào, và họ cũng không ý thức được sự biến hóa này sẽ nhanh ra sao.
Cũng giống như ở Trung Quốc, nếu trong những năm 1946-1947, bạn nói với những người đứng cùng chiến tuyến với Mao Trạch Đông rằng, “30 hay 40 năm sau sẽ có 70 triệu cái chết bất thường dưới chế độ do Mao cai trị”, sẽ không ai tin điều đó.
Nếu có ai nói với người Liên Xô rằng, “các bạn có thể cảm thấy Lenin không tệ, đồng ý với lý luận của ông ấy, nhưng khi người kế nhiệm Stalin lên nắm quyền, sẽ có 25 triệu người chết”; khi nhà lãnh đạo Cuba Batista nắm quyền, mọi người không được đối xử tốt lắm, nhưng không có các vụ giết người, nếu bạn nói với họ rằng, “sau khi Castro lên nắm quyền, ông ta sẽ kéo 25.000 người trong số các bạn ra giết, các bạn phải lên thuyền thoát thân đi”, sẽ không có ai tin cả. Người ta không tin những kẻ độc tài này sẽ làm đến mức độ như vậy.
Đây chính là tư duy của chủ nghĩa Cộng sản. Kịch bản của chúng chính là thế này, từ trước đến nay luôn luôn là như vậy. Tôi gọi nó là chủ nghĩa chuyên chế mềm, hay chủ nghĩa xã hội mềm, hoặc chủ nghĩa tiến bộ mềm, và cuối cùng nó sẽ phát triển thành chủ nghĩa Cộng sản.
Phe cực tả đã ‘bắt cóc’ Đảng Dân chủ
Mọi người có thể vẫn nhớ, tại cuộc tranh luận đầu tiên giữa 2 tổng thống vào ngày 29/9, Trump đã ép hỏi Biden nhìn nhận Antifa như thế nào? Tại sao chưa bao giờ công khai lên án những người ủng hộ BLM? Tại sao lại dung túng cho nạn cướp bóc và bạo lực ở các bang và thành phố do đảng Dân chủ kiểm soát? Biden trả lời, “Antifa” chỉ là một khái niệm. Nhưng khái niệm đó là cái gì?
Antifa là một tổ chức theo chủ nghĩa Cộng sản, tên gọi này xuất phát từ chủ nghĩa cộng sản châu Âu vào những năm 1930. BLM là một tổ chức được thành lập bởi ba phụ nữ tin vào chủ nghĩa Marx. Chúng ta biết kế hoạch của họ, họ chính là muốn tạo thành trạng thái xã hội hỗn loạn và vô chính phủ. Mà đảng Dân chủ đã bị bắt cóc bởi những người như AOC phe cánh tả cùng với cái gọi là “băng đảng 4 người”, hoặc như Sanders theo chủ nghĩa xã hội.
Biden giống như một quả khinh khí cầu
Như vậy, Biden tranh cử tổng thống rốt cuộc là chuyện thế nào? Giáo sư Hanson cho rằng Biden được phe cực tả coi như một lớp da ngoài, giống như tấm ván mỏng trang trí trên bề mặt gỗ. Phe cực tả lợi dụng sự hỗn loạn của xã hội để chứng minh rằng đa phần mọi người đều không thích Trump. Họ sử dụng đám đông giận dữ, cháy rừng, đốt phá, trộm cướp, dịch bệnh, v.v. để làm loạn xã hội.
Đảng cực tả nói với đám đông đường phố rằng: “Tiếp tục làm đi, tiếp tục làm đi”. Mọi người sẽ nghĩ, muốn tất cả những thứ này biến mất. Thế là Biden bước ra và nói, “Tôi có thể làm cho những thứ này biến mất”.
Nếu Biden đắc cử, thời gian ông ta tại vị sẽ không dài. Không sớm thì muộn, Phó Chủ tịch Kamala Harris sẽ trở thành Tổng thống, và kế hoạch của phe cực tả sẽ được thực hiện. Những gì đám đông giận dữ muốn, bao gồm tăng thuế cho người giàu, 70% thuế thu nhập, mở rộng Tòa án tối cao, v.v. phe cực tả đều sẽ giúp họ thực hiện. Vậy nên đánh đập và cướp bóc sẽ không kết thúc, nó sẽ cứ tiếp tục như thế. Đây chính là lý do Biden không thể nói ra nguyên nhân tại sao ông ta có thể “dừng những thứ bạo lực này lại”.
