Hồng Lâu Mộng – Tác phẩm thức tỉnh con người thế gian (P.2)

08/12/15, 15:13 Cổ Học Tinh Hoa

Hồng Lâu Mộng của tác giả Tào Tuyết Cần, dưới bút pháp vừa thực vừa hư, ông muốn con người thế gian, những người đang si mê tại chốn “Hồng Lâu” hãy thức tỉnh. Thực tế, ý nghĩa ẩn sau trong câu chuyện chính là huyền cơ tu luyện của Phật gia và Đạo gia.

Các nhân vật trong Hồng Lâu Mộng năm 1987 của đạo diễn Vương Phù Lâm
Các nhân vật trong ”Hồng Lâu Mộng”, năm 1987 của đạo diễn Vương Phù Lâm.

Thứ mà người tu luyện khó tu bỏ đi nhất là “tình”: Tình thân, tình yêu nam nữ, tình bạn, tình phụ mẫu, yêu và ghét, thích và vui, v.v. “Hồng Lâu Mộng” còn có tên gọi là “Tình Tăng Lục”, kể về vị đạo nhân Không Không ghi chép câu chuyện “Thạch Đầu Ký”. Nhờ ghi chép lại “Thạch Đầu Ký” mà “Nhân không kiến sắc, do sắc sinh tình, chuyển tình nhập sắc, tự sắc ngộ không” (Vì không mà thấy sắc, do sắc mà sinh tình, chuyển tình nhập vào sắc, từ sắc ngộ ra không). Xét từ góc độ này, chủ đề của “Hồng Lâu Mộng” còn có thể tổng kết ra như sau: Nhìn thấu “xuân” tình của nhân gian, tự nhiên nhập vào không môn.

2. Tình là chi?

Để giải việc này, đầu tiên ta hãy tìm nguyên nhân mà Không Không đạo nhân đổi tên truyện này từ “Thạch Đầu ký” thành “Tình Tăng ký”. Đây chính là đoạn mở đầu quan trọng trong Hồng Lâu Mộng, ta cần biết tam giới là gì cũng là phải hiểu được tình là chi?

Trong phần mở đầu Hồng Lâu Mộng kể: Không Không đạo nhân nghe nói xong, ngẫm nghĩ một hồi, xem kỹ “Thạch Đầu ký”  một lần nữa, thấy trong đây tuy cũng có những lời chê kẻ nịnh, mắng người gian, diệt tà vạy, nhưng không có ý biếm nhẽ thời thế.

Các việc liên quan tới luân thường đạo lý: Vua nhân, tôi trung, con hiếu, cha hiền…thì hết lòng ca ngợi, không sách nào bì được.

Trong sách chủ yếu nói về tình, nhưng toàn là việc thật, không hề tô vẽ thêm như các sách thiên về dâm tình hò hẹn. Nên đạo nhân đã ghi chép lại truyện này để truyền hậu thế. Lại nhân vì chỗ này, Không Không đạo nhân thấy từ không mà thấy sắc, do sắc mà sinh tình, lại chuyển tình vào sắc, từ sắc mà ngộ được không, nên đạo nhân đã đổi tên truyện từ “Thạch Đầu ký” ra “Tình Tăng ký”.

Thế nào là “từ không mà thấy sắc, do sắc mà sinh tình, lại chuyển tình vào sắc, từ sắc mà ngộ được không”? Đầu tiên cần hiểu tam giới là gì?

Nhân vật trong bộ phim Hồng Lâu Mộng năm 1987 của đạo diễn Vương Phù Lâm
Nhân vật trong bộ phim “Hồng Lâu Mộng” năm 1987 của đạo diễn Vương Phù Lâm.

Tam giới là cảnh giới thấp nhất trong phạm vi một vũ trụ. Đạo gia và Phật gia đều nói về nó. Thật ra trong thần thoại Tây phương cũng có nói về tam giới, chỉ là không nói rõ như trong văn hóa Trung Quốc mà thôi.

Tam giới tính từ dưới lên trên gồm ba tầng thứ lớn: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Mỗi tầng trên lại phân thành nhiều cảnh giới khác. Vì thế trong Đạo và Phật gia có thuyết nói về chín tầng thiên và ba mươi ba tầng thiên.

