Khe nứt khổng lồ tại sa mạc Ethiopia có thể biến thành đại dương mới
Một khe nứt khổng lồ dài 56km xuất hiện tại sa mạc Ethiopia khiến các nhà nghiên cứu lo ngại rằng đây có thể là dấu hiệu cho sự hình thành một đại dương lớn trong tương lai ngay tại nơi này.
Một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế và bài báo tại tạp chí Geophysical Reseach Letter cho hay quá trình tạo thành khe nứt này tương tự như những gì diễn ra ở đáy đại dương. Có thể đây là dấu hiệu của đại dương trong tương lai. Hiện tại, có một khe nứt tương tự cũng đang diễn ra ở biển Đỏ.
Bằng cách tập hợp các dữ liệu động đất từ năm 2005, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khe nứt này đang mở rộng 56km chỉ trong một ngày. Theo đó, một núi lửa tên Dabbahu nằm ở phía Bắc khe nứt đã phun trào mắc ma và chảy theo khe nứt này.
Theo Cindt Ebinger, chuyên gia về Trái đất và khoa học môi trường tại Đại học Rochester: “Chúng ta biết rằng các dãy núi dưới đáy đại dương đều được tạo nên theo cùng kịch bản, nhưng chúng ta vẫn không thể biết rằng nó lại diễn ra nhanh chỉ trong một lần như thế”.
Ông còn cho hay, hoạt động mạnh của núi lửa sẽ góp phần làm khe nứt phát triển nhanh hơn và lớn hơn. Khi đó những người dân sống gần có thể gặp rủi ro thật sự.
Châu Phi và Ả rập giao nhau tại hoang mạc hẻo lánh Afar phía Bắc Ethiopia, khe nứt này mở rộng mỗi năm, do đó khoảng 30 triệu năm nó sẽ lan tới biển Đỏ.
Tại đây, nước biển có thể tràn vào và làm cho một đại dương mới nối liền biển Đỏ và vịnh Aden, một phần của biển Ả rập nằm giữa Yemen trên bán đảo Ả rập và Somalia phía đông Châu Phi.
Atalay Ayele, giáo sư tại Đại học Addis Ababa, Ethiopia, là người dẫn đầu cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hoạt động khe nứt này. Hy vọng chúng ta sẽ sớm có thêm câu trả lời từ họ trong tương lai.
Theo Soha