Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.8)
Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, dưới bút pháp vừa thực vừa hư, ông muốn con người thế gian, những người đang si mê tại chốn “Hồng Lâu” hãy thức tỉnh. Thực tế, ý nghĩa ẩn sau trong câu chuyện chính là huyền cơ tu luyện của Phật gia và Đạo gia.
Trong phần 7, Hồng Lâu Mộng chỉ ra rằng, con người thường lâm vào “cảnh đáng thương hại”, cứ để các dục vọng và cảm xúc điều khiển thân xác mình. Vậy nên, để thoát khỏi tình cảnh này, con người phải tập tự chủ, phải tập cho linh hồn làm chủ thể xác; đó chính là đạt tới trạng thái thân thần hợp nhất. Hơn nữa, tác phẩm cũng nhắn nhủ rằng “tâm làm thì thân chịu”, khi có mâu thuẫn xảy đến ta không nên tìm cầu cách giải quyết từ bên ngoài, mà phải biết hướng nội, tìm ra sai sót ở bản thân mình.
8. Tâm chân chính, kẻ xấu ác không dám quấy nhiễu
Dù đời hay đạo để được an vui, hạnh phúc, không ốm đau bệnh tật, con người cần chú ý giữ gìn tâm tính, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của mình, áp dụng nguyên lí Chân Thiện Nhẫn trong sinh hoạt hằng ngày. Giới tu luyện có câu: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Mọi ý niệm, hành động, lời nói của chúng ta không thể nào che mắt được chư Phật, Đạo, Thần. Mọi đau khổ, bệnh tật, xui rủi mà chúng ta gặp phải lẽ nào lại là ngẫu nhiên? Nếu biết nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của mình, làm lành tránh ác, sống thanh cao, chân chính, chẳng ham mê danh lợi thì cuộc sống sẽ luôn gặp nhiều tốt đẹp, may mắn. Bởi “nhất chính áp bách tà”, tâm càng thanh cao, càng chân chính, càng đồng hóa với đặc tính của vũ trụ là Chân Thiện Nhẫn, thì làm sao cái ác lại dám quấy nhiễu được chính mình.
Trong Hồng Lâu Mộng, hồi thứ hai mươi lăm, kể: Vì sợ Phượng Thư và Bảo Ngọc giành hết gia sản của con mình, nên dì Triệu (tức mẹ của Giả Hoàn) đã đưa tiền nhờ Mã đạo bà làm phép trù yểm Phượng Thư cùng Bảo Ngọc.
“Mã đạo bà thấy đống bạc trắng phau, liền bất cần đen trắng nhận lời ngay. Mụ rút trong người ra mười con quỷ cắt bằng giấy, mặt xanh nanh bạc, cùng hai hình nhân đưa cho dì Triệu khẽ dặn: ‘Viết tên tuổi hai người ấy vào hai hình nhân này và đặt năm con quỷ ở đầu giường mỗi người là được. Tôi trở về làm phép sẽ có hiệu nghiệm…’.
Ở đây “Mã đạo bà” tượng trưng cho phụ thể. Dì Triệu do tâm bất chính, ham mê tiền tài, địa vị, bất chấp thủ đoạn, tốt xấu, trắng đen miễn sao được đạt mục đích nên đã chiêu mời tà ma, ác quỷ, phụ thể.
Qua đó, ta thấy rằng nếu không giữ tâm ngay chính, mong cầu, nghĩ tưởng những điều bất thiện ắt sẽ chiêu mời ma quỷ, phụ thể sẽ nhập vào thân xác làm đều sái quấy. Như đoạn trích trên, cũng bởi mưu cầu tiền của, bất chấp tốt xấu, dì Triệu đã khởi lên ma tính, nên đã chiêu mời ma quỷ, phụ thể đó chính là Mã đạo bà.
“Mười con quỷ cắt bằng giấy, mặt xanh nanh bạc, cùng hai hình nhân” tượng trưng cho thập ác bất xá, ma tính
“Năm con quỷ” ẩn dụ chỉ cho năm giác quan của con người. Con người thế gian thường sống theo thị hiếu của mình: thích ăn ngon, mặt đẹp, thích được khen, nghe những lời đường mật, nói chuyện phiếm mà không cần quan tâm đúng hay sai, thật hay giả. Chiều theo dục vọng, cảm xúc, để chúng điều khiển lôi kéo ta như những “con rối” làm những chuyện xằng bậy, trái đạo đức.