Trong tam giới, bản thể cùng điều kiện sinh tồn của các sinh mệnh và vật chất đều khác nhau. Cõi dục giới là thấp nhất, trên đường tu luyện, khi loại bỏ được vướng mắc, ham muốn ở mọi mặt (kể cả tình dục), ta sẽ tiến nhập sang cõi sắc giới, khi bỏ được sự phân chia, đánh giá về sắc chất, ta sẽ tiến sang cõi vô sắc giới. Ở cõi vô sắc, người ta không còn ham muốn dục vọng, không còn phân chia ta người nữa, nhưng vẫn còn có cái tình. Tu luyện tiếp, bỏ được cái tình này là ta đã thoát ly tam giới. Con người ở nơi nhân gian chính là cõi thấp nhất của cõi dục giới trong vũ trụ.

Trong tam giới thì cái tình là chủ tể, nó chi phối mọi tư duy và tư tưởng của mọi chúng sinh. Bản chất của tình là vị tư, cảnh giới càng thấp, mọi trạng thái của sinh mệnh càng ô trược.

Ta ví tam giới như một cái hồ với tình là nước trong đó, mọi sinh mệnh trong tam giới đều bị tình chi phối, giống như cá không thể rời khỏi nước. Muốn ly khai khỏi tam giới thì có một cách duy nhất là tu luyện tiến lên cao tầng và đây chính là mục đích của sự tu luyện trong Phật và Đạo, giúp người thoát ly biển khổ, vĩnh viễn không còn sinh tử luân hồi nữa. Động vật không mang tính người nên không thể tu luyện, muốn tu luyện phải có thân người. Thân người khó được Phật Pháp khó nghe là thế.

Ra ngoài tam giới là không còn bị cái tình khống chế nữa; cảnh giới càng cao vật chất càng vi quan. Ở trong tam giới không thể nhìn được vật chất ở mức vi quan, muốn tiến lên cao tầng, tâm phải buông bỏ tất cả, mọi vật chất trong tam giới đều coi là “không” là “vô”, đạo đức của ta đồng hóa với tiêu chuẩn đạo đức ở cảnh giới nào thì ta sẽ tiến nhập và thấy được mọi trạng thái ở cảnh giới đó.

Những gì ở một cảnh giới nào đó mà ta không thấy, không nghe, không biết được, không có nghĩa là cảnh giới đó không tồn tại mà là ta chưa đồng hóa và tiến nhập vào cảnh giới đó nên không nhận thức được.

Không Không đạo nhân đọc Hồng Lâu Mộng mà ngộ đạo. Chứng tỏ, lúc đó cảnh giới của ông đã tiến nhập vào trạng thái giữa nhập thế gian và xuất thế gian “từ không mà thấy sắc, do sắc mà sinh tình, lại chuyển tình vào sắc, từ sắc mà ngộ được không”.

Sắc ở đây bao gồm cả vật chất hữu hình và vô hình, bản thân của tình là một loại vật chất. Qua nội dung trong “Thạch Đầu ký” mà Không Không đạo nhân thấu hiểu được sắc và tình nơi tâm mình, biết được bản chất tiên thiên của mình vốn là thuần tịnh. Để phục hồi bản chất thuần tịnh của mình, cần từng bước nâng cao tâm tính, đó gọi là tu tâm tính. Tu tâm rồi mới luyện thân! Không Không đạo nhân nhờ đây mà ngộ đạo, nên mới đổi “Thạch Đầu ký” thành “Tình Tăng lục”.

Tào Tuyết Cần thông qua cuộc đối thoại trong đoạn mở đầu đã nói về nhân tính và Phật tính trong mỗi con người, nêu yếu chỉ và văn hóa tu luyện, từ đó ai hữu duyên sẽ nhập đạo và ngộ đạo.

2.1. Trước và sau khi mất đi viên ngọc, Giả Bảo Ngọc là ai?

Nhân vật Giả Bảo Ngọc trong phim Hồng Lâu Mộng năm 1987 của đạo diễn Vương Phù Lâm
Nhân vật Giả Bảo Ngọc trong phim ”Hồng Lâu Mộng”, năm 1987 của đạo diễn Vương Phù Lâm.