Biden không thể kêu gọi chấm dứt bạo lực đường phố, ông ta cũng không thể yêu cầu các thống đốc thực thi luật. Yêu cầu các công tố viên địa phương ở Portland, Seattle, Chicago, Minneapolis và các thành phố khác tống giam những kẻ đốt phá, cướp bóc và truy tố họ, Biden không làm được. Nếu làm, ông ta sẽ mất đi sự ủng hộ của phe cánh tả.
Những kẻ theo chủ nghĩa Marx đều giống nhau, giỏi tạo ra hỗn loạn. Chúng chỉ có một số ít người. Chúng nói với tầng lớp trung lưu Mỹ rằng chúng sẽ dập tắt được bạo loạn, chỉ cần để chúng có quyền thực hiện các chính sách của mình, chúng sẽ đối xử tốt với tầng lớp trung lưu. Thực tế, chúng mới là những kẻ khởi xướng bạo loạn.
Biden giống như một quả khinh khí cầu. Những người theo phe cánh tả thổi phồng ông ta lên, mang theo bên dưới là chủ nghĩa Marx. Nhiệm vụ của ông ta là bay đến đích của cuộc bầu cử, và ngày thứ hai sau khi kết quả bầu cử được công bố, họ sẽ xì hơi ông ta. Cho đến ngày 3/11, mỗi người trong số họ đều sẽ nói rằng Biden thực sự không tệ, rất khỏe mạnh, hoàn toàn có thể theo được. Vì virus, ông ta chỉ có thể phỏng vấn trực tuyến qua Zoom.
Một khi ông ta được bầu, cùng một nhóm người đó sẽ tiết lộ bí mật cho “New York Times” rằng: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi sức khỏe của Biden không ổn định như vậy, chúng tôi hoàn toàn không biết thân thể ông ấy có vấn đề. Vấn đề này rất nghiêm trọng, chúng ta có thể cần phải chiểu theo Tu chính án thứ 25 để cho Kamala Harris lên làm tổng thống”.
Phe cực tả tại sao lại phản đối Trump?
Giáo sư Hanson nói, ông Trump khiến phe cực tả sợ hãi, bởi vì các chính sách kinh tế của ông rất có lợi cho tầng lớp trung lưu. Trump nói với những nhóm người yếu thế, chủ yếu là người Mexico và người châu Phi rằng chủng tộc không quan trọng, đẳng cấp mới là quan trọng hơn. Chỉ cần đàm phán lại hiệp định thương mại với ĐCSTQ, mang công việc trở lại Hoa Kỳ, không có lý do gì nước Mỹ không thể tìm lại sức mạnh kinh tế của mình và giúp đỡ tất cả mọi người.
Một khi người ta trở nên giàu có và an toàn, họ sẽ không quá chú ý đến chủng tộc của họ nữa. Người ta phụ thuộc vào chủng tộc của mình, là vì họ không thấy an toàn về kinh tế, hoặc là có cảm giác nguy cơ. Là một doanh nhân, Trump tin rằng sự giàu mạnh về kinh tế sẽ có tác dụng giúp đỡ rất lớn, đây là một lợi thế độc nhất của Hoa Kỳ. Vậy nên đừng hãm vào tâm thái nạn nhân, luôn than phiền rằng mình không được chỗ tốt gì.
Cách nghĩ của ông Trump là rất rộng lớn, ông ấy muốn sửa đổi các hiệp định thương mại và chính sách công nghiệp hóa, đóng cửa biên giới để ngăn người nhập cư bất hợp pháp; đồng thời để các doanh nghiệp có thêm cơ hội kinh doanh và thuê thêm nhân viên.
Khi nhu cầu về nhân viên lớn, các nhà tuyển dụng đương nhiên sẽ nghĩ đến những người Mỹ gốc Phi trẻ tuổi mà họ đã xem nhẹ trước đây. Điều này có thể giúp người Mỹ gốc Phi ở các thành phố nội địa có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 17% có được việc làm, và kiếm được phẩm giá cá nhân thông qua lao động, thay vì dựa vào phúc lợi để xin tiền. Đây là lý tưởng và kế hoạch của Trump, nhưng đã bị phá vỡ bởi virus ĐCSTQ, kinh tế đình trệ và bạo loạn xảy ra khiến cho xã hội càng loạn hơn.
