Indonesia dùng máy bay, tàu chiến xua đuổi tàu Trung Quốc trên Biển Đông

14/01/20, 16:31 Tin trong ngày, Việt Nam

Theo thông tin từ phía Indonesia, vào ngày 11/1 vừa qua, nước này tiếp tục phát hiện 6 tàu cảnh sát biển, 1 tàu giám sát biển (hải giám) của Trung Quốc đang hộ tống các tàu cá đánh bắt cá phi pháp tại vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Để bảo vệ chủ quyền, cùng ngày, quân đội Indonesia đã điều tàu chiến và cả máy bay chiến đấu để giám sát, xua đuổi các tàu của Trung Quốc.

Theo Tư lệnh Bộ chỉ huy khu vực phòng thủ hỗn hợp số I, Chuẩn Đô đốc Yudo Margono, Indonesia đã điều 3 tàu hải quân KRI Usman Harun-359, KRI Jhon Lie-358, và KRI Karel Satsuitubun-356 và cả máy bay F-16 để giám sát, xua đuổi các tàu cá của Trung Quốc nói trên ra khỏi EEZ.

Indonesia dùng máy bay, tàu chiến xua đuổi tàu Trung Quốc trên Biển Đông-ảnh 1
Hình ảnh cho thấy tàu chiến và máy bay F-16 của Indonesia đang bám sát một tàu hải cảnh Trung Quốc ở vùng biển Natuna (Ảnh: Reuters)

Theo trang tin Hoa ngữ Đa Chiều, vào ngày 13/01, quân đội Indonesia đã công bố những bức ảnh có độ phân giải cao về các tàu công vụ Trung Quốc tại hiện trường hôm đó (11/01). Theo các bức ảnh mà Indonesia công bố, thấy ít nhất có 3 tàu cảnh sát biển mang số hiệu 5202, 4301, 5403 và một số lượng lớn tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại hiện trường. 

Indonesia dùng máy bay, tàu chiến xua đuổi tàu Trung Quốc trên Biển Đông-ảnh 7
Trung Quốc huy động lực lượng tàu cảnh sát biển hùng hậu hộ tống các tàu đánh cá trong vùng biển phía Bắc Natuna (Ảnh Đa Chiều)

Trong số đó, có tàu 5202 của Trung Quốc được trang bị pháo hạm PJ26 một nòng cỡ 76 mm, có tốc độ bắn tối đa 120 phát/phút, hoàn toàn không gặp bất lợi khi đối mặt với tàu chiến của Indonesia.

Indonesia dùng máy bay, tàu chiến xua đuổi tàu Trung Quốc trên Biển Đông-ảnh 5
Tàu cảnh sát biển 5202 của Trung Quốc trang bị pháo hạm 76mm hộ tống các tàu cá Trung Quốc vào đánh bắt trong vùng biển phía Bắc Natuna (Ảnh: Đa Chiều)

Cuộc đối đầu bắt đầu hồi giữa tháng 12 khi một tàu hải cảnh Trung Quốc, đi cùng các tàu đánh cá của nước này, tiến vào vùng biển ngoài khơi phía bắc quần đảo Natuna của Indonesia. Sau đó, Jakarta đã triệu tập đại sứ Bắc Kinh, theo Reuters.

Người phát ngôn của Không quân Indonesia, ông Fajar Tri Rohadi ngày 8/1 đã thông báo: “Chúng tôi đã cử 8 tàu và 8 máy bay chiến đấu tới khu vực quần đảo Natuna”.

Không những vậy, vào ngày 8/1, ông Joko Widodo, Tổng thống của Indonesia còn đích thân đến khu vực này để khẳng định chủ quyền lãnh hải. Ông Widodo nói với các phóng viên có mặt trên đảo Natuna rằng vùng biển này hoàn toàn thuộc về Indonesia.

Indonesia dùng máy bay, tàu chiến xua đuổi tàu Trung Quốc trên Biển Đông-ảnh 4
Ngày 8/1, Tổng thống Widodo đến thị sát vùng biển Natuna, khẳng định chủ quyền của Indonesia đối với vùng biển này (Ảnh: AFP)

Quân đội Indonesia ngày 9/1 cho biết, hầu như toàn bộ các tàu hải cảnh và tàu đánh cá Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển tranh chấp ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia sau khi tổng thống ông Joko Widodo vừa đến.

Indonesia dùng máy bay, tàu chiến xua đuổi tàu Trung Quốc trên Biển Đông-ảnh 3
Tàu chiến Indonesia xua đuổi tàu cảnh sát biển Trung Quốc (Ảnh: Reuters)

Ngoài ra, vào ngày 10/1, sau chuyến thị sát, ông Widodo đã hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu tại Dinh Tổng thống đang ở thăm Indonesia, bày tỏ hy vọng Nhật Bản sẽ đẩy mạnh đầu tư vào các ngành công nghiệp đánh cá, du lịch và năng lượng của Quần đảo Natuna và tăng cường sự hợp tác giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước. 

Indonesia dùng máy bay, tàu chiến xua đuổi tàu Trung Quốc trên Biển Đông-ảnh 9
Tàu Indonesia bám sát, xua đuổi tàu cảnh sát biển Trung Quốc (Ảnh: Reuters)

Sau khi tàu chiến và chiến đấu cơ của Indonesia xua đuổi tàu của Trung Quốc ra khỏi vùng tranh chấp. Vào ngày 11/1, trong một thông cáo báo chí, Chuẩn Đô đốc Margono nhấn mạnh nếu các tàu cá Trung Quốc vẫn tiếp tục vi phạm EEZ của Indonesia, lực lượng chức năng Indonesia sẽ bắt giữ các tàu này và đưa ra xét xử tại tòa án. 

Đồng thời, Tổng thống Joko Widodo đã ra lệnh cho các cơ quan chức năng Indonesia có hành động mạnh mẽ đối với những hành vi xâm phạm chủ quyền này của Trung Quốc.

Từ Nguyên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x