Hong Kong: Người biểu tình lấy cảm hứng cho phong trào từ cách mạng Ukraine

07/09/19, 09:55 Thế giới

Cả 2 cuộc nổi dậy đều nổi tiếng với mục tiêu tương tự nhau: độc lập.

Hai xã hội đều khao khát thoát khỏi nước láng giềng siêu cường độc tài là Nga và Trung Quốc.

Cả hai phong trào khởi đầu chỉ cách nhau vài tuần vào năm 2014 và được nhóm dậy bởi các nhà hoạt động là sinh viên có ý thức hệ tiến bộ của phương Tây, có mơ ước tự do và dân chủ.

Tuy nhiên nếu đi đến kết luận thì hai cuộc biểu tình này khá khác biệt nhau.

Cuộc cách mạng Euromaidan ở Ukraine đã thành công trong việc lật đổ chính quyền tham nhũng. Nó được Nga hậu thuẫn quyền lực và bắt đầu một quá trình cải cách dân chủ để đưa đất nước thoát khỏi sự lệ thuộc vào Moscow, châu Âu và phương Tây.

Người biểu tình ném trả lại hơi cay mà cảnh sát đã bắn vào họ ở quận Hoàng Đại Tiên trong cuộc tổng đình công ngày 5/8/2019. (Ảnh qua Zip.news)

Trong khi đó, Phong trào Ô dù dân chủ ở Hồng Kông nhìn tổng thể đã thất bại. Nó là những nỗ lực đầu tiên nhằm bảo đảm nhiều quyền được tự do hơn và phổ thông đầu phiếu cho người dân ở khu vực bán tự trị, nơi từng là thuộc địa cũ của Anh với tinh thần tự do và sự sung túc.

Tại Ukraine, một nhóm các nhà hoạt động Maidan đã cưỡi lên làn sóng bầu cử sau cách mạng, hình thành một quốc hội mà chủ yếu là thân với phương Tây. Tại Hong Kong, hội đồng lập pháp vẫn bị chi phối bởi các quan chức cộng sản do Bắc Kinh lựa chọn, lãnh đạo bởi một trưởng đặc khu hành chính do Trung Quốc bổ nhiệm. Một nhóm các nhà hoạt động trong độ tuổi sinh viên với khát vọng chính trị đã khởi xướng các cuộc biểu tình không được bầu nhưng thay vào đó, họ bị bao vây, bị bắt bớ và bị tống vào tù.

Ngày nay, các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong đã được nhen nhóm lên với ngọn lửa hận thù.

Một số nhà hoạt động và các nhà lập pháp ở Hong  Kong nói rằng họ được truyền cảm hứng và chỉ dẫn bởi cuộc cách mạng thành công ở Ukraine. Họ nhìn thấy sự tương đồng trong hai cuộc đấu tranh và cảm thấy được kết nối với nhau.

“Chúng tôi nhận thức rõ và lấy cảm hứng từ một bộ phim tài liệu có tên ‘Winter on Fire’ và bằng cách này, người dân Ukraine đã bắt đầu một cuộc đình công để đấu tranh cho tự do của họ”, Hoàng Chi Phong, nhà hoạt động dân chủ 22 tuổi đến từ Hong Kong, người đã bắt đầu lãnh đạo Phong trào Dù có hiệu lực từ khi còn là một học sinh trung học cho biết.

Giống như nhiều người Hong Kong trẻ tuổi khác, Hoàng nói rằng anh đã xem bộ phim tài liệu được đề cử Oscar về cuộc cách mạng Ukraine sau các cuộc biểu tình năm 2014 tại thành phố. Anh nói: “Người Ukraine đã truyền cảm hứng cho các nhà hoạt động ở Hong Kong được tiếp tục và cải thiện cuộc chiến vì tự do.”

Vì là người lãnh đạo biểu tình mà Hoàng đã phải ngồi tù hơn 100 ngày. Anh cũng là mục tiêu tấn công bạo lực của những tên lưu manh được Bắc Kinh hậu thuẫn đến nỗi phải bị đưa vào viện. Năm 2018, Hoàng được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Fortune và Forbes vinh danh là Nhân vật của năm.

Hòang đã có những phát biểu mang tính đoàn kết và tôn trọng Ukraine: “Tuy chúng ta đến từ những bối cảnh văn hóa và lịch sử khác nhau…Bất kể sự khác biệt giữa Ukraine và Hong Kong, các cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ của chúng ta là hoàn toàn giống  nhau.” Anh cũng nói thêm rằng Ukraine Đấu tranh giải phóng khỏi sự kìm kẹp của Nga được là tấm gương sáng cho cuộc kháng chiến chống lại cộng sản Trung Quốc của người dân Hong Kong. 