Xét về mặt tu luyện, “năm con quỷ” tượng trưng cho danh, lợi, tình, sắc, dục mà ta cần loại bỏ nếu muốn tiến bước trên con đường tu luyện. Nếu bị nhiễm trong thứ đó, thì làm tâm ta bị ô nhược, che mờ bản tính thiện lương, tiên thiên sẵn có .
Qua đoạn trích trên, tác giả muốn nhắc ta rằng, trong bất kì hoàn cảnh nào chúng ta phải làm chủ lấy chính mình, không được để cảm xúc, vật chất thế gian chi phối, điều khiển lí trí. Tâm nhất định phải chính, nếu ta ham sống trong hưởng thụ, thõa mãn dục vọng, tình cảm làm cho chủ hồn (chủ ý thức) ngày càng yếu đi, không kiểm soát được lí trí, phần hồn dễ bị tín tức ngoại lai can nhiễu hay phụ thể nhập vào. Trong mỗi chúng ta đều tồn tại Phật tính và ma tính. Phật tính đại diện cho những suy nghĩ, lời nói, hành động tốt đẹp, thiện lành. Ma tính tượng trưng cho những suy nghĩ, lời nói hành động xấu ác, mưu cầu danh lợi, thiệt người lợi mình… Nếu tâm không chính, ma tính khởi lên sẽ chiêu mời lấy rắc rối; ma quỷ, phụ thể sẽ nhập vào xác thân và điều khiển ta.
Không giữ gìn tâm ý, sẽ chiêu mời rắc rối
… “Đến khi Bảo Ngọc ăn cơm xong, đang nói chuyện cùng mọi người, thì bỗng kêu to: ‘Trời ơi nhức đầu lắm! Tôi chết mất!’. Rồi nhảy vọt lên cao, mồm nói lảm nhảm, cầm dao, múa gậy liều sống liều chết, làm dậy trời dậy đất…
Đương lúc chưa ai biết tính sao, thì Phượng Thư lại tay cầm dao, xăm xăm chạy vào vườn gặp gà chém gà, gặp chó chém chó, gặp người cũng trợn mắt lên hăm chém, ai nấy đều sợ hết vía”.
Khi phần hồn không làm chủ được thể xác, Bảo Ngọc và Phượng Thư làm ra những chuyện kinh thiên động địa, mất lí trí “mồm nói lảm nhảm, cầm dao, múa gậy hay gặp gà chém gà, gặp chó chém chó…”. Tác giả ngụ ý muốn nhắc nhở chúng ta rằng phải biết giữ gìn thân, khẩu, ý. Khi nói phải biết mình đang nói gì, khi nghĩ phải biết mình đang nghĩ gì, khi làm phải rõ mình đang làm ra sao. Lúc nào cũng luôn luôn làm chủ được chính mình, ý thức được chính mình .
“Cả nhà đang bối rối, bỗng từ xa văng vẳng có tiếng mõ đưa lại, rồi nghe đọc mấy câu: ‘Nam mô giải oan giải kết bồ tát! Có ai đau ốm cửa nhà không yên, bị ma ám, gặp điềm dữ, ta sẽ chữa cho’.
Giả mẫu và Vương phu nhân nghe thấy, liền cho người ra phố tìm. Giả Chính không dám trái lời, nghĩ bụng: ‘nhà mình kín cổng cao tường thế này, làm sao lại nghe được rõ những lời như vậy’”.
Câu “Nam mô giải oan giải kết bồ tát” ám chỉ: muốn hóa giải mọi ân oán, tai họa, tât bệnh, đau khổ ta cần có tâm hướng thiện, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức.
Câu “nhà mình kín cổng cao tường thế này, làm sao lại nghe được rõ những lời như vậy” ẩn ý rằng: lời nói ấy xuất phát từ đáy lòng, muốn giải quyết mọi vấn đề cho tốt đẹp, ta cần phải hướng nội, tĩnh tâm lại, soi xét bản thân, không nên hướng ngoại mà cầu, sẽ chẳng bao giờ đạt được.
