Khủng bố trắng: Nỗi ám ảnh cho bất kỳ ai đối kháng chính quyền Trung Quốc

17/10/19, 15:16 Trung Quốc

Hôm 13/10, một bác sĩ đang mua sắm tại Tseung Kwan O đã bị bắt, cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông đã công bố sự việc và thể hiện sự ủng hộ đối với vị bác sĩ này. Truyền thông Trung Quốc lập tức lên tiếng chỉ trích, một động thái được cho là đang tạo ra “khủng bố trắng” lên Hồng Kông.

Ngày 14/10, các y bác sĩ đã tập trung trước tòa trụ sở bệnh viện ở Tseung Kwan O, bày tỏ sự ủng hộ đối với vị bác sĩ bị cảnh sát Hồng Kông bắt hôm 13/10.
Ngày 14/10, các y bác sĩ đã tập trung trước tòa trụ sở bệnh viện ở Tseung Kwan O, bày tỏ sự ủng hộ đối với vị bác sĩ bị cảnh sát Hồng Kông bắt hôm 13/10. (Ảnh: Epoch Times)

Bắt bác sĩ và dọa nạt cơ quan quản lý bệnh viện

Hôm Chủ nhật (13/10) vừa qua, người dân tại nhiều khu vực ở Hồng Kông đã tổ chức các hoạt động biểu tình. Cảnh sát đã tiến hành hoạt động bắt bớ rất nhiều người. Một bác sĩ họ Trương đã bị cảnh sát bắt tại Trung tâm mua sắm PopCorn ở Tseung Kwan O.

“Nhật báo Trung Quốc” ở Malaysia đã đăng bài viết cho biết, bác sĩ Trương sống ở Tseung Kwan O, lúc đi qua trung tâm thương mại, đã lấy điện thoại ra quay chụp lại thời điểm cảnh sát đang bắt người, sau đó ông cũng bị bắt.

Trước tin tức nêu trên, cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông cho biết bệnh viện đã nắm rõ sự tình, đồng thời cũng gửi lời động viên đến bác sĩ Trương. Cơ quan này nói, nếu như bác sĩ Trương vướng vào các hoạt động tố tụng pháp luật, họ hy vọng ông sẽ nhận được sự đối đãi công bằng, ngoài ra nếu có bất kỳ yêu cầu hỗ trợ nào, phía cơ quan quản lý sẽ có những biện pháp hỗ trợ thích hợp, kể cả việc tư vấn về tâm lý và sắp xếp bố trí công tác.

Đáp lại tuyên bố của phía cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông, Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã cho đăng bài viết nói rằng, phản ứng của cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông khiến người ta “không thể tưởng tượng nỗi”, dấy lên những hoài nghi phải chăng phía bệnh viện đang bao che và ủng hộ bạo lực.

Tờ Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc cũng đăng bài chỉ trích động thái này của cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông.

Theo RFA hôm 15/10, một bác sĩ và cũng là nghị viên Hội đồng Lập pháp thuộc đảng Công dân (Civic Party) là Quách Gia Kỳ đã trả lời phỏng vấn nói rằng, cơ quan quản lý bệnh viện Hồng Kông với tư cách là cơ quan chủ quản nên bày tỏ sự quan tâm, trợ giúp nhân viên của mình thì không có gì là đáng trách, trong khi đó cách làm của truyền thông Trung Quốc đã tạo ra “khủng bố trắng”, lôi kéo các cơ quan chủ quản đứng về phía mình thay vì giữ vững lập trường, đây không phải là giá trị hạch tâm của Hồng Kông.

Thời gian gần đây, tình trạng lạm bắt của cảnh sát Hồng Kông ngày càng nổi cộm. Các y bác sĩ bệnh viện tại Tseung Kwan O nhiều lần dùng phương thức ôn hòa để bày tỏ sự bất mãn, bao gồm cột dây xích vào tay hoặc ngồi biểu tình ở tòa trụ sở. Hôm 14/10, các y bác sĩ đã tập trung trước tòa trụ sở bệnh viện ở Tseung Kwan O, bày tỏ sự ủng hộ đối với vị bác sĩ Trương bị cảnh sát Hồng Kông bắt. Hôm 15/10, bác sĩ Trương đã được bảo lãnh.

Người biểu tình Hồng Kông vẫn tiếp tục xuống đường kháng nghị bất chấp những đe dọa từ chính quyền.
Người biểu tình Hồng Kông vẫn tiếp tục xuống đường kháng nghị bất chấp những đe dọa từ chính quyền. (Ảnh: Podbay)

Khủng bố trắng – Nỗi ám ảnh của Cathay Pacific

Thuật ngữ “khủng bố trắng” (white terror) được cho là bắt nguồn từ thời Cách mạng Pháp vào cuối thế kỷ 18. Nó được dùng để chỉ những hành động đàn áp của phe Bourbon (dòng họ phong kiến nắm quyền ở Pháp và các nước châu Âu) nhằm trả thù các đối thủ vào cuối giai đoạn Cách mạng Pháp đẫm máu. Màu trắng là màu tượng trưng cho phe Bourbon, từ đó ra đời cách gọi “khủng bố trắng”, chỉ những hoạt động của chính quyền gieo rắc nỗi sợ hãi đến người dân.