Tất nhiên cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ vẫn còn, mặc dù phe cánh tả rất không thích điều đó. Họ không thích câu nói của Trump, “Chúng tôi là những người lập quốc vào năm 1776, chúng tôi không muốn xúi giục trẻ em và người da trắng ăn năn vì màu da của họ”.
Cách nói của phe cánh tả: Đa dạng hóa và tự kiểm tra
Giáo sư Hanson nói rằng, phe cánh tả cũng không thích Trump khi không thấy ông nói “đa dạng hóa và tự kiểm tra”, giống như trong một trại lao động ở Bắc Triều Tiên. Rất nhiều người đến từ Trung Quốc đại lục vẫn còn nhớ tình cảnh trong cuộc Đại cách mạng văn hóa. Trong thời đại Mao, phe cực tả đã tạo ra một chiếc mũ cực đoan, đội lên tất cả những người trí thức và thành đạt, cho phép dân chúng xúc phạm, thậm chí làm tổn thương họ. Nước Mỹ chưa quá cực đoan nhưng cũng đang phát triển theo hướng đó, có thể thấy xu hướng này trong thuyết đa dạng hóa.
Cái gọi là thuyết đa dạng hóa, chính là đòi hỏi những người thành công, hoặc những người có ảnh hưởng trong chính quyền, phải thừa nhận rằng bản thân họ không quá minh bạch, hoặc che giấu sự kỳ thị một cách tinh vi, hoặc là có ý nghĩ phân biệt chủng tộc một cách có hệ thống, và giải thích sai lầm của bản thân mình. Điều này có liên quan đến sự nghiệp, thậm chí là vấn đề mạng sống.
Vào thời đại của Mao, mọi người làm bất kì việc gì đều phải thú nhận sai lầm, bởi vì họ biết rằng nếu họ không thú nhận, họ không chỉ mất việc, mà thậm chí tính mạng của bản thân và con cái có giữ được hay không vẫn còn là vấn đề.
Giáo sư Hanson đã giảng dạy tại Đại học Stanford và nhiều trường đại học khác, hầu như ngày nào cũng đều nhìn thấy hiện tượng này. Trưởng khoa hoặc trợ lý trưởng khoa thường gửi thông báo yêu cầu các giáo sư tham gia “bồi dưỡng đa dạng hóa”, hoặc yêu cầu họ giải thích và chú ý vào điều gì đó.
Những cái gọi là thú nhận đó không có căn cứ chân thực. Giống như hiệu trưởng của trường Đại học Princeton đã viết một bức thư, nói rằng đã luôn có sự phân biệt chủng tộc một cách hệ thống trong lịch sử của trường này, nhưng ông không hề cho biết chi tiết cụ thể. Mà để có được tài trợ liên bang, các trường học phải có được sự chứng nhận của các tổ chức phi lợi nhuận, chứng minh rằng trường học không dung thứ cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Chính phủ phân phát hàng triệu đô la cho các trường học mỗi năm, nhưng nếu trường học đó có sự phân biệt chủng tộc, chính phủ liên bang sẽ hủy bỏ tài trợ.Thế là Đại học Princeton nhanh chóng phủ nhận và nói: “Không, không, chúng tôi không có việc này, cái chúng tôi đề cập đến là bầu không khí mà chúng tôi đang chống lại”. Chính quyền hồi đáp rằng, dù tình trạng này có tồn tại hay không, nếu trường học của ông không tuân thủ quy định, cho phép chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tồn tại, trường của ông sẽ không nhận được tài trợ. Cách nói này của cánh tả chỉ là thủ đoạn dọa người để tham gia vào chính trị mà thôi.
Giáo sư Hanson, với tư cách là một học giả nổi tiếng của Viện Hoover, tin rằng Hoa Kỳ hiện đang ở giai đoạn đầu của phái cực tả hoặc chủ nghĩa xã hội. Nếu điều này tiếp diễn, không bao lâu nữa có thể sẽ chính là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản. Nếu những gì ông ấy nói là đúng, thì cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ lần này, đối với những người Trung Quốc đã trốn khỏi xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc và đến nước Mỹ mà nói, thì việc họ bỏ phiếu cho ai sẽ là điều rất quan trọng.
Minh Huy
Theo soundofhope.org