ISIS kiểm soát nguồn lương thực, Iraq có nguy cơ mất mùa

01/10/14, 12:08 Thế giới

Iraq có thể sẽ phải đối mặt với một tương lai mất mùa và khủng hoảng lương thực nếu ISIS tiếp tục thắt chặt kiểm soát nông nghiệp nước này.

z2

Đối với Salah Paulis, để lựa chọn giữa niềm tin và mùa màng là điều bắt buộc và không hề dễ dàng. Người nông dân trồng lúa mì đến từ ngoại ô Mosul, Paulis và gia đình của anh đã chạy trốn ISIS vào đầu tháng trước. Nhóm phiến quân này đã xông vào nông trại gia đình anh khi đánh chiếm phần lớn lãnh thổ phía bắc Iraq.

Hai tuần sau đó, Paulis với tín ngưỡng Ki tô giáo, nhận được cuộc gọi từ một người đàn ông tự xưng là chiến binh Nhà nước Hồi giáo. “Bọn tao đang ở trong kho nhà mày. Sao mày không làm việc và lo kiếm cơm?”, người đàn ông trong điện thoại nói giọng Ả Rập phổ thông.

“Trở về nhà ngay và bọn tao sẽ đảm bảo an toàn cho mày. Nhưng mày phải cải giáo và bỏ ra 500 USD”. Khi Paulis từ chối, người đàn ông hăm dọa, “Bọn tao sẽ cắt lúa mì nhà mày. Nói cho mày biết là bọn tao không ăn cắp vì bọn tao đã cho mày quyền lựa chọn”.

Những người nông dân chạy nạn khác cũng gặp tình huống tương tự, điều này chỉ ra một mối đe dọa khác từ  ISIS vốn ít được bàn đến đối với Iraq và trong khu vực.

Nhóm Hồi giáo hiện đang kiểm soát phần lớn nguồn cung lúa mì của Iraq. Liên Hợp Quốc ước tính diện tích đất đai nằm dưới sự cai trị của ISIS có thể sản xuất đến 40% sản lượng lúa mì hàng năm của Iraq. Cùng với lúa mạch và gạo, lúa mì là một trong những mặt hàng thực phẩm chủ đạo của quốc gia này.

Lực lượng chiến binh không chỉ có ý định xâm chiếm lãnh thổ mà còn muốn quản lý nguồn tài nguyên và điều hành đế chế Hồi giáo tự xưng. Lúa mì trở thành công cụ thỏa mãn các dự định này.

Nhóm bắt đầu sử dụng hạt ngũ cốc để kiếm lợi và tước đoạt nguồn sống của kẻ thù, đặc biệt là người Ki tô giáo và dân tộc thiểu số Yazidi, qua đó chiến thắng người Hồi giáo dòng Sunni khi thắt chặt sự cai trị lên vùng đất chiếm đóng.

Tại vựa lúa miền bắc Iraq, giống như điều họ đã làm tại nước láng giềng Syria, ISIS bắt giữ các viên chức nhà nước và người vận hành các kho chứa lúa để  giúp họ cai quản đế chế. Cũng chính vì lẽ này mà ISIS nguy hiểm hơn so với tổ chức mẹ đẻ là al Qaeda.

Để tồn tại, al Qaeda tập trung vào các cuộc tấn công chớp nhoáng (đánh rồi chạy) và đánh bom liều chết. Nhưng ISIS lại tự nhận mình là quân đội lẫn nhà nước. “Lúa mì là hàng hóa chiến lược. Chúng đang tìm cách tận dụng lương thực này.”, Ali Bind Dian, lãnh đạo Hiệp hội nông dân Makhmur, thị trấn gần khu vực ISIS chiếm đóng giữa Arbil và Mosul nói. “Chắc chắn chúng muốn phô trương thanh thế và chứng tỏ mình là một chính phủ”.

