Hồng Kông thu hồi 784 lô đất sung công, cải cách ruộng đất đang tái hiện?
Chính quyền Hồng Kông thân Bắc Kinh đã đưa ra thông báo thu hồi đất tư nhân để phục vụ xây dựng nhà ở công cộng. Đây được cho là khởi động phong trào “Cải tạo xã hội chủ nghĩa” phiên bản Hồng Kông.
Chính phủ Hồng Kông thời gian gần đây đã đưa ra thông báo 784, yêu cầu các chủ tư nhân của khoảng 68 hecta đất, trong vòng 3 tháng phải giao nộp lại đất để sung công. Giới quan sát nhận định, phong trào “Cải tạo xã hội chủ nghĩa” đã chính thức khởi động. Tương lai Hồng Kông rất đáng lo ngại.
Hôm 26/9, Cục Đất đai Hồng Kông đã đưa ra thông báo rằng, căn cứ theo “Pháp lệnh thu hồi đất” cùng 5 điều khoản luật tương quan, chính phủ sẽ thu hồi 784 lô đất tư nhân (ước tính là 68 hecta), cùng với 9 phần mộ chiếm diện tích khoảng 752.8 m2. Theo thông báo đưa ra, sau 3 tháng, tức sau ngày 27/12, chủ sở hữu các lô đất kể trên phải đem đất “trả lại” chính phủ, phía chính phủ sẽ “đền bù tổn thất đặc biệt ưu đãi”.
Theo đó, giá đền bù “đặc biệt ưu đãi” mà Cục Đất đai Hồng Kông đã đưa ra là 1124 đô-la Hồng Kông cho một mét vuông đất (hơn 3,3 triệu VND), mức giá chỉ bằng 1/10 so với giá thị trường. ĐCSTQ vào thời điểm tiến hành “công tư hợp doanh” cưỡng đoạt tài sản tư nhân những năm 50, cũng chính là dùng giá tượng trưng để mua lại tài sản riêng.
Trong số diện tích đất bị thu hồi lần này có một phần đất thuộc sở hữu của “tứ đại gia tộc bất” động sản Hồng Kông. Trong đó, diện tích đất của Henderson Land là 10 hecta.
Theo thống kê của ngân hàng Merrill Lynch, tính đến tháng 6/2019, 1 trong 4 tập đoàn bất động sản hàng đầu ở Hồng Kông là tập đoàn Henderson Land sở hữu 426 hecta đất; anh em nhà họ Quách của tập đoàn Sun Hung Kai sở hữu 288 hecta; Trịnh Gia Thuần (Henry Cheng) của tập đoàn Tân Thế Giới sở hữu 157 hecta; tập đoàn của Lý Gia Thành sở hữu 84 hecta đất.
Trước ngày thông báo của chính phủ Hồng Kông được đưa ra, hôm 25/9, Trịnh thị của tập đoàn Tân Thế Giới đã công bố “quyên tặng” 27.8 hecta đất, dùng cho việc xây dựng nhà ở công cộng. Hai tập đoàn Henderson Land và Sun Hung Kai cũng tuyên bố “sẵn sàng hợp tác” với chính phủ.
Vào tháng 8/2019, tập đoàn Sun Hung Kai cũng lần đầu tiên công bố bổ nhiệm một đảng viên ĐCSTQ làm giám đốc. Trong khi đó, tập đoàn của Lý Gia Thành lại phản đối việc thu hồi này của chính phủ, trước đó tập đoàn của ông Lý còn cử người đệ trình đơn lên tòa án để đòi nợ các công ty tại Trung Quốc Đại lục.
Vào thời điểm chính quyền Hồng Kông thân Bắc Kinh bắt đầu khởi động chiến dịch thu hồi đất tư nhân phục vụ xây dựng nhà ở công cộng, một số nhà bình luận cho rằng, ĐCSTQ đang tái hiện tại Hồng Kông phong trào “đánh đổ địa chủ, chia ruộng cho dân cày” và “cải tạo xã hội chủ nghĩa”.
Giữa tháng 9/2019 đã có tin tức cho thấy Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản nhà nước Trung Quốc (SASAC) đã phân công nhiệm vụ cho doanh nghiệp quốc doanh, cho thấy mưu đồ tiếp quản nền kinh tế Hồng Kông.
Trước đó, quan chức cấp cao của SASAC cùng hơn 30 doanh nghiệp lớn ở Đại lục đã có cuộc gặp với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), yêu cầu chính phủ Hồng Kông “hợp tác” với các doanh nghiệp Đại lục để thực hiện “Kế hoạch phát triển Hồng Kông”.
Trong cuộc trấn áp người biểu tình, có người cho rằng ĐCSTQ sẽ có phần kiêng dè trước vị thế là trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Kông, bởi Hồng Kông chính là cửa ngõ kinh tế trọng yếu giúp các khoản đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại chính quyền ĐCSTQ đang nhanh chóng thực hiện “cải tạo xã hội chủ nghĩa” ở Hồng Kông, khiến một số học giả hoài nghi các phán đoán trước đây.
Với sự phát triển của phong trào biểu tình chống luật dẫn độ ở Hồng Kông, người Hồng Kông đã đưa khoản yêu cầu “tổng tuyển cử kép” vào mục tiêu biểu tình, đây là mục tiêu tượng trưng cho tự do dân chủ của Hồng Kông.
Khẩu hiệu “Trời diệt ĐCSTQ” được giương lên khắp đường phố Hồng Kông, thậm chí có mặt ở Sư Tử sơn. Nhiều nhà bình luận cho rằng, phong trào biểu tình ở Hồng Kông đã trở thành tuyến đầu trong phong trào phản đối ĐCSTQ trên toàn cầu, đây mới thật sự là điểm chí mạng của ĐCSTQ, bởi vì đối với ĐCSTQ mà nói thì suy thoái kinh tế không quan trọng bằng khủng hoảng chính trị.
Nhiều nguồn tin cho thấy, ĐCSTQ đang tiến hành khôi phục “nền kinh tế kế hoạch”, thông qua tăng cường kiểm soát xã hội nhằm vượt qua cơn khủng hoảng chính trị. Trong đó, việc kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp tư nhân lớn tại Trung Quốc Đại lục đang được tiến hành ráo riết.
Hiện tại, ĐCSTQ còn e dè trước lệnh trừng phạt toàn cầu, nên chưa công khai dùng quân sự trấn áp người biểu tình. Tuy nhiên, thảm kịch hàng loạt người bị cho là “tự sát” ở ga tàu Prince Edward đã cho thấy ĐCSTQ đã âm thầm tiến hành hoạt động trấn áp bằng bạo lực trên quy mô nhỏ.
Có nguồn tin chưa chính thức cho biết, ĐCSTQ trước ngày 1/10 sẽ sử dụng “biện pháp vũ lực cao nhất” để trấn áp người biểu tình. Giới quan sát cho rằng, màu đỏ khủng bố tại Hồng Kông tương lai sẽ ngày càng lan rộng.
Khải Hoàn (Theo NTDTV)