Danh, lợi, tình che mờ đi lí trí
Quả thật, trong cuộc sống ta thường chấp vào “sắc” xem những gì trông thấy, nhìn thấy là thật, khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn hay gặp điều chẳng lành thường oán than, khóc lóc mà chẳng biết xét lại tâm, để tìm ra nguyên nhân tại sao lại dẫn đến như vậy. Giới tu luyện có dạy: Phật tại tâm trung, nghĩa là phải hướng nội, hướng tâm mà tìm, mà tu, không nên hướng ngoại mà tìm mà truy cầu. Con người ta khi đối diện trước mâu thuẫn, đau khổ chẳng ai dám nhận sai về mình, lúc nào cũng đỗ lỗi cho hoàn cảnh, cho số phận, cho người khác, mà tranh đấu hơn thua, chẳng ai dám xét lại bản thân. Có biết đâu, mọi tốt xấu cũng do tâm mình mà ra “tâm làm thân chịu”.
“Vị đạo nhân cười nói: ‘Hiện nhà người có thứ hiếm lạ, cần gì thuốc tiên!’. Giả Chính nghe nói có ngụ ý, liền nhớ ra, nói: ‘Con tôi khi mới đẻ, có ngậm một viên ngọc, trên có khắc chữ ‘trừ được ma quỷ’ nhưng xưa nay chưa thấy hiệu nghiệm gì cả’”.
Vị đạo nhân là người tu luyện bên Đạo gia, tu chân dưỡng tính đại diện cho chữ Chân. Vị hòa thượng tu luyện bên Phật gia tu thiện đại diện cho chữ Thiện. Viên ngọc, món vật quý, cứng rắn, chai lì, bất động tâm trước mọi hoàn cảnh đại diện cho chữ Nhẫn.
Vậy viên ngọc cùng với sự xuất hiện của vị hòa thượng, và vị đạo nhân là ẩn dụ cho ba tiêu chẩn: “Chân, Thiện, Nhẫn” mà con người cần.
Từ đó ta thấy rằng, để phục hồi về bản tính khi xưa, để sống có lí trí, ta cần có tâm hướng thượng, sống và hành theo Chân Thiện Nhẫn để thoát khỏi mọi đau khổ, tai họa, ốm đau, bệnh tật. Muốn được vậy, chúng ta phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tìm, chứ đừng hướng ngoại mà tìm, mà truy cầu.
Tại sao viên ngọc có khắc chữ “trừ được ma quỷ”?
Khi sinh ra Bảo Ngọc đã ngậm viên ngọc trong mình. Viên ngọc ngụ ý chỉ bản tính tiên thiên vốn có của chúng ta, tâm càng trong sáng càng thuần tịnh thì ta càng tiếp cận với năng lượng của vũ trụ, với đặc tính tính Chân Thiện Nhẫn, giống như tấm gương càng sáng bao nhiêu ta sẽ càng nhìn rõ mọi thứ bấy nhiêu. Do đó, trong giới tu luyện có câu “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”, kẻ ác trông thấy người đạo cao đức trọng cũng phải kinh khiếp, tránh xa.
“Nhà sư nói: ‘Trưởng quan không biết đấy thôi. Viên ngọc ấy rất thiêng, nhưng vì bị tiếng hát, sắc đẹp và tiền của làm mê muội đi nên không thiêng nữa. Xin đem viên ngọc ấy ra đây, để tôi tụng niệm, tự nhiên nó sẽ linh thiêng như cũ’.
“Tiếng hát, sắc đẹp, tiền của” tượng trưng cho ba món mà ta bị trói buộc. Đó là: danh, lợi, và tình.
Trong thùng thuốc nhuộm lớn của xã hội người thường, chỉ vì danh lợi tình làm che mờ đi lí trí, bản tính tiên thiên vốn có, mê mờ, đắm chìm trong ảo mộng. Chỉ khi biết phản bổn quy chân, quay về Chân Thiện Nhẫn thì con người mới thức tỉnh, tìm đường trở về quê nhà đích thực của mình.