Lực lượng ISIS và đồng minh đang chiếm đóng hơn ⅓ lãnh thổ Iraq cũng như tại Syria. Băng nhóm này thu lợi nhuận từ không chỉ từ lúa mì mà còn nhờ vào “các loại thuế” đánh vào doanh nghiệp tư nhân, cướp bóc, bắt cóc tống tiền người phương Tây, đặc biệt là buôn lậu dầu mỏ tại địa phương.

Dầu mang lại khoản thu nhập hàng triệu USD mỗi tháng, theo ước tính của Luay Al-Khatteeb, giáo viên thỉnh giảng tại Trung tâm Brookings Doha ở Qatar. Khoản này hỗ trợ tài chính cho bộ máy vận hành của ISIS, đó cũng là lý do tại sao các mỏ dầu do ISIS nắm giữ là mục tiêu không kích của Mỹ.

“Nhà nước Hồi giáo muốn chứng tỏ mình chính xác là ‘một quốc gia’ và để duy trì được hình ảnh này thì quan trọng nhất phải tiếp tục chiêu mộ và hợp pháp hóa thể chế của chúng. Chúng cần có nguồn thu nhập dồi dào và ổn định”, theo Charles Lister, giáo viên thỉnh giảng khác của Trung tâm Brookings Doha.

Cướp đoạt cây trồng và gia súc

Vào đầu tháng 8, nông dân người Kurd là Saeed Mustafa Hussein thấy được qua ống nhòm lực lượng ISIS đã xúc lúa mì lên xe tải rồi lái đi hướng đến các ngôi làng Ả Rập. Hussein không rõ lúa mì của anh được dùng dưới dạng nào, nhưng anh biết ISIS có vận hành một nhà máy nghiền trong khu vực kiểm soát.

z6

Anh cho rằng lúa mì sẽ được nghiền và đem bán. Anh sở hữu 54 tấn lúa mì trên nông trại của mình tại ngôi làng Pungina, phía bắc Arbil, và chưa thể đem bán lương thực cho các kho chứa của chính phủ hay doanh nghiệp tư nhân vì cuộc chiến trong khu vực.

Lực lượng phiến quân cũng bắt 200 con gà và 36 con chim bồ câu có giá cao. “Điều tồi tệ nhất là tôi không thể làm gì để ngăn chặn họ. Bọn chúng lấy đi hai cái máy phát điện mà chúng tôi vừa được chính quyền người Kurd cấp cho sau nhiều thủ tục rắc rối”, Hussein buồn bã.

Dân làng rất sợ quay về nhà ngay cả khi các chiến binh người Kurd đang kiểm soát nơi đó. “Chúng tôi nghĩ Nhà nước Hồi giáo sẽ đặt mìn để ngăn chúng tôi quay lại”, người hàng xóm tên Abdullah Namiq Mahmoud cho biết. Câu chuyện này cũng có thể bắt gặp trong các doanh trại của người Kurd, “Chúng tôi bỏ trốn mang theo tiền và vàng nhưng phải để lại lúa mì, công cụ và những thứ khác”, theo lời một nông dân và là giáo viên tiểu học Younis Saidullah, 62 tuổi, thuộc dân tộc thiểu số Kakaiya. “Mọi thứ tôi gầy dựng trong suốt 20 năm qua bằng tiền lương và thu nhập đồng áng đều mất sạch. Chúng tôi lại về với hai bàn tay trắng”, người đàn ông đang ngồi trên sàn nhà trong một túp lều của doanh trại của LHQ ở ngoại ô Arbil buồn bã nói.

Quyền lực quân đội và kinh tế

Sau khi cuộc xâm lăng Kuwait của Saddam Hussein năm 1990 vấp phải đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây, nhà độc tài Iraq đã thiết lập hệ thống phân phối thực phẩm trợ cấp toàn diện. Hệ thống này được mở rộng theo chương trình Đổi dầu lấy thực phẩm của LHQ.

Joy Gordon, một giáo sư triết học chính trị tại đại học Fairfield ở Connecticut, tác giả cuốn sách xuất bản năm 2010 “Cuộc chiến vô hình: Mỹ và lệnh trừng phạt Iraq”, ước tính khoảng ⅔ dân Iraq phụ thuộc chủ yếu hoặc hoàn toàn vào trợ cấp thực phẩm từ năm 1990 đến 2003.

