“Không ai giàu 3 họ”, nhưng vì sao gia tộc này hưng thịnh đến 800 năm?

10/03/22, 18:04 Cổ Học Tinh Hoa

Cuộc sống hiện đại, không ít người bị lệ thuộc quá nhiều vào tiền, thậm chí cả đời truy cầu nó. Thế nhưng, có một quy luật trong vũ trụ đang ước chế tất cả, dù có cầu cũng cầu không được…

Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ, chính là lý của bậc đại đức. (Ảnh qua jianglishi.cn)

Ngày nay có không ít người đặt nặng tư tưởng vào tiền, họ cho rằng có tiền mới có thể có được cuộc sống hạnh phúc, bởi vậy truy cầu tiền, nghĩ đủ mọi cách để có được tiền, xem nó như là điều quan trọng nhất.

Nhưng chúng ta phát hiện rằng, có những người dù đã rất cố gắng, cũng đã nỗ lực vươn lên, nhưng quanh năm suốt tháng vẫn khó khăn túng thiếu. Còn có những người muốn làm giàu mau chóng, thậm chí đã lao vào những chốn cho vay nặng lãi, kết quả tiền vốn tiêu tan, thiếu một khoản nợ lớn, cuộc sống càng thêm khó khăn, có người vì vậy mà nhà tan cửa nát.

Văn hóa hiện đại, khuyến khích con người phải tranh, phải đấu thì mới có được những điều mình muốn. Nhưng vì sao mà “đấu” mãi không được? “Tranh” mãi không xong? Đó là bởi vì con người có “phúc phận” và “phúc khí”.

Vậy, “phúc phận” và “phúc khí” của một người rốt cuộc là từ đâu mà đến? Chúng ta hãy cùng chiêm nghiệm 3 câu chuyện trong văn hóa truyền thống, có lẽ từ trong 3 câu chuyện này có thể tìm thấy được câu trả lời.

Phạm gia hưng thịnh suốt 800 năm

Phạm Trọng Yêm xuất thân nghèo khó, lúc còn trẻ ông vô cùng túng thiếu, khổ sở. Ông nghĩ thầm, mai sau lớn lên nếu có thể hơn người, nhất định phải cứu tế những người nghèo khó. Sau này làm tới chức Tể Tướng, liền đem bổng lộc lấy ra để mua ruộng đất, cấp cho những người nghèo không có ruộng để cày cấy và trồng trọt.

Ông còn cung cấp cho người nghèo cơm gạo, quần áo. Phàm là ai có việc lớn như hôn sự hay tang sự, ông còn trợ cấp tiền cho họ. Cứ như thế, ông dùng hết tiền thu nhập của mình để chu cấp cho hơn ba trăm hộ gia đình ở quê hương.

Có một lần ông mua một ngôi nhà ở Tô Châu. Một thầy phong thủy đã ra sức khen ngợi ngôi nhà này có phong thủy tốt, đời sau nhất định sẽ làm quan lớn.

Phạm Trọng Yêm nghĩ thầm, nếu nhà này có phong thủy khiến cho đời sau vinh hiển như thế chi bằng ta đổi thành học đường thì hơn, để cho muôn dân trăm họ Tô Châu từ sau có thể vào đây mà học. Tương lai những thế hệ sau này đều có người tài đức, có danh vọng và vinh hiển, chẳng phải là họ cũng được hưởng phúc mà đất nước cũng càng có lợi hay sao?

Vậy là ngay lập tức ông đem ngôi nhà của mình quyên góp, sửa sang thành học đường. Thực hiện điều ước ấp ủ từ lâu cho những trẻ em nghèo khổ có thể được đi học.

Tục ngữ có câu: “Giàu không quá ba đời”. Nhưng gia tộc họ Phạm lại hưng thịnh đến tám trăm năm. Bốn người con của Phạm Trọng Yêm đều có tài có đức, làm tể tướng và quan lớn.

Con cháu của Phạm Trọng Yêm luôn ghi nhớ gia huấn của tổ tiên là: “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi nhạc nhi nhạc”, nghĩa là lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ và “Tích đức hành thiện”. Bởi thế, đời sau của Phạm Trọng Yêm hưng thịnh cho đến những năm đầu của Trung Hoa dân quốc mà vẫn không suy.