Người đọc Hồng Lâu Mộng, không phân được rõ Giả Bảo Ngọc là ai? Có người cho Bảo Ngọc là Thạch Đầu chuyển sinh, có người cho Bảo Ngọc là Thần Anh đầu thai. Các nhận định trên chỉ đúng một nửa, đây là vấn đề có liên quan đến một bí mật trong sự tu luyện, gọi là “kỳ xá” (nhà kỳ diệu)!

Phần mở đầu, Hồng Lâu Mộng nói Thần Anh đầu thai xuống trần để tu luyện, còn Thạch Đầu đi theo Thần Anh mà hoàn thành ước nguyện. Lúc kết chuyện có đoạn đối thoại sau:

 Vũ Thôn hỏi: Đã vậy thì hiện nay Bảo Ngọc ở đâu, chắc tiên sinh biết rõ?”

 Sỹ Ẩn đáp: “Bảo Ngọc tức là viên bảo ngọc, năm nọ trước khi hai phủ Vinh, Ninh bị khám xét, Bảo Thoa và Đại Ngọc xa cách nhau, viên ngọc ấy đã sớm rời khỏi cõi đời: Một là để tránh tai họa, hai là để nên đôi vợ chồng. Từ đó duyên nợ hoàn thành, hình chất quy nhất, hồi phục tính linh thiêng, đậu cao, con quý, thế mới tỏ rõ được ngọc này là vật kỳ diệu của trời đất.Trước kia do Mang Mang đại sỹ và Diễu Diễu chân nhân mang nó xuống trần, nay hai vị ấy đem nó về chốn cũ. Đó là nơi quy kết của Bảo Ngọc”.

Vậy sau khi viên ngọc ấy rời cõi đời, ai là Bảo Ngọc đây? Để trả lời câu hỏi này, ta hãy tìm hiểu về “kỳ xá”.

“Kỳ xá”

“Xá” ở đây là thân thể người. Để tu luyện cần có một thân người. Thạch Đầu, Thần Anh và Giáng Chu tiên tử đầu thai xuống trần không giống như những người bình thường khác.

Những người bình thường đi đầu thai là do nghiệp lực luân báo, không thể tự mình quyết định việc đầu thai mà do vị thần trông coi về việc này, an bài sự luân hồi theo nghiệp thiện ác mà người ta mang theo. Các sinh mệnh trên cao tầng chuyển kiếp xuống trần là do các thần ở tầng cao hơn an bài theo nguyện ý, nguyện lực của họ.

Thần Anh và Giáng Chu tiên tử đầu thai là để kết thúc tiên duyên của họ (Giáng Chu tiên tử chịu ân tưới cam lộ của Thần Anh), cũng đồng thời hoàn thành ý nguyện của Thần Anh là muốn tu luyện lên tầng cao hơn.

Còn Thạch Đầu xuống trần (theo như phần đầu câu chuyện nói) là có ý nguyện muốn hưởng mùi vinh hoa phú quý vài năm. Ý nguyện của Thạch Đầu tượng trưng cho việc “cực tĩnh sinh động” hay “trong cái không sinh ra cái có” để tiến hóa lên cao tầng, cũng như hồ nước càng lắng trong càng trông rõ dưới đáy vậy.

Nhân gian là trường tu luyện. Khi Thần Anh sinh ra đời với tên là Giả Bảo Ngọc, trong miệng có ngậm viên “thông linh bảo ngọc”. Đây chính là Thạch Đầu cũng giáng thế theo sát Thần Anh, để nhắc nhở Thần Anh không quên cội nguồn. Khi Thần Anh chưa kết thúc ân duyên với giáng Chu, thì “thông linh bảo ngọc” tức là Thạch Đầu chi phối mọi suy nghĩ, mọi lời nói của xác thân Giả Bảo Ngọc (cũng giống như phụ thể). Khi Thần Anh đã hoàn tất duyên nợ với giáng Chu tiên tử, đồng thời duyên tu hành đã chín mùi, thì “thông linh bảo ngọc ra đi, để chính Thần Anh làm chủ thân xác Giả Bảo Ngọc mà lo tu luyện viên mãn.

