Không phải rác thải nhựa, tàn thuốc lá mới là thủ phạm chính gây ô nhiễm đại dương

10/04/19, 20:16 Tri thức

Đa phần mọi người đều biết các tác hại của thuốc lá như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, phổi và cả ung thư… Tuy nhiên ít ai biết rằng thuốc lá còn là tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái thủy sinh và đe dọa sự tồn tại của con người.

Khi nghe cụm từ “ô nhiễm đại dương”, chúng ta thường nghĩ đến các loại rác thải nhựa, nhưng kỳ thực đầu lọc thuốc lá mới là thủ phạm chính. (Ảnh qua Reponse Conso)

Đầu mẩu thuốc lá chiếm tỷ lệ đáng kể trong rác thải biển

Thuật ngữ “ô nhiễm đại dương” thường khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của ống hút, chai lọ và các loại rác nhựa khác. Thực tế, các đầu lọc thuốc lá chiếm phần lớn lượng rác thải nơi đại dương, nhiều hơn cả những chai lọ, giấy bóng,… mà chúng ta vẫn tưởng tượng.

Năm 2012, Ocean Conservancy đã tổng hợp số lượng đầu mẩu thuốc lá thu gom được trên khắp thế giới là 52,9 triệu, con số này đã vượt xa số lượng túi nhựa, giấy gói thực phẩm, chai nước và ống hút thu nhặt được từ đại dương. 

Điều này đưa vỏ bao thuốc lá và đầu lọc thuốc lá vào đứng top đầu của danh mục 10 loại rác biển có số lượng lớn nhất trong tổng số rác biển thu gom được. Cho đến nay, số lượng đầu mẩu thuốc lá thu gom qua các năm vẫn không ngừng tăng theo thời gian và vị trí nhất bảng của nó không hề thay đổi.

Cơ quan Khí tượng và Đại dương của Mỹ (NOAA) từng nhận định, đầu mẩu thuốc lá chiếm 21% (khoảng 1/5) tổng số lượng rác thu được từ các chiến dịch làm sạch bãi biển.

Đầu mẩu thuốc lá bị nhiễm tới 4.000 chất hóa học có độc tính cao

Chúng ta đang sống trong môi trường ngập rác thải là đầu lọc thuốc lá nhưng lại không hay biết. (Ảnh qua nld.com.vn)

Đầu mẩu thuốc lá là loại rác có hại vì chúng bị nhiễm tới 4.000 chất hóa học, trong đó nhiều chất có độc tính cao.

Ngoài 4.000 chất hóa học trên, còn phải kể đến danh sách hàng loạt những chất cấm khác ngấm vào cây và sợi thuốc lá khi trồng và chế biến như thuốc trừ sâu, vinyl clorua, cadmium, acetone, formaldehyde, benzene, hydrogen cyanide…

Ngay cả khi bộ lọc thuốc lá còn nguyên sơ nhất thì chúng cũng được làm từ các sợi hóa học axetat và xenluloza, bao phủ bằng giấy hay sợi nhân tạo rồi được xử lý bằng keo, muối và hóa chất khác.

Một loại rác khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đầu mẩu thuốc lá được cấu tạo một phần bởi chất Cellulose-acetate, chất nhựa khó phân hủy một cách tự nhiên có chứa các hóa chất độc hại như: Cadmium, Asen và chì.

Trong quá trình hút thuốc, các chất này được giữ lại ở đầu lọc thuốc lá, gió và mưa đưa chúng từ trên vệ đường, vỉa hè hoặc bãi cỏ… đến với các hệ thống nước. Rồi sau một thời gian dài, các bộ lọc bắt đầu phân rã đồng thời giải phóng 4000 chất độc gây ô nhiễm mà chúng hấp thụ từ thạch tín, chì cho đến thủy ngân…

Đầu lọc thuốc lá có vẻ nhỏ và tương đối vô hại, nhưng lại có thể gây ra thiệt hại không thể nào thay đổi đối với đại dương và các loài động vật hoang dã. (Ảnh qua Twitter)

Những chất độc này sẽ được nhiều sinh vật biển như các loài cá tôm và cả những thực vật như rong biển… hấp thụ. Chúng ngấm dần vào hệ sinh thái thủy sinh, hòa cùng nguồn nước của sông hồ, đại dương, đe dọa đến chất lượng nước và sinh vật. Và cuối cùng, chính con người chúng ta lại hấp thụ nó qua thức ăn.

Được biết, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới. Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, sản lượng thuốc lá điếu của Việt Nam vào khoảng 100 – 110 tỷ điếu/năm, xuất khẩu 20 – 22 tỷ điếu/năm. Như vậy, mỗi năm, người tiêu dùng trong nước tiêu thụ trên 80 tỷ điếu thuốc lá, tức là có tới 80 tỷ đầu mẩu thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm.

Dù ít hay nhiều, hãy góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của chính bản thân chúng ta.

Ngành công nghiệp thuốc lá vẫn đang kiếm tìm giải pháp loại bỏ các chất độc hại trong quá trình sản xuất đầu lọc. Tuy vậy, mỗi con người chúng ta cũng có thể góp phần tự cải thiện môi trường sống của mình. Đơn giản như nâng cao nhận thức bản thân về tác hại của đầu lọc thuốc lá và vứt bỏ chúng một cách văn minh, khoa học.

Vũ Tuấn (t/h)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x