Đào gia xuất sinh hiền nhân

Đào Chú là người huyện An Hóa, Hồ Nam. Ông là quan lớn được Hoàng đế Đạo Quang triều nhà Thanh rất trọng dụng. Ông từng ở kinh thành đảm nhận chức quan Hàn Lâm Viện, sau đó được thăng chức lên làm quan Ngự sử.

Về sau, ông đảm nhận chức vụ Binh bị đạo (quan đặc trách chỉnh quân) ở Xuyên Đông, Sơn Tây bố chính sử (chức quan thi hành chính trị), An Huy bố chính sử, An Huy tuần phủ, Giang Tô tuần phủ…

Năm Quang Đạo thứ 10, ông làm Thái tử Thiếu bảo, Lưỡng Giang tổng đốc. Trong thời gian làm quan, ông quản lý tài sản, thụ lý xử án, cứu tế dân khi có thiên tai, khai thông vận chuyển đường sông, khai mở vận chuyển đường biển, phát triển giáo dục hưng thịnh. Tính cách nghiêm khắc, chính trực và những thành tích to lớn mà ông làm được khiến người dân ai ai cũng cảm phục. Bởi vậy, trong lịch sử Trung Hoa, thanh danh của Đào Chú được xếp ngang với Lâm Tắc Từ.

Nếu ngược thời gian, tìm hiểu về gia tộc những đời trước của Đào Chú, chúng ta sẽ không thể không cảm thán rằng: “Đời trước tích đức dày, không thể không ảnh hưởng đến vận của đời sau”.

Vào triều nhà Minh, binh vệ ở vùng quê rất nghiêm khắc. Người nào trộm cắp mà người ta bắt được thì sẽ bị xử bằng hình phạt dìm nước đến chết. Lần ấy, một tên trộm bị bắt giữ, đúng lúc thái cao tổ của Đào Chú là Hàm Công đi qua.

Kẻ trộm cầu xin: “Xin ân công cứu tôi, tôi nguyện sẽ không bao giờ làm kẻ ăn trộm nữa”.

Hàm Công liền bỏ ra khoản tiền trả cho người ta để cứu giúp kẻ trộm. Vì ông lo lắng rằng tên trộm sẽ không thể “tay làm hàm nhai” nên đã cấp cho người này một chiếc thuyền nhỏ để mưu sinh.

Cả đời, Hàm Công đã bố thí cho người nghèo tám chiếc thuyền để trợ giúp họ có phương tiện làm việc kiếm sống. Hàng ngày, mỗi khi ra khỏi nhà, Hàm Công đều mang theo một chiếc giỏ nhỏ đựng những vật sắc nhọn mà ông nhặt được trên đường, để người đi đường không bị dẫm phải.

Cụ của Đào Chú là Hành Công cũng là một người có đạo đức cao đẹp. Vào một ngày trời lạnh giá, có một người đã lẻn vào nhà ông để trộm gạo. Lúc ấy, cụ của Đào Chú biết nên đã lần theo dấu tuyết và đi đến cửa nhà người này. Ông biết rõ người này là người có nhận thức nên thông cảm cho gia cảnh nghèo khó của người này, lặng lẽ quay về nhà.

Sự việc ấy xảy ra, ông không bao giờ nhắc tới một lần nào trong đời. 30 năm sau, vợ của ông kể chuyện này với con cháu nhưng tuyệt nhiên không nhắc đến tên của người trộm. Một lần, ở quê nhà của Đào gia bị hỏa hoạn, vợ của Hành Công đã lấy lương thực trong kho thóc của gia đình đến cứu trợ những gia đình bị nạn.

Ông nội của Đào Chú cũng là người có tính tình đạm bạc, không tham lam, bởi vì không kinh doanh nên hoàn cảnh gia đình cũng bình thường. Một lần, ông đi đến bờ sông thì nhặt được tiền.

Ông ngồi đó đợi một ngày thì thấy một người hớt hải chạy tới, mặt vàng nhợt nhạt, lo lắng tìm kiếm. Bộ dạng của người này vô cùng khổ sở, bi thương.

Lượng Công hỏi người này, người này trả lời: “Tôi đi làm thuê ở xa mấy năm chưa về nhà, trong nhà lại có mẹ già. Nay đã tích lũy được chút tiền nên muốn trở về để phụng dưỡng mẹ già thì lại đánh rơi mất hết tiền, vì thế mà trong lòng rất đau buồn”.

