Khương Tử Nha – Người tu đạo lưu danh thiên cổ

25/05/18, 16:47 Cổ Học Tinh Hoa

Khương Tử Nha thường được người đời nay biết đến qua truyện Phong thần diễn nghĩa thời nhà Minh. Ông không phải là nhân vật hư cấu, mà còn sống đến 139 tuổi, lưu danh thiên cổ.

Khương Tử Nha là nhân vật có thực, sống đến 139 tuổi, lưu danh thiên cổ. (Ảnh: ĐKN)

Khương Tử Nha họ Khương, tên Thượng, tự là Tử Nha, tổ tiên của ông từng được ban cho đất “Lữ”, xưa còn gọi là “Lữ Thượng”. Ông là khai quốc công thần của nhà Tây Chu, người sáng lập nên văn hóa Tề, còn là một nhà chiến lược, nhà quân sự và nhà chính trị . Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, Binh gia khắp nơi đều xem ông là người cùng tư tưởng, người xưa tôn ông là “Bách gia tông sư”.

Thuở thiếu thời bần cùng khốn khó, 72 tuổi xuống núi.

Khương Tử Nha khi còn chưa phò tá Chu Văn Vương, cuộc sống của ông vô cùng khốn khó, nghèo túng lận đận. Năm 32 tuổi, bởi triều nhà Thương chiến trận không dứt, để tránh nạn, ông chạy lên núi tu đạo, trải qua 40 năm khổ tu, mãi đến năm 72 tuổi mới xuống núi.

Sau khi xuống núi, vì đã lớn tuổi lại không có nghề nghiệp, chỉ đành tạm thời nương nhờ nhà của những người bạn. Để mưu sinh, ông từng đan giỏ trúc hoặc xay lúa mì thành bột đem đến chợ bán, cũng từng mở một tiệm cơm, bán bò ngựa lợn dê, làm nghề xem bói cho người ta…, thế nhưng chẳng được bao lâu thì lại thất bại, thế nên thường bị vợ chê cười châm chọc.

Sau đó, ông từng giữ chức đại phu cho Trụ Vương, thế nhưng Trụ Vương ham mê tửu sắc, tàn bạo độc ác, ra lệnh cho ông giám sát xây dựng “Lộc Đài”. Khương Tử Nha nhìn bản vẽ, phát hiện “Lộc Đài” này cao bốn trượng bảy tấc, phía trên là quỳnh lâu điện ngọc, điện các làm mái nhà, hơn nữa dùng mã não làm tay vịn, bảo thạch làm cột trụ.

Khương Tử Nha thấy Trụ Vương đày đọa bách tính như vậy, hoang dâm vô độ, ngày diệt vong không còn xa nữa, liền nói với vợ mình: “Ta không chịu được cảnh muôn dân lầm than. Nương tử! Nàng cùng ta đến Tây Kỳ, sau này sẽ có ngày được tiến thân…”.

Thế nhưng vợ của ông lại chê ông không có bản lĩnh, khó khăn lắm mới có được chức quan nhỏ cũng không làm nổi, nên không chịu đi cùng. Khương Tử Nha chỉ đành một mình chạy đến Tây Kỳ (Tây Kỳ chính là nước Chu sau này).

Khương thái công câu cá, người nguyện mắc câu

Khương Tử Nha câu cá.

Cuối cùng Khương Tử Nha đến được Chung Nam Sơn ở tỉnh Thiểm Tây, thường câu cá ở sông Vị Hà, bởi vì lưỡi câu của ông luôn thẳng, thế nên 3 năm liền đều không câu được con cá nào cả. Thế nhưng kỳ diệu là ở chỗ: sau đó ông không chỉ câu được một con cá lớn, mà còn phát hiện trong bụng cá có một quyển binh thư.

Có một lần, Chu Văn Vương đến vùng Vị Hà săn lợn, gặp được Khương Tử Nha lúc này đã hơn 80 tuổi đang ngồi bên bờ sông câu cá. Sau khi nói chuyện, phát hiện ông là một hiền tài văn thao võ lược mà triều Chu vẫn luôn chờ đợi, ngay sau đó Chu Văn Vương mừng rỡ nói: “Thái công ta đợi ngài đã lâu!”. Thế nên Khương Tử Nha còn được gọi là “Thái Công Vọng” (tức thái công chờ đợi), tục gọi là Khương Thái công. Sau đó ông phò tá Chu Vũ Vương diệt nhà Thương, chiến công liên tiếp, được ban cho đất Tề.

Khương thái công không chỉ xây dựng một triều Chu hoàn chỉnh, hệ thống chính trị chặt chẽ, cũng đã đặt nền móng vững chắc cho bá nghiệp “Hợp chín chư hầu, nhất thống thiên hạ” của Tề Hoàn công và Quản Trọng. Tư tưởng quân sự của ông đều được trình bày và phân tích trong các tác phẩm như “Lục thao”, “Dương phù kinh”, “Thái Công binh pháp”, “Thái Công kim quỹ”. Các nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử như Tôn Vũ, Quỷ Cốc Tử, Hoàng Thạch Công, Gia Cát Lượng, đều tiếp nhận tinh hoa của “Lục thao”, và còn phát huy nó rực rỡ hơn nữa, khiến nó trở nên bất hủ trong lịch sử Trung Quốc.

Thiên Tề chí tôn, danh truyền thiên cổ

Theo sử sách ghi chép, Khương Thái Công sống đến 139 tuổi. Tại sao ông ấy lại có thể sống lâu đến như vậy, mà còn có trí tuệ được dường ấy? Theo nhiều lý giải, người tu luyện sau khi đạt được một cảnh giới nào đó, có thể mở mang trí tuệ, cũng có thể kéo dài tuổi thọ. Khương Tử Nha từng khổ tu suốt 40 năm, không chỉ là kéo dài tuổi thọ, còn có thể hiểu được nhiều đạo lý mà người thường không hiểu, sau đó còn trải qua 10 rèn luyện gian khổ, đến cuối cùng đạt được thành tựu uyên bác, sự nghiệp to lớn lâu dài.

Vì cuộc đời Khương Thái công vĩ đại, phi thường và siêu phàm đến như vậy, có thể nói dường như chỉ có Thần tiên mới làm được, thế nên người Tề thường gọi ông là “Thiên Tề chí tôn”. Đạo gia còn có một truyền thuyết nói ông đã hoàn toàn tu luyện thành tiên. Trong tác phẩm “Phong Thần Diễn Nghĩa” thời nhà Minh càng xác định ông đã được gia nhập vào hàng thần tiên. Hơn nữa các triều đại đều có người lập miếu tự thờ ông, được người đời luôn kính ngưỡng.

Tiểu Minh biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x