Phim EuroMaidan

Trong những tuần gần đây, các video về cách mạng Euromaidan đã được lan truyền trên các mạng truyền thông xã hội Hong Kong và trong các nhóm kín, tờ Kyiv Post dẫn lời các nhà lập pháp dân chủ ở Hong Kong cho hay.

Trở lại năm 2014, lúc đó có rất ít người nhận thức được các sự kiện cách mạng diễn ra ở Ukraine, nhưng giờ thì điều đó đang thay đổi.

“Tôi cảm thấy rất nhiều người liên quan đến các cuộc biểu tình của Hong Kong trong những ngày đó đối với Cách mạng Ukraine đã có sự hiểu biết nhất định,” Lo Kin-hei, nhà lập pháp cải cách trong Hội đồng Hành chính Thành phố Hong Kong, và Phó Chủ tịch của Đảng Dân chủ Hong Kong cho biết.

Kin-hei cũng cho rằng do Hong Kong nằm gần Trung Quốc đại lục và là hòn đảo dân chủ nói tiếng Quảng Đông ly khai nên thành phố này cung cấp cho đất nước nhiều cảm hứng dân chủ hơn là Ukraine xa xôi.

“Tôi biết một số người đang thực sự thu hút sự chú ý đến Cách mạng Ukraine, đặc biệt là sau khi xem bộ phim tài liệu đó trên Netflix”, nhà lập pháp dân chủ nói. “Chúng tôi thấy sự tương đồng và một số người trong chúng tôi lo sợ những thương vong đã từng xảy ra ở Ukraine sẽ phát sinh tại Hong Kong một ngày nào đó,” anh nói thêm.

Sự đoàn kết ở Kyiv

Các nhà hoạt động Ukraine cũng đã chia sẻ thông điệp đoàn kết và hỗ trợ với người biểu tình Hong Kong, cũng như mở đường cho một số cuộc biểu tình bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc tại Kiev.

“Chúng ta có thể thấy sự tương đồng rõ ràng nhất giữa Ukraine và Hong Kong,” Arthur Kharytonov, nhà hoạt động xã hội dân sự, điều phối viên tại Trung tâm Hong Kong Tự do ở Kyiv và là nhà đồng sáng lập Liên minh Dân chủ Tự do Ukraine cho biết.

“Chúng tôi cảm thấy rằng họ là bạn của chúng tôi.  Họ cũng giống như chúng tôi, chúng tôi muốn giúp đỡ họ trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, pháp trị và nhân quyền của họ”. Ông lập luận rằng cuộc cách mạng của Ukraine và Phong trào Dù ở Hong Kong có cùng mục tiêu và một tinh thần.

“Có rất nhiều điểm tương đồng: sự phản kháng của sinh viên đối với các ý tưởng cộng sản, nạn lạm dụng nhân quyền và hệ thống pháp luật, sự tàn bạo của cảnh sát và tuyên truyền chống dân chủ, sự hung hăng .. Nga và Trung Quốc đang hình thành một gia đình toàn trị, Ukraine và Hong Kong cần sát cánh cùng nhau”, Arthur cho hay.

Tương đồng nhưng có một chút khác biệt

Glen Grant, một chuyên gia cố vấn an ninh và quốc phòng tại thành phố Kyiv, thuộc Viện Ukrainian nhận định: “Có những điểm tương đồng giữa các cuộc nổi dậy ở Ukraine và Hong Kong. Trong cả hai trường hợp, quyền lực của chính phủ đều đang cố gắng đàn áp ý chí của người dân.” 

Cuộc biểu tình năm 2015 của Ukraine đã lật đổ chính phủ thân Nga. (Ảnh qua telegraf.com.ua)

“Nhưng hai cuộc đấu tranh cũng không hoàn toàn giống nhau, bối cảnh diễn ra khác nhau, văn hóa và lịch sử khác nhau”.

Grant cũng lưu ý rằng lãnh thổ Hong Kong trước đây thuộc Vương quốc Anh được hưởng nhiều năm tự do chính trị và tự trị tương xứng. Trung Quốc chấp nhận nền dân chủ một phần này sau khi bàn giao, nhưng sự kiên nhẫn của Trung Quốc giờ đây có lẽ đang trở nên hết sức mỏng manh.

Anh chia sẻ: “Các quyền tự do đang bị sự xói mòn dần, nền dân chủ bị siết chặt và các giá trị cốt lõi bị công kích. Tự do một khi đạt được là sẽ rất khó mất, sẽ tiếp tục bất ổn. Tôi sợ rằng Trung Quốc sẽ không từ mọi thủ đoạn, cuối cùng sẽ có một cuộc đàn áp và cứng rắn.”