Hệ thống này vẫn tồn tại sau cuộc đổ bộ quân Mỹ và nhiều năm bạo loạn. Hiện nó đang được chính phủ điều hành, và gặp khó khăn vì “phân phối (thực phẩm) thất thường” và giảm bớt sự phụ thuộc của dân chúng vào nhà nước, theo báo cáo hồi tháng 6 của Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc.

Một nhà kinh tế trước làm ở Bộ nông nghiệp Mỹ ước tính khoảng ¼ người Iraq sinh sống tại khu vực nông thôn phụ thuộc vào thực phẩm trợ cấp trước khi xảy ra cuộc chiến lần này, trong khi ¼ khác đã dùng nguồn này để tích trữ thêm thực phẩm.

ISIS đang cho thấy một sự thật là quyền lực gia tăng cùng quyền kiểm soát lúa mì. Khi nhóm này càn quét phía bắc Iraq vào tháng 6, họ cũng đã đánh chiếm các kho chứa và hầm trữ ngũ cốc. Thời điểm tấn công trùng với mùa thu hoạch lúa mạch và lúa mì, đặc biệt là lúc vận chuyển nông sản đến các kho chứa của chính phủ và doanh nghiệp tư nhân.

Hiện ISIS đang kiểm soát tất cả 9 kho trữ lương thực ở tỉnh Nineveh, thuộc lưu vực sông Tigris, cùng với 7 tháp trữ khác ở các tỉnh lân cận. Trong vòng 3 tháng xâm chiếm Mosul, ISIS đã xua đuổi hàng trăm nghìn người dân tộc thiểu số và giáo dân, chiếm cứ hàng trăm nghìn tấn lúa mì bị bỏ lại trên cánh đồng.

Tháp trữ lương thực trong tầm ngắm

z3

Một mục tiêu ISIS nhắm tới là tháp trữ lúa mì ở Makhmur, thị trấn nằm giữa Mosul và Kirkuk. Tháp trữ này có khả năng chứa đến 250.000 tấn tương đương 8% sản lượng lương thực nội địa của Iraq năm 2013.

ISIS tấn công Makhmur vào ngày 7/8, nhưng trước đó một tuần, nhóm này đã tìm cách tiếp cận tháp chứa và hệ thống thu mua của chính phủ. Abdel Rizza Qadr Ahmed, người quản lý các tháp chứa, tin rằng ISIS buộc người nông dân trà trộn lúa mì của họ với loại được sản xuất ở các vùng khác mà ISIS kiểm soát, sau đó bán chúng cho Makhmur như là hàng địa phương.

Trước thời điểm tấn công 1 tuần, tháp chứa thu mua thêm 14.000 tấn so với trữ lượng năm 2013. Lượng lúa mì vượt mức tổng giá trị lên đến 9,5 triệu USD, mức giá cao tự tạo mà Baghdad trả cho nông dân.

Ahmed tin rằng ISIS đang tìm kế kiếm tiền từ lúa mì đồng thời đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương lực cho chiến binh của họ tại các khu vực kiểm soát.  Ahmed cũng nói ông không điều tra nguồn gốc ngũ cốc mà chỉ mua thôi.

Nhưng Baghdad thường chi tiền lúa mì cho nông dân sau hai tháng nhận được hàng, do đó, khi chiếm cứ Makhmur vào ngày 7/6, ISIS vẫn chưa thu được tiền khi chiếm đóng nơi đây, theo ông Baba, chủ tháp trữ.

Lực lượng của ISIS đụng độ các chiến binh người Kurd, hay còn gọi là Peshmerga và các chiến binh thuộc Đảng Lao động Kurd (PKK).

Theo Baba, sau khi chiếm tháp trữ, ISIS bố trí các tay súng bắn tỉa tại đó. Ông dự đoán, các chiến binh cho rằng, Mỹ sẽ không oanh tạc các cơ sở ở trung tâm thị trấn. “Họ muốn người dân đứng về phía họ, đặc biệt là người Ả Rập. Nên có thể họ sẽ không làm gì gây hại tới trữ lượng lúa mì khiến người dân bất bình”, ông nói.