Tóm lại, kể từ lúc Thần Anh đầu thai xuống trần có tên là Giả Bảo Ngọc cho đến lúc viên ngọc mất đi, thì Thạch Đầu làm chủ thân xác Bảo Ngọc. Đây gọi là “kỳ xá”. Đến khi viên ngọc mất đi cho đến lúc Bảo Ngọc xuất gia, thì Thần Anh làm chủ thân xác Bảo Ngọc. Đây cũng gọi là “kỳ xá” vậy. Bởi vì Thạch Đầu thì muốn xuống trần để hưởng vinh hoa, còn Thần Anh xuống trần là để tu luyện, nên ở mỗi giai đoạn, lúc Thạch  Đầu làm chủ thân xác, và lúc Thần Anh làm chủ thân xác, thì tính tình của Giả Bảo Ngọc hoàn toàn khác nhau là thế.

2.2. Vì sao Diệu Ngọc tu luyện thất bại?

Diệu Ngọc trong phim Hồng Lâu Mộng năm 1987
Diệu Ngọc, trong phim “Hồng Lâu Mộng” năm 1987.

Để hiểu được vì sao Diệu Ngọc thất bại trong sự tu luyện, ta cần biết người tu luyện cần có các phẩm chất nào?

Lấy chuyện bốn thầy trò Đường tăng trong Tây Du Ký mà tìm hiểu ưu khuyết điểm của họ, từ đó sẽ rõ người tu luyện cần có phẩm hạnh chi.

Tây Du Ký là ngụ ngôn về việc tu Phật, có nội hàm rất thâm sâu. Tu Phật là loại bỏ tham, sân, si biểu hiện qua mọi chấp trước về danh, lợi, tình mà tiến đến viên mãn. Đường Tăng là chủ thể tu luyện, tính thiện lương, nhu thuận không quyết đoán. Tôn Ngộ Không thần thông nóng nảy, biểu hiện của tính sân hận, Bát Giới tham thực tham sắc đại diện cho tính tham, Sa Tăng một lòng một dạ với thầy cùng huynh đệ biểu hiện cho tính si.

Trong mỗi người luôn tồn tại tính thiện và ác, vạn sự vạn vật đều do âm và dương tương phụ tương thành, thầy trò Đường Tăng cũng thế, tu luyện chính là quá trình thanh trừ ma tính, thăng hoa và viên mãn Phật tính nơi mình.

Đường Tăng biết rõ con đường thỉnh kinh là muôn ngàn gian khổ, thập tử nhất sinh mà vẫn kiên định lập trường quyết đi tới Tây phương. Đường Tăng có tín tâm, có hoằng nguyện đại thiện đại từ bi cứu độ chúng sinh trước sau không thay đổi. Tu luyện lúc nào cũng như thuở ban đầu ắt sẽ thành công viên mãn! Người tu luyện chân chính cũng cần có ý chí kiên quyết loại trừ ma chướng, không ngán ngại gian khổ như Tôn Hành Giả, đồng thời cũng cần có tính thực tế của Bát Giới và khả năng cần cù nhẫn nại của Sa Tăng.

Ưu điểm của thầy trò Đường Tăng quyết lòng thỉnh kinh để cứu độ chúng sinh, đây là biểu hiện của chữ Thiện. Kiên quyết theo chân lý không đổi lòng thay dạ, là biểu hiện của chữ Chân, khoan dung nhẫn nại chịu khó chịu khổ, là biểu hiện của chữ Nhẫn. Tu luyện là tu theo Chân – Thiện – Nhẫn vậy.

Quay lại Hồng Lâu Mộng, ta thấy Diệu Ngọc không hề có tính cách nào thể hiện về Chân – Thiện – Nhẫn, lại không thể chịu khổ, sinh hoạt lại hào hoa phóng đãng đến ngay cả người trong nhà họ Giả cũng không bì kịp.

Theo chuyện kể (ở hồi 41) thì khi một chén ngọc thật quý mà có người thường dân dùng rồi, Diệu Ngọc cũng vất bỏ đi vì sợ bẩn, cô ta xuất gia là vì sợ người thế tục làm ô uế cái vỏ hào nhoáng của mình, chứ không phải vì giác ngộ “đời là biển khổ” mà xuất gia như Giả Bảo Ngọc. Tóm lại Diệu Ngọc tu luyện không đúng theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn nên mới thất bại.

Chánh Bình, dịch từ Zhengjian.org

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x