Ở Hồng Kông, thuật ngữ “khủng bố trắng” không phải chỉ đến mùa hè sóng gió này mới xuất hiện. Nó có trong từ điển của người Hồng Kông kể từ khi họ bất mãn với các chính sách can thiệp của Bắc Kinh nhằm bóp nghẹt tự do tại đây, đứng lên đấu tranh, và đương nhiên, bị chính quyền đặc khu lẫn trung ương dùng đủ phương thức đe dọa.

Lịch sử của những hoạt động khủng bố trắng thường rất đẫm máu, nhưng biểu hiện của nó ngày nay không còn lồ lộ như xưa. Những nhà cầm quyền dùng nó như một con dao kề sẵn vào cổ người khác, buộc họ phải làm theo ý mình.

Trước đó, hàng chục ngàn nhân viên từ trên xuống dưới của hãng hàng không quốc gia Hồng Kông Cathay Pacific là những người có trải nghiệm sinh động nhất. Giống như đa số người Hồng Kông, những nhân viên của Cathay Pacific cũng ủng hộ hết mình cho phong trào đấu tranh dân chủ nơi đây. Họ hoặc trực tiếp tham gia biểu tình, hoặc bày tỏ sự ủng hộ trên mạng xã hội. 

Khác với những người Hồng Kông khác, họ làm việc cho một doanh nghiệp lớn, vừa có phần hùn của chính quyền Bắc Kinh trong đó, lại vừa phụ thuộc rất lớn, trực tiếp và gián tiếp, vào thị trường Đại lục.

Trước thái độ ban đầu của Bắc Kinh, những ông chủ của Cathay vẫn giữ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do biểu đạt của nhân viên. Chủ tịch Cathay khi đó là John Slosar đã nói, “chúng tôi làm sao mơ đến chuyện đi kiểm soát nhân viên của mình nghĩ gì”.

Nhưng khi chính quyền đại lục tăng cường sức ép, buộc hãng phải “nghe lời” nếu không sẽ bị cấm vào đại lục lẫn bay qua không phận – một điều đồng nghĩa với việc tuyệt đại đa số các chuyến bay của Cathay sẽ không tài nào cất cánh – hãng hàng không số một của Hồng Kông phải cúi đầu. 

Các nhân viên tham gia biểu tình bị sa thải. Phi công “lỡ” truyền thông điệp “cố lên” đến hành khách của mình cũng bị thôi việc. Thậm chí chỉ cần bày tỏ thái độ trên mạng xã hội, họ cũng bị buộc nghỉ việc. 

John Slosar, bìa phải, chủ tịch của Cathay Pacific Airways, và Rupert Hogg, cựu giám đốc của hãng hàng không này, trong một cuộc họp báo
John Slosar, bên phải, chủ tịch của Cathay Pacific Airways, và Rupert Hogg, cựu giám đốc của hãng hàng không này, trong một cuộc họp báo. (Ảnh: Shutterstock)

Không chỉ có nhân viên, quản lý cấp cao nhất cũng trở thành vật tế thần. CEO của Cathay Rupert Hogg và nhân vật số hai Paul Loo phải từ chức để “nhận trách nhiệm”. Và mới đây, vào ngày 4/9, đến chủ tịch John Slosar cũng tuyên bố từ chức.

Trước con dao kề cổ của Bắc Kinh, Cathay tuyên bố “không dung thứ” (zero tolerance) cho bất kỳ nhân viên nào có các hoạt động ủng hộ phong trào biểu tình. Những người ở lại trong Cathay mô tả mình đang phải hít thở một “thứ không khí của sợ hãi”. 

Họ không dám thảo luận về tình hình chính trị, lo sợ sẽ bị ai đó báo cáo với cấp trên. Họ phải nghĩ đến việc mang điện thoại “chữa cháy” bên người thay cho điện thoại chính, phòng trường hợp bị chính quyền kiểm tra thông tin bên trong. Họ thậm chí phải thay đổi tài khoản mạng xã hội để không bị trừng phạt. 

Phi công không dám nói chuyện với nhau trong khoang lái. Đồng nghiệp phải canh chừng lẫn nhau. Nhân viên không dám tự do biểu đạt kể cả khi không còn trong giờ làm việc. Đó là đích đến của khủng bố trắng: tạo ra một chủng loài sợ hãi, biết nghe lời, không dám chống lệnh.

Cathay Pacific chỉ là một trong vô số những doanh nghiệp, tổ chức ở Hồng Kông bị lưỡi dao của Bắc Kinh ve vẩy trước mặt. Hàng chục doanh nghiệp khác, từ những ông lớn bất động sản cho đến các ông trùm tài chính, đến cả những công ty sừng sỏ thế giới như “tứ đại gia kế toán” KPMG, Ernst & Young, Deloitte và PwC cũng phải lên tiếng ủng hộ chính quyền, “phản đối biểu tình bất hợp pháp”.

Với các doanh nghiệp và người dân ở Trung Quốc, những sự kiện này có lẽ quá bình thường và quen thuộc. Nó đã thành “nếp văn hóa” ăn sâu vào tâm thức “nghe lời chính quyền”. Họ bị đặt trong một thế giới cứ như giả tưởng, luôn phải lựa chọn chỉ một trong hai: hoặc ngoan ngoãn phục tùng, hoặc không chốn dung thân. Bởi vậy, những người Hồng Kông không muốn chấp nhận sống trong thế giới của những kẻ hoang tưởng này.

Khải Hoàn (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x