ISIS nắm giữ Makhmur 3 ngày trước khi các chiến binh người Kurd và Mỹ oanh tạc tại Iraq, dù không nhắm vào tháp chứa, nhưng ngày 28/9, cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu đã đánh vào kho chứa ngũ cốc tại thị trấn Manbij phía bắc Syria. Theo nhóm giám sát, có thể lực lượng không kích nhầm các tháp chứa này với căn cứ của ISIS. Không có bình luận gì từ Washington về vụ này.

Đòn trừng phạt nhẹ

Bằng nhiều cách, ISIS nhân rộng chiến lược ở Iraq sang Syria. Trong năm nay, họ kiểm soát thị trấn Raqqa ở đông bắc Syria, cho phép viên chức cũ của chính quyền Assad tiếp tục điều hành nhà máy nghiền hạt. Nhóm này thiết lập các văn phòng làm chuỗi cung ứng từ khâu thu hoạch đến phân phối sản phẩm. ISIS thường tránh việc phá hủy các cơ sở chính phủ mà họ chiếm được. Khi lực lượng này chiếm được con đập lớn nhất Iraq, họ giữ lại người lao động tại đây và đem các kỹ sư từ Mosul đến để sửa chữa.

Baghdad cũng đã nỗ lực giảm thiểu xung đột với ISIS. Theo Hassan Ibrahim, Chủ tịch Hội đồng lương thực Iraq, nhân viên trong khu vực ISIS chiếm đóng thường xuyên liên hệ với văn phòng của họ. Người của ISIS thậm chí cứ vài tuần là có mặt tại Baghdad.

Ông cũng cho biết, vài tuần qua, các chiến binh ISIS đã biến mất khỏi Mosul và Kirkuk sau cuộc không kích của Mỹ. Ông nói: “Tình hình đã ổn định” vì các chiến binh khá hài lòng với việc cho phép viên chức nhà nước tiếp tục điều hành các tháp chứa. “Tôi phải hướng dẫn người dân gắng bình tĩnh và nhẹ nhàng tuân theo bọn người này vì chúng rất hung bạo. Không nên gây sự với những kẻ bạo lực vì bạn có thể bị giết. Mục tiêu của chúng tôi là giữ lúa mì”.

Sau cuộc tấn công của ISIS hồi tháng Sáu, Ibrahim ra lệnh ngừng chi tiền lương cho nhân công ở khu vực bị chiếm. “Nhưng điều này khiến tôi gặp rắc rối. Tôi không thể ngưng hoạt động nhà máy nghiền. Tôi cần người ở đó để bảo vệ và thuyết phục phiến quân rằng lúa mì quan trọng cho tất cả mọi người”, ông chia sẻ.

Ông thuyết phục chính quyền tiếp tục trả lương và đã được đáp ứng. Nhân viên nhận lương “thông qua ngân hàng nhà nước ở Kirkuk vì lí do an toàn và được chính phủ kiểm soát”. Hiện Ibrahim rất lo lắng cho những người nông dân không nhận được tiền sau khi đã bán lúa mì vài tuần trước do ngũ cốc của họ bị ISIS chiếm giữ.

Ông cho biết, Hội đồng Ngũ cốc và Bộ Thương mại đang cố chi trả cho người dân tại vùng ISIS chiếm đóng hoặc giải thoát họ khỏi tay phiến quân, “chúng tôi muốn giúp người nông dân chứ không phải phiến quân”.

z5

Chinh phục lòng người và cứu đói

Tại một số nơi, sự kiểm soát gắt gao nguồn lúa mì của ISIS có vẻ đã chinh phục được những người theo dòng Sunni. Ahsan Moheree, chủ tịch Hiệp hội Nông dân Ả Rập ở Hawija thuộc chính phủ, cho biết ISIS đã giành được ủng hộ tại nơi chúng chiếm đóng.

