Khát khao của ai mạnh mẽ hơn: Tập Cận Bình hay Donald Trump?
Tất cả chúng ta đều có thể công nhận rằng năm 2016 là một năm rất bất thường. Sự kiện chính trị mà chúng ta đang chứng kiến hôm nay, đối với cách đây 12 tháng đơn giản chỉ là không thể xảy ra.
Một trong những thay đổi ít được để tâm nhất trong nền chính trị toàn cầu, nhưng có lẽ lại là sâu sắc nhất đó chính là tác động lâu dài của nó đối với chúng ta – sự nổi lên của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình – nhà vô địch trong thế giới toàn cầu hóa.
Năm nay, lần đầu tiên một lãnh đạo của Trung Quốc xuất hiện tại phiên họp thường niên của giới chính khách, kinh doanh và ngân hàng tại Davos, diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh chưa rõ về chính sách mậu dịch và thương mại của Hoa Kỳ khi Tổng thống đắc cử Trump nhậm chức.
Tại chấn tâm của chủ nghĩa tư bản, thị trường tự do quốc tế, nhà lãnh đạo của đất nước cuối cùng nơi Đảng cộng sản nắm quyền lực độc quyền đã có thể tận hưởng khoảnh khắc của mình. Bài phát biểu của ông Tập không gây thất vọng. Ông Tập là một trong những nhà hùng biện xuất sắc nhất của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thông điệp của ông rất lịch sự và đơn giản; Trung Quốc sẽ đứng đầu toàn cầu hóa, sẽ không có chuyện những người chủ trương bảo vệ nền công nghiệp nhất thời làm hỏng cuộc đàm luận ở Washington hay những nơi khác.
Có 2 lý do:
Một, ông Tập đã nêu rõ trong bài phát biểu của mình: Toàn cầu hóa đã phục vụ Trung Quốc. Bản thân ông ấy biết rằng Trung Quốc có một thị trường đóng cửa và cứng nhắc về đường biên giới dưới thời Mao.
Từ năm 1978, Trung Quốc đã là một đất nước ngày càng mở rộng – ít nhất là về kinh tế. Quá trình này đã đưa một đất nước từ những nghèo đói và bất ổn thành một quốc gia sẵn sàng để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Không còn thắc mắc gì nữa, ông Tập rõ ràng là một fan hâm mộ và ủng hộ mạnh mẽ thương mại tự do toàn cầu và mở cửa biên giới kinh tế.
“Chúng ta có thể hy vọng rằng Trung Quốc trong thế giới mới này sẽ đóng vai trò chủ động và trách nhiệm hơn,” ông Schwab nói.
Một mặt theo dự kiến ông Tập sẽ không đưa ra thông điệp “ăn miếng trả miếng” với ông Trump ở Davos, mặt khác ông Tập đã nói về việc bảo hộ mậu dịch là không tốt cho hợp tác kinh tế toàn cầu.
Phóng viên kinh tế BBC Kamal Ahmed cho rằng thông điệp của ông Tập sẽ nhiều khả năng không nhượng bộ, tức là ông sẽ nói rằng mậu dịch tự do trên toàn cầu mang lại thịnh vượng và động thái đi ngược lại sẽ chỉ làm tổn hại tới tăng trưởng kinh tế, cho châu Á cũng như các nền kinh tế phương Tây.
Hoa Kỳ có thể “hướng nội” nhưng Trung Quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng.
“Việc cổ vũ mạnh tại WEF, như thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á để đối trọng với Ngân hàng Thế giới do Hoa Kỳ bảo trợ, việc phục hồi “Con tường Tơ lụa”, tuyến hành lang mậu dịch từ Á châu sang Trung Đông và vươn tới Âu châu, tất cả đều qui về một mối là tham vọng của ông Tập Cận Bình muốn mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc,” theo phóng viên kinh tế BBC Kamal Ahmed.
Lý do thứ hai, có vẻ tầm thường hơn. Trung Quốc cần tăng trưởng để giữ cho tầng lớp trung lưu mới nổi của họ hạnh phúc. Nguồn tăng trưởng đang trở nên khó năm bắt hơn. Vì vậy, liên kết sâu sắc với thế giới bên ngoài là sự cần thiết hơn là sự xa xỉ. Trung Quốc của ông Tập không còn sự lựa chọn nào khác là cam kết toàn cầu hóa.
Cục diện thế giới phụ thuộc vào 2 con hổ đói:
Trung Quốc đang trong thời kỳ phục hưng vĩ đại và Mỹ, tìm cách khôi phục lại vị trí siêu cường số 1 của mình. Cả 2 luôn luôn là đối thủ cạnh tranh.
Nếu những lo ngại về cạnh tranh trở thành sự thực, câu hỏi được đặt ra là ai là người khao khát sự thành công hơn?
Dựa trên những vũ khí phòng thủ mà ông Tập muốn có để Trung Quốc tồn tại, cho thấy ông Tập có vẻ là một người có khát khao lớn lao. Và thật sự thì, có lẽ nhiều người đang bắt đầu cảm thấy những đề nghị của ông Tập thích hợp và dễ dàng hơn những gì mà ông Trump đang chuẩn bị cho chính quyền của mình.
Theo CNN