Các chuyên gia cho hay, Bắc Kinh cũng nhận thấy mình đang rơi vào tình thế khó khăn. Một sự cố mất điện sẽ là điều không thể và nếu đàn áp bằng cách đó thì cũng có khả năng sẽ làm tổn thương chính Trung Quốc. Đại lục sẽ bị thiệt hại, đặc biệt là về kinh tế. Và với hàng ngàn doanh nghiệp nước ngoài đã hoạt động Hong Kong, cũng sẽ gây hậu quả ảnh hưởng trên toàn thế giới.

Poppie nói: “Chúng tôi đang tìm cách làm cảnh sát mệt mỏi. Hãy làm cho mọi người phiền muộn. Vì như thế thì chính phủ sẽ bắt đầu lắng nghe.”

Cảnh sát chống bạo động Berkut nổ súng vào những người biểu tình EuroMaidan trên đường Hrushevsky ở trung tâm Kyiv vào ngày 20/2/2014. Ít nhất 48 người đã thiệt mạng. (Ảnh qua KyivPost)

Tuy nhiên, một số nhà hoạt động vẫn lo sợ sự lặp lại của vụ thảm sát ở quảng trường Thiên An Môn. Nhưng Poppie đinh ninh rằng quân đội Trung Quốc sẽ không đến Hong Kong, vì sẽ quá tốn kém cho Trung Quốc để tiêu diệt hoàn toàn và công khai bất đồng chính kiến trong lãnh thổ bán tự trị: “Nếu chúng ta sụp đổ thì họ cũng sẽ không được khá hơn đâu”, cô nói.

Cảm hứng Maidan

Người biểu tình trên đường phố Hong Kong ngày nay già dặn hơn, phẫn nộ hơn và có tổ chức hơn so với năm 2014. Họ cũng được trang bị tốt, được bảo vệ tốt hơn và không sợ bị bẩn tay.

Các hoạt động đình công và các cuộc biểu tình nhiều tuần liên tục kể từ mùa xuân đã khiến một số nơi của Hong Kong rơi vào bế tắc. Các nhà hoạt động đang dàn thế phản công vào thời gian này. Họ tập hợp bên ngoài các đồn cảnh sát và chiến đấu với các nhà cầm quyền do Bắc Kinh hậu thuẫn.

Phản ứng của cảnh sát đã khắc nghiệt hơn trong khoảng thời gian này. Cảnh sát cho biết họ cũng đã bắt giữ 568 nhà hoạt động biểu tình, bắn ra 1.800 viên đạn hơi cay và 300 viên đạn cao su. Người biểu tình cũng đã phản ứng bằng bạo lực để đáp lại sự tàn bạo của cảnh sát.

Trong khi đó, những tên côn đồ mặc thường phục – được cho là băng xã hội đen Tam Hoàng do Bắc Kinh trả tiền (khiến nhiều người gợi nhớ đến băng đảng tên là “Titushki”  trong cuộc biểu tình ở Ukraine) đã tấn công cả người biểu tình lẫn người ngoài cuộc. Nhiều Video cho thấy đã xảy ra hàng loạt những cuộc ẩu đả trên đường phố và trong tàu điện ngầm Hong Kong.

Hoàng Chi Phong kêu gọi mọi người hãy học hỏi người Ukraine và chiến đấu cùng nhau. (Ảnh qua One New Page)

“Họ đang sử dụng đến vũ lực có khả năng đe dọa đến tính mạng ” Chi Phong nói, đồng thời anh cũng cho biết thêm rằng chính quyền đang triển khai các tay súng bắn tỉa lên đỉnh tháp và bắn đạn hơi cay vào người biểu tình.

Nhiều nhà hoạt động đã phải nhập viện, dù vậy Phong cũng nhận thức được rằng cho đến nay thì mức độ bạo lực này vẫn chưa là gì “so với cái giá mà những người trẻ tuổi và các nhà hoạt động ở Ukraine đã bỏ ra.”

“Hong Kong không giống như (Cách mạng Euromaidan)… Nhưng các lực lượng chính phủ đã thuê các băng đảng và các nhóm lưu manh để tấn công người dân và người biểu tình ôn hòa, đó cũng là một trong những điều mà chúng tôi đang phải đối mặt.” 

“Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cùng nhau nhưng chúng tôi phải học hỏi thêm từ người Ukraine và thể hiện sự đoàn kết. Ukraine đã đối đầu với lực lượng của Nga còn chúng tôi đang đối mặt với lực lượng của Bắc Kinh”, Hoàng Chi Phong cho biết.

Thiện Thành (biên dịch)

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

    Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

x