Tại sao nhà sư tụng niệm thì hòn ngọc linh thiêng trở lại? Ngụ ý rằng con người cần phản bổn quy chân, nhất tâm hướng thượng, quay về bản tính nguyên thủy, tẩy rửa mùi trần. Muốn được vậy, ta cần tìm được một chính phái, tu luyện chiểu theo Chân Thiện Nhẫn thì sẽ được Pháp tẩy tịnh tâm thân, xóa đi mọi ô trược trong tam giới này.
Phản bổn quy chân
“Giả Chính lấy viên ngọc ở cổ Bảo Ngọc ra, đưa cho hai người. Vị hòa thượng cầm lấy viên ngọc đặt trên bàn tay, thở dài: ‘Từ khi ở núi Thanh Ngạnh đến nay, thấm thoát đã mười ba năm! Đời người như bóng hồ qua cửa, đầy rẫy trần duyên, rồi cũng trong nháy mắt! Khá khen chỗ đáng quý của ngươi lúc ấy:
Dọc đất ngang trời vẫn đứng đây,
Buồn vui chẳng vấy tấc lòng này.
Chỉ mong tôi luyện thành linh vật,
Cảnh tỉnh người đời chuyện dở hay.
Và đáng tiếc cuộc lăn lộn của ngươi như ngày nay:
Ngọc sáng nhiễm vào vết phấn son,
Buồng khuya mê mết chuyện vuông tròn.
Hãy mau tỉnh dậy đừng mê nữa,
Hoàn nợ xong rồi, thế cuộc tan’”.
Tại sao vị hòa thượng lại nói: “Đời người như bóng hồ qua cửa, đầy rẫy trần duyên, rồi cũng trong nháy mắt!”? Quả thật, mọi vật chất ở thế gian mà chúng ta đang có, đang hưởng thụ cũng chỉ làm giả tạm, khi sinh không mang đến, khi tử cũng chẳng mang theo. Chỉ có mang theo đức và nghiệp bên mình. Đức hay nghiệp do nơi tâm ý mình sinh ra. Người càng nhiều đức thì càng phù hợp với Chân Thiện Nhẫn. Kẻ nhiều nghiệp sẽ trái với Chân Thiện Nhẫn.
Trong luân hồi, trong mê mờ làm cho chúng ta không nhìn thấy được chân tướng, dựa vào ngộ tính của mình mà bước đi. Người ngộ tính cao thấy đau khổ mà thức giác, tìm đường tu luyện. Kẻ ngộ tính thấp cứ cho rằng những gì mình đang sở hữu là thật, mà không chịu buông bỏ để đến khi nhận ra mọi chuyện đã quá muộn để hối tiếc.
“Dọc đất ngang trời vẫn đứng đây.
Buồn vui chẳng vấy tấc lòng này.
Chỉ mong tôi luyện thành linh vật,
Cảnh tỉnh người đời chuyện dở hay”.
Bốn câu thơ trên ẩn dụ cho lời thệ ước xuống trần gian để tu luyện tâm tính, nâng cao cảnh giới, trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh.
Còn bốn câu:
Ngọc sáng nhiễm vào vết phấn son,
Buồng khuya mê mết chuyện vuông tròn.
Hãy mau tỉnh dậy đừng mê nữa,
Hoàn nợ xong rồi, thế cuộc tan”.
Ẩn dụ cho người khi xuống trần gian, bị mê mờ trong danh lợi tình quên đi thệ ước, duyên may được Sư Phụ điểm hóa, nhắc nhở quay trở về.
Trong các hồi trước đã lí giải Thần Anh Thị Giả và Thạch Đầu trong xác thân của Bảo Ngọc, với thệ ước khi xưa: Thạch Đầu muốn nếm trải mùi vị thế gian, chịu bao đau khổ cũng chẳng oán than, còn Thần Anh muốn xuống trần để ma luyện tâm tính nâng cao tầng thứ của mình. Hòn ngọc trong người của Bảo Ngọc tượng trưng cho tâm tính, bản tính nguyên thủy của mình, chứa đầy bản chất Chân Thiện Nhẫn.
