Hồng Kông năm 1967: Phục hồi sau cơn sóng dữ, vạch lằn ranh với triều đại đỏ

24/06/17, 09:55 Trung Quốc

Kích phát cuộc bạo động quần chúng đấu quần chúng, ĐCSTQ đã gây thương vong cho hàng trăm người vô tội. Giai đoạn kinh hoàng này trở thành cột mốc lịch sử khó phai trong lòng người dân Hồng Kông.

Hiện trường tan nát sau những cuộc đánh bom ở Hong Kong.
Các phương tiện giao thông bị ném bom trong cuộc bạo loạn Lục Thất.

Tháng 5/1967, phong trào Cách mạng Văn hóa càn quét Trung Quốc đại lục, cùng lúc đó, cơn bão đỏ cũng ập đến Hồng Kông, vùng đất vốn đang là thuộc địa của Anh. Bãi công, kháng nghị, rồi từng bước xuất hiện việc ám sát, đánh bom, bạo loạn kéo dài cho đến tháng 8, lịch sử gọi là “Bạo loạn Lục Thất”. Cuộc bạo loạn gây thương vong đến cả người vô tội, hơn nữa còn tạo thành ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề an sinh kinh tế của Hồng Kông.

50 năm sau phải chăng cơn bạo loạn đã chấm dứt hẳn?

Lược sử bạo động Lục Thất

Ngày 6/5/1967, “Bạo loạn Lục Thất” hay còn gọi là “Phong trào Hương Cảng tháng 5” khởi phát.  Người tham gia cùng với chính phủ thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự xưng là “phản Anh kháng bạo”, nhằm phản đối sự thống trị của Anh quốc và phản kháng bạo loạn.

Tháng 5/1967, một nhà máy nhựa trên đường Tai Yau, khu vực San Po Kong, New Kowloon ở Hồng Kông, phát sinh tranh chấp, công nhân tổ chức kháng nghị, tạo thành việc dân và cảnh sát xung đột, diễn tiến thành bạo loạn, khiến nhiều người thương vong. Sau đó, công đoàn Hồng Kông thành lập đoàn thể cánh tả mô phỏng theo cách thức hoạt động của Hồng Vệ binh, có tên ngắn gọn là “Đấu Ủy hội”. Họ hô hào kêu gọi người dân cầm vũ khí, tận dụng bom tự chế, sử dụng tất cả mọi phương thức để phản kháng sự thống trị của chính phủ Anh ở Hồng Kông.

Ban đầu, họ dùng hình thức bãi công, thị uy, sau đó phát triển thành ám sát, đánh bom, dẫn đến 51 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương.

Tư liệu lịch sử cho thấy, bạo loạn Lục Thất không khác gì bối cảnh Đại Cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc đại lục lúc bấy giờ, đều do một tay ĐCSTQ chỉ đạo thực hiện. Đó chính là thao luyện quân sự lần thứ nhất, ĐCSTQ vận dụng phương thức kích động quần chúng đấu quần chúng. Cũng trong sự kiện lần này, họ sử dụng thủ đoạn bạo lực, khủng bố, ám sát và duy trì các hoạt động này tại Hồng Kông cho đến tận ngày nay.

Những cuộc đánh bom kinh hoàng

Vào tháng 7 mở đầu bạo loạn, hành động của phái cánh tả leo thang, ban đầu họ sử dụng “bom” tự chế là các chai nước ngọt đựng a-xít, để tập kích tại sở cánh sát, ném bom bất cứ xe cảnh sát và các phương tiện giao thông đi ngang qua. Phòng thí nghiệm trong trường học cũng trở thành xưởng chế tác bom.

Ngày 12/7/1967, chợ Tai Po, phố, rạp hát đều bị tập kích bằng bom hẹn giờ, mở màn cuộc chiến bằng bom. Sau khi trạm cảnh sát Wong Tai Sin bị tập kích, thì ga tàu điện Western Market Terminus cũng bị tấn công, bom nổ khiến người vô tội gặp thương vong.

Ngày 12/7, chính phủ Hồng Kông cùng Kowloon thực thi lệnh cấm đi lại vào ban đêm, bạo loạn bộc phát mạnh mẽ lần thứ nhất kéo dài 2 tháng.

Ngày 26/7, Mong Kok, Kwun Tong, đường Chamham tại Tsim Sha Tsui và 5 địa điểm khác cũng đồng thời bị tập kích bom. Bởi vì có nhiều người vô tội đã chịu thương vong, nên người dân đã thay đổi thái độ với vận động “kháng Anh” của phe cánh tả.