Thái độ thô bạo của Baghdad đối với người Ả Rập thuộc dòng Sunni đã khiến họ quy hàng ISIS. Nhưng khả năng cung cấp lương thực cũng hiệp trợ cho điều này. “Họ phân phối bột đến cho người Ả Rập trong khu vực. Họ lấy lúa mì từ các tháp chứa…Rồi họ vận hành các nhà máy nghiền và phân phát đến người dân một cách có tổ chức”, ông cho biết.

Thậm chí những người bỏ trốn cũng thấy nguyên nhân lớn mạnh của ISIS chính là nhờ vào lúa mì. “Ngày nay, 1 kg lúa mì giá dao động từ 4.000 đến 5.000 dinar (tương đương từ 70.000 đến gần 100.000 tiền VN). Trước mức giá này từ 10,000 đến 11,000 dinar”, theo Joumana Zewar, nông dân 54 tuổi sống tại Baharka.

ISIS và người Ả Rập dòng Sunni bán lúa mì mà họ ‘ăn cắp’ được với ‘giá rẻ mạt’. “Giá rẻ vì chúng là hàng ăn cắp.  Giá thực phẩm và bánh mì rất rẻ. Họ là chính phủ tại nơi đây. Họ sẽ đi tới các tiệm bánh và bảo ‘bán với giá này’”, người bạn mà Zewar liên lạc cho biết.

Những năm khó khăn trước mắt

Nỗi lo trong những năm tới nằm ở mùa vụ tiếp theo. Tại tỉnh Nineveh, thủ phủ của Đế chế Hồi giáo tự xưng với diện tích lên đến 750.000 héc-ta, cần phải sớm được gieo trồng lúa mì và 835.000 héc-ta lúa mạch, theo Bộ Nông nghiệp Iraq. Quan chức này cho biết, 100.000 nông dân tại tỉnh đã di tản hết. Người nông dân thường giữ hạt khi thu hoạch để làm hạt giống. ISIS chiếm giữ dư thừa số lượng ngũ cốc để có hạt giống. Nhóm này cũng kiểm soát các cơ quan Bộ Nông nghiệp tại Mosul và Tikrit, những người nắm rõ các nguồn cung phân bón.

Nhưng ai sẽ gieo hạt và bón phân mới là vấn đề, theo Mohamed Diab, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới phụ trách khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và Đông Âu. Ông cho rằng “rất khó” để kêu gọi người dân quay trở về: “Bức tranh ảm đạm hiện hữu cho sản lượng nông nghiệp trong năm tới. Nơi đây là vựa lúa chính của đất nước”.

Điều này đặc biệt đúng đối với người Ả Rập không theo dòng Sunni cư trú ngoài vùng lãnh thổ do ISIS chiếm đóng, họ cũng lo sợ phiến quân sẽ chiếm làng và sản phẩm thu hoạch chưa bán được của họ.

Thậm chí nếu việc trên không xảy ra thì họ cũng không có kế hoạch trồng trọt vào mùa mưa đầu tiên cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10.

Nông dân tại thị trấn Shekhan, cạnh những cánh đồng lúa mì trơ gốc rạ, cho biết họ không trông mong có thể nhận được hạt giống, phân bón và nhiên liệu cho trồng trọt vì ISIS đã kiểm soát chính phủ tại Mosul. “Vấn đề thật sự là làm sao có thể lấy được hạt giống cho các vùng trong và ngoài Mosul”, thị trưởng Nineveh Atheel Nujaifi cho biết.

Ông cũng nhận định rằng sản lượng sẽ giảm mạnh vào vụ mùa tiếp. Bashar Jamo là người đứng đầu hợp tác xã địa phương cũng rất bất an, “Điều quan trọng nhất với chúng tôi là nông nghiệp, chứ không phải an ninh. Có lẽ ISIS sẽ thiết lập một nhà nước hay chỉ ở quy mô một đội quân, nhưng điều cần cho chúng tôi chính là khả năng được canh tác”.

Thiên Hà, Hàn Mai – Theo Reuters

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x