Chuyện còn ngụ ý rằng: Con người sinh ra không phải vì để làm người, để hưởng thụ vinh hoa phú quý, tham luyến mùi trần mà chính là tu luyện, phản bổn quy chân quay trở về bản tính tiên thiên vốn có. Sâu xa hơn ta thấy, từ một tầng cao trên thiên thượng, vì muốn nâng cao tầng thứ, cảnh giới, mà các vị Thần đã phát nguyện, muốn xuống trần gian để tu luyện, cứu độ chúng sinh, hoàn thành thệ ước .
Tại sao vị hòa thường lại thấy đáng tiếc khi nói: “Ngọc sáng nhiễm vào vết phấn son. Buồng khuya mê mết chuyện vuông tròn”? Điều này ám chỉ con người đam mê sắc dục làm hoen ố đi bản tính vốn có của mình.
“Hãy mau tỉnh dậy đừng mê nữa. Hoàn nợ xong rồi, thế cuộc tan” muốn nhắc nhở, cảnh tỉnh chúng ta hãy thức tỉnh, đừng mê đắm trong danh lợi tình mà chuốc lấy đau khổ. Hãy lo tu tâm sửa tính, hành theo nguyên lí Chân Thiện Nhẫn để hóa giải mọi nợ nghiệp, hoàn thành thệ ước quay về quê xưa chốn cũ.
Tại sao “phải treo viên ngọc ở trên xà nhà, ngay chỗ giường nằm”? Tác giả muốn nhắc nhở chúng ta phải buông bỏ mọi thứ, mọi ý niệm, xả bỏ mọi chấp trước, nâng cao tâm tính, có tâm hồn hướng thượng.
Câu “trừ người thân ra, không được cho phụ nữ, con gái vào. Sau ba mươi ngày bệnh sẽ khỏi” ám chỉ rằng ta cần phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Không được khởi lên bất kì sắc dục nào. Phải đồng hóa với đặc tính Chân Thiện Nhẫn, tiếp được trường năng lượng của vũ trụ thì ta sẽ hóa giải mọi đau khổ.
Suy ngẫm ẩn ý sâu xa hơn, là nhắc ta cần phải thoát khỏi cái tình. Tam giới là bể hồ rộng lớn, nước chứa trong đấy chính là “tình”. Con người ta sống vì cái tình này, bao gồm cả tình cảm gia đình, tình vợ chồng, tình yêu nam nữ, tình bạn, tình thầy trò, cảm tình… Không có tình con người chỉ như một khúc gỗ, hay một tảng đá, vô cảm. Từ “tình” làm cho con người khởi lên thất tình lục dục. Yêu vì tình, hận vì tình, khóc vì tình, hờn ghen vì tình, tự tử vì tình…
Nếu con người bị ràng buộc, mê đắm trong mối tơ tình này, họ sẽ chịu đau khổ, phiền muộn. Vì vậy, muốn hướng thượng ta cần phải buông bỏ mọi thứ bao gồm cả cái tình, phải biết giữ gìn thân, khẩu, ý trong khi nâng cao tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn. Bỏ chữ tình, nhưng không bỏ trách nhiệm, chúng ta cũng cần làm trọn nghĩa vụ, bổn phận, làm tốt công việc của mình trong cuộc sống, sinh hoạt. Trong va chạm, trong mâu thuẫn phải biết hướng nội, đề cao tâm tính.
Ngẫm lại Hồng Lâu Mộng ta thấy, trong mọi việc xảy ra hằng ngày chẳng có gì là ngẫu nhiên cả, đều có quan hệ nhân duyên của nó. Nếu một người không tu luyện sẽ phải chịu luật nhân quả, có vay ắt có trả để hoàn trả nghiệp từ đó mới có cuộc sống tốt đẹp. Còn người tu luyện, có thệ ước khi xưa, khi xảy ra vấn đề nào đấy ta chớ nên coi thường, có lẽ là Trời Phật bảo hộ nhắc nhở ta phải sống đúng với Chân Thiện Nhẫn. Khi đã đồng hóa được với Chân Thiện Nhẫn, với Pháp thì sẽ hóa giải mọi nguy nan.
“Nhất tâm hướng thượng đồng hóa Pháp
Hòa vào nguyên lí Chân Thiện Nhẫn
Hãy luôn giữ lấy tâm chân chính
Hoàn thành thệ ước phản hồi quy”.
(Còn tiếp)
Chánh Bình, dịch từ Zhengjian.org