Những người tham gia biểu tình trong bạo loạn Lục Thất ở Hong Kong
Những người tham gia biểu tình trong bạo loạn Lục Thất, đưa cuốn sách trích dẫn các câu nói của Mao Trạch Đông hay còn gọi là “Mao tuyển”.

Phe cánh tả vì ngăn cản hoạt động của cảnh sát Hồng Kông nên đã nên đã cài rất nhiều mìn ở dưới đất, cài đặt các loại bom thật bom giả ở khắp thành phố Kowloon, xe điện xe buýt, đường xá, đều có bom cài đặt. Việc tập kích bom đã làm nhiễu loạn cuộc sống của người dân ở thành phố này, khiến rất nhiều người vô tội chết, bị thương, người dân ai nấy đều bàng hoàng. Tại North Point, một bé gái 7 tuổi và em trai 2 tuổi của mình đã bị một quả bom gói thành món quà nổ chết, đội cảnh sát chuyên phụ trách gỡ bom cũng bị thiệt mạng vì bom nổ.

Tối 13/10, nhân sĩ cánh tả dẹp các đường số từ 178 đến 180 tại Wan Chai (Hiện tại là quảng trường thế kỷ Chinachem), cài đặt rất nhiều bom tại đường trung tâm, nhân viên cảnh sát Đỗ Hùng Quang và Đô đốc Sử Đan Đốn vào lúc 7h tối, khi đang tiến về phía hiện trường để xử lý, thì bom đột nhiên phát nổ, Đỗ Hùng Quang bị thương nặng, được đưa đến bệnh viện nhưng không qua khỏi, Sử Đan Đốn và cảnh trưởng Hiệp Kim cũng bị thương. Một số sinh viên trung học đang ngồi trên tàu điện lúc đó cũng bị bom nổ chết.

Tối 08/11, tại giao giới giữa hai đường Prince Edward và  Posting Box đã phát sinh hỗn loạn, vì có người ném bom tập kích xe cảnh sát, đội cảnh sát phòng ngừa bạo loạn nổ súng, bắn gục 2 nhân sĩ cấp tiến ngay tại chỗ, trong đó một người trên tay vẫn đang cầm trái bom, cùng lúc đó cảnh sát cũng bắt giữ được một người đang đặt bom trên đường cái tên là La Thủy Hân. Tại lúc cảnh sát áp tải La Thủy Hân lên xe thì một quả bom đột nhiện phát nổ, khiến 39 người, gồm 7 cảnh sát và những người dân ở xung quanh bị thương.

Thời gian toàn bộ Hồng Kông bạo động, tổng cộng đã phát hiện được 8.074 quả bom giả, cũng như 1.167 quả bom thật.

Cái chết của Lâm Bân

Lâm Bân tử nạn trong bạo loạn Lục Thất tại Hong Kong năm 1967
Lâm Bân và chiếc xe bị đánh bom gây ra cái chết của ông.

Cái chết của Lâm Bân là cái chết thảm thiết nhất và mang tính sự kiện nhất trong bạo loạn Lục Thất ở Hồng Kông

Người dẫn chương trình Lâm Bân của đài phát thanh Commercial Radio đã nhiều lần châm biếm, chỉ trích mục tiêu và hành vi của “Đấu ủy hội” trong tiết mục của mình. Lâm Bân trong tiết mục “Muốn ngừng mà không được” của mình đã châm biến việc kêu gọi bãi công của phe cánh tả sẽ không thể thành công, vì nó sẽ làm tê liệt Hồng Kông, chỉ trích phe này đã sử dụng các hành vi côn đồ vô sỉ, hạ lưu, dơ bẩn, vô lương tâm. Thời điểm đó phe cánh tả đã viết thư và gọi điện cảnh cáo Lâm Bân, Lâm Bân nói trên đài rằng: “Phe cánh tả có uy hiếp thế nào ông cũng vẫn sẽ tiếp tục”.