Tổ tiên tích đức, con cháu đời sau được thọ hưởng. (Ảnh: Sohu)

Sau khi hỏi số tiền mà người này mất, tất cả đều đúng, vì thế Lượng Công đem túi tiền trả cho người này. Người này vô cùng cảm kích, muốn tặng lại cho ông nửa số tiền ấy, nhưng Lượng Công nói: “Nếu tôi muốn được chia tiền thì đã không ngồi đây đợi cậu rồi”. Nói xong, ông bèn từ biệt người kia và rời đi.

Đến đời cha của Đào Chú là Đào Tất Thuyên cũng rất chú trọng đến việc hành thiện, giúp người, tích đức. Tổ tiên mấy đời của Đào Chú đều coi trọng làm việc thiện, cho nên, huyện An Hóa mới xuất sinh ra một Đào Chú danh tiếng lẫy lừng như vậy.

Con cháu Lâm gia nhiều đời làm quan

Trong “Liễu Phàm Tứ Huấn” có một câu chuyện: Nhà họ Lâm ở huyện Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến, trong trưởng bối của họ có một bà cụ thích làm việc thiện, thường làm bánh há cảo cho những người nghèo khổ ăn, chỉ cần có người cần, bà đều vui vẻ bố thí.

Có một vị tiên nhân cải trang thành đạo sĩ, mỗi ngày đều xin bà 6, 7 cái bánh, bà cụ mỗi ngày đều cho ông, suốt 3 năm liền đều như vậy cả, vị tiên nhân lúc này mới biết bà cụ làm việc thiện thật sự là xuất phát từ tâm chân thành.

Đạo nhân liền hỏi bà: “Tôi đã ăn bánh há cảo của bà suốt 3 năm nay, nên báo đáp bà như thế nào đây mới phải? Như vậy đi, phía sau nhà bà có một mảnh đất quý, sau này khi bà tạ thế rồi hãy chôn cất ở nơi ấy, còn cháu đời đời làm quan nhiều vô số kể, nhiều như một thăng hạt vừng vậy”.

Sau này bà lão qua đời, con trai của bà chôn cất bà đúng ngay địa điểm mà tiên nhân chỉ định, sau khi an táng, thế hệ đầu tiên đã có 9 người thi đậu tiến sĩ, về sau con cháu đời đời làm quan nhiều số số kể. Bởi vậy, Phúc Kiến có câu “không có họ Lâm thì không yết bảng”, ý là mỗi lần công bố danh sách thi đậu, trên danh sách chắc chắn sẽ có người nhà họ Lâm.

Ba câu chuyện trên đây đã ấn chứng cho một câu nói xưa: Trong nhà tích thiện, ắt có phúc dư; trong nhà làm ác, ắt có họa thừa. Phúc phận và phúc khí của con người ta là đến từ đức.

Nhà họ Đào trong bài viết mấy đời tích đức hành thiện, đến thời của Đào Chú mới có được thành tựu vẻ vang như vậy; Phạm Trọng Yên cả một đời tích đức hành thiện, vậy nên nhà họ Phạm mới hưng thịnh suốt 800 năm; bà lão họ Lâm ở huyện Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến bởi hành thiện đã tích được đại đức, mới được thần tiên chỉ điểm, sau khi chết được an táng nơi bảo địa, khiến con cháu đời đời của nhà họ Lâm rất nhiều người được làm quan lớn.

Trên đời không có chuyện vô duyên vô cớ, tổ tiên hành thiện tích đức, con cháu đời sau mới đắc được phúc báo; một người làm ác, cả nhà gặp tai ương, những ví dụ như vậy từ xưa đến nay đều không ngừng xảy ra, chỉ là con người thời nay không tin mà thôi, nhận được phúc báo thì cho rằng là bản thân có chút bản sự, gặp phải thiên tai nhân hoạ thì lại coi đó là điều ngẫu nhiên, cho rằng vận khí bản thân kém, chỉ có thể tự cho là xui xẻo, chứ không hề nghĩ đến tìm nguyên nhân ở tự bản thân mình.

Theo thiên lý thiện ác hữu báo, làm việc lành nhận được quả thiện, làm chuyện xấu ác, gây họa cho người khác chỉ có thể là ác báo bên thân sớm hay muộn mà thôi. Ông trời sẽ không vô duyên vô cớ mà cho rơi bánh xuống, càng sẽ không có chuyện vô duyên vô cớ giáng họa xuống nhà, thế mới nói tích đức hành thiện kết thiện quả, hành hung làm ác nhận ác báo.

Tiểu Thiện (Theo Chánh Kiến)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x