Tàu hải cảnh Trung Quốc di chuyển về Bãi Tư Chính khi rời Indonesia?

10/01/20, 15:30 Tin trong ngày, Việt Nam

Tại cuộc họp báo chiều ngày 9/1, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam vẫn đang xác minh thông tin liên quan đến việc tàu Trung Quốc đang kéo vào vùng biển Việt Nam sau nhiều ngày hiện diện ở rìa vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh qua news)

“Các lực lượng chức năng luôn giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trên vùng biển của Việt Nam được xác định theo Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS)”, bà Lê Thị Thu Hằng cho hay.

Ngoài ra, bà Thu Hằng cũng khẳng định lập trường của Việt Nam: “Mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ quy định của UNCLOS 1982, không làm phức tạp tình hình, có đóng góp thích hợp để gìn giữ hòa bình”.

Ít nhất 4 tàu hải cảnh Trung Quốc tại thềm lục địa mở rộng phía nam Việt Nam?

Cùng ngày (9/1), quân đội Indonesia cho biết, các tàu tuần duyên cũng như đánh cá của Trung Quốc đã rời vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia quanh quần đảo Natuna giáp Biển Đông.

Ngày 9/1, tàu hải cảnh 35111 cách bãi Tư Chính khoảng 23,3 hải lý. (Ảnh qua trithuc)
Ngày 9/1, tàu hải cảnh 35111 cách bãi Tư Chính khoảng 23,3 hải lý. (Ảnh qua trithuc)

Theo dữ liệu từ Maritime Traffic, trang web theo dõi hoạt động của các tàu trên biển, ít nhất 2 tàu Trung Quốc số hiệu 35111 và 46303 sau khi xuất hiện trong vùng biển gần quần đảo Natuna (Indonesia) nhiều ngày qua, tới chiều ngày 7/1/2020 đã chuyển hướng quay mũi hướng về khu vực Bãi Tư Chính.

Cụ thể, vào 18h25′ ngày 8/1, tàu 46303 cách Bãi Tư Chính tầm 45 hải lý. Vào 20h04’ cùng ngày, tàu 35111 chỉ cách Bãi Tư Chính khoảng 23,3 hải lý. Cả hai vị trí này đều đang nằm trong thềm lục địa phía nam của Việt Nam.

Ngoài 2 con tàu trên, vào lúc 5h sáng ngày 9/1, tàu hải cảnh 5302 đã bật AIS một lần cho thấy tàu này cũng hiện diện trong khu vực thềm lục địa phía nam Việt Nam. Sau đó, trong khu vực này lại xuất hiện thêm một tàu hải cảnh số hiệu 5403.

Như vậy, tại thềm lục địa mở rộng phía nam của Việt Nam hiện đang phát hiện ít nhất 4 tàu hải cảnh Trung Quốc.

Các tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện gần bãi Tư Chính.
Các tàu hải cảnh Trung Quốc hiện diện gần bãi Tư Chính. (Ảnh qua trithuc)

Tàu Trung Quốc không chịu rời đi, Tổng thống Indonesia ra thực địa

Được biết, bắt đầu từ giữa tháng 12/2019, tàu hải cảnh cùng hàng chục tàu cá Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quần đảo Natuna, thuộc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Indonesia, khiến nước này phải triệu đại sứ Trung Quốc tại Jakarta để phản đối. 

Bất chấp sự phản đối của Indonesia, phía Trung Quốc tuyên bố vùng nước tại Natuna là vùng đánh cá truyền thống của nước này và từ chối rút tàu đánh cá trở về.

Ông Widodo ra thăm đảo ở vùng biển nơi các tàu Trung Quốc không chịu rời đi. (Ảnh qua tienphong)
Ông Widodo ra thăm đảo ở vùng biển nơi các tàu Trung Quốc không chịu rời đi. (Ảnh qua tienphong)

Theo đó, Indonesia đã triển khai 8 tàu chiến cùng 4 chiến đấu cơ và hàng trăm ngư dân tới vùng biển này để gây sức ép buộc các tàu Trung Quốc đang hoạt động trái phép tại đây rời đi. 

Không những vậy, vào ngày 8/1, ông Joko Widodo, Tổng thống của Indonesia còn đích thân đến khu vực này để khẳng định chủ quyền lãnh hải. Ông Widodo nói với các phóng viên có mặt trên đảo Natura rằng vùng biển này hoàn toàn thuộc về Indonesia. 

“Chúng ta có một quận ở đây, một hội đồng và một thống đốc. Không phải tranh cãi gì hết. Trên thực tế và về thực quyền, Natuna là Indonesia”, ông Widodo nói. 

Liên quan tới vấn đề Biển Đông, khi được hỏi về phản ứng về việc ‘Malaysia đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc về bản đồ giới hạn thềm lục địa của nước này ở Biển Đông’, phát ngôn viên Thu Hằng nói rằng “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Là quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Việt Nam được hưởng đầy đủ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với công ước luật biển. 

Đồng thời, Việt Nam cũng bảo lưu quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mở rộng bên ngoài 200 hải lý khu vực giữa Biển Đông như đã nêu tại Công hàm gửi Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa năm 2009.”

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x