Ngày 24/08, Lâm Bân khi đang lái xe đi làm việc thì bị phục kích. Hai tên côn đồ ngụy trang thành công nhân sửa đường sau khi ngăn xe của Lâm Bân lại, đã phóng hỏa đốt xe khiến ông và một người nữa trong xe bị thương nặng, và chết tại bệnh viện. Khi nằm trên xe cứu thương, Lâm Bân đã một lần tỉnh dậy nói với vợ của mình: “Phần từ phe cánh tả đã hãm hại anh!“. Sau khi Lâm Bân chết, người thân của ông đã được chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đón sang Đài Loan sinh sống, Lâm Bân cũng được an táng tại Trung Liệt Từ (National Revolutionary Martyrs’ Shrine) ở Đài Loan.

Cùng ngày Lâm Bân bị giết, Bộ Tư lệnh “đội trừ gian đột kích ngầm” của Hồng Kông đã phát thông báo, nói sự kiện này là “xử phạt tội phản kỷ luật dân tộc của Lâm Bân”, đồng thời công bố “tứ đại tội trạng” của ông ta.

“Đại Công báo” sau hôm Lân Bân bị ám hại, lấy tiêu đề “Đội trừ gian đột kích ngầm đã khiến phần tử cặn bã Lâm Bân bị thương nặng” đăng trang nhất, khiển trách Lâm Bân là nỗi ô nhục đồng bào yêu nước, nói Lâm Bân là tay sai của chính phủ thuộc địa, nhận giặc làm cha.

Kim Dung rời Hồng Kông lánh nạn

Trưởng toà soạn “Minh Báo” lúc bấy giờ là Tra Lương Dung (Kim Dung), cùng bởi vì cho đăng bài phản đối bạo động cách mạng mà bị dọa giết sau đó phải trốn khỏi Hồng Kông lánh nạn.

Ngày 11/05 bắt đầu, Kim Dung tiếp tục đăng bài xã luận kêu gọi người dân “giữ bình tĩnh, cùng nhau vượt qua thời kỳ khó khăn”, v.v… Đối mặt với “Sự kiện tháng 5”, Kim Dung vẫn rất kiên quyết ủng hộ các chính sách của chính phủ Hồng Kông. Vì thế tất cả những cái mũ như: Hán gian, chó săn, lang sói, quân bán nước… đều được chụp lên Kim Dung. Trong tủ kính trưng bày hàng hóa ở vị trí dễ thấy nhất của một công tu quốc nội ở Hồng Kông còn trưng bày “10 đại hán gian” mà phe cánh tả đã liệt ra, và Kim Dung được liệt vào tên Hán gian số 1, có hình, có văn bản, văn hay tranh đẹp, thu hút được rất nhiều người dân đến xem.

Ngày 24/08, cái chết của Lâm Bân đã làm cả Hồng Kông phải khiếp sợ, giới tin tức ai cũng cảm thấy bất an, nhưng Minh Báo thì vẫn tiếp đăng bài “Tiếng nói của chính nghĩa là bất diệt”, “Thương tiếc Lâm Bân tiên sinh” và những bài xã luận khác, bày tỏ phẫn nộ trước sự hung ác của phe cánh tả, và còn trịnh trọng bày tỏ, để giữ gìn hòa bình và ổn định cho Hồng Kông, nguyện ý kiên quyết đấu tranh, quyết không thỏa hiệp, không lùi bước.

Sau khi Lâm Bân bị sát hại, Kim Dung bị phe cánh tả liệt vào danh sách 6 phần tử cần tiêu diệt. Nhà của Kim Dung cũng nhận phải một quả bom được gói ở trong bưu kiện, cũng may là phát hiện và báo động kịp thời, cảnh sát đến trợ giúp khiến quả bom nổ ở cổng nhà Kim Dung. Đứng trước nguy cơ bị ám sát, Kim Dung đành phải bỏ việc ở Minh Báo, rồi đưa gia đình mình đến Singapore lánh nạn.

Kim Dung, nhà sáng lập Minh Báo tại Hong Kong
Nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết gia nổi tiếng và cũng là người đồng sáng lập tờ Minh Báo ở Hồng Kông.

Hồng Vệ binh hỏa thiêu văn phòng đại diện của nước Anh

Chiều 20/8, Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã gửi thông điệp ra hạn cho nước Anh, yêu cầu chính phủ Hồng Kông trong vòng 48 giờ phải cho 3 tờ báo ngưng xuất bản, thả 19 nhà báo của phe cánh tả đang bị giam giữ, nếu không chính phủ Anh sẽ phải chịu hết mọi hậu quả. Chiều  22/08, Hồng Vệ binh phóng hỏa thiêu hủy phòng đại diện của nước Anh tại Bắc Kinh, đồng thời còn cho đánh ông Donald Hobson, đại diện lâm thời của Anh tại Bắc Kinh, bắt ông phải quỳ gối trước Mao Trạch Đông, nhưng ông đã cự tuyệt.

Donald Hobson trong lá thư viết về cho vợ đã miêu tả: “Khi bọn anh ra lên đến sân, trong sân lúc đó đã có khoảng 5.000 người. Có người đến nắm lấy tóc của anh mà kéo, sau đó tay nắm chặt cà-vạt, dùng gậy cầm trên tay đánh liên tiếp, máu trên đầu anh chảy xuống. Bọn anh không những bị đánh, thoá mạ mà còn bị ép phải quỳ xuống trước mặt Mao Trạch Đông. Sau đó cảnh sát can thiệp, bọn anh được đưa ra khỏi văn phòng đại diện”.

Kết cục của bạo loạn

“Bạo loạn Lục Thất” giằng co kéo dài suốt 8 tháng, ĐCSTQ vì thấy làm thế sẽ không tiếp tục lật đổ được chính quyền Hồng Kông dưới sự bảo trợ của Anh, và cùng lúc đó cách mạng ở Trung Quốc cũng rơi vào cục diện không khống chế được. Họ ở trong tình cảnh loạn trong giặc ngoài, nên vào tháng 12/1967, ĐCSTQ bất đắc dĩ dừng cuộc bạo loạn ở Hồng Kông.

Bạo loạn Lục Thất đã khiến 51 người bị chết, hơn 800 người bị thương, phá hoại trị an của Hồng Kông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của khu vực này, nhiều gia đình vì không chịu nổi cảnh bạo động đã bán hết gia sản rời khỏi Hồng Kông, hình thành nên đợt di dân đầu tiên, khiến giá nhà đất ở Hồng Kông tụt giảm đột ngột. Cuộc bạo động này còn gây ra cơn khủng hoảng cổ phiếu, thị trường chứng khoán Hồng Kông vào ngày 31/08/1967 đã rớt đến điểm thấp nhất trong lịch sử, khiến rất nhiều gia đình vì vậy mà phá sản, chính phủ Hồng Kông bị tổn hại nghiêm trọng về kinh tế.

Lần bạo động này, là do thế lực của phe cánh tả thân ĐCSTQ phát động, gây tổn thất nhất định cho chính bản thân phe cánh này, khi không ít tổ chức ngầm của ĐCSTQ bị bại lộ, một bộ phận của phe cánh tả bị điều về Trung Quốc. Phe cánh tả dụng các biện pháp bạo lực đã đánh mất lòng tin của dân chúng. Sau sự kiện này, rất nhiều nhân sĩ trước đó thuộc phe cánh tả, hoặc người dự định tham giao vào phe cánh tả, cuối cùng đã thoát ly khỏi tổ chức này. Qua sự kiện này, lực lượng ĐCSTQ  tại Hồng Kông bị suy yếu đáng kể. Hội viên hội liên hiệp công hội tại Hồng Kông đã giảm từ 280.000 xuống còn 180.000 người.

“Bạo loạn Lục Thất” là đường ranh giới phát triển của Hồng Kông, khiến người dân Hồng Kông mất lòng tin vào chính quyền ĐCSTQ. Từ đó về sau, chính quyền Hồng Kông với sự bảo trợ của nước Anh để cải thiện thi hành các biện pháp chính trị, bắt đầu quan tâm đến cuộc sống của dân chúng, sửa đổi luật lao động, nâng cao quyền lợi bảo đảm mức sống của người lao động, đồng thời cũng thiết lập hệ thống đối thoại giữa chính phủ và dân chúng. Chính quyền Hồng Kông đã liên tục điều chỉnh chính sách sức khỏe, giáo dục, nhà ở… nhằm tạo ra thuận lợi cho người dân. Kinh tế Hồng Kông cũng từ đó mà tiến nhập sang quỹ đạo phát triển siêu tốc.

Lời xin lỗi của La Phu

La Phu trong bạo loạn Lục Thất, đảm nhận vài trò Phó Tổng biên tập tờ “Đại Công báo” và Tổng biên tập tờ “Tân Vãn báo”, đã dùng ngòi bút kích động đấu tranh, cổ động dân chúng dùng bạo lực. Tuy nhiên sau nhiều năm phục vụ ĐCSTQ, ông cũng bị chính phe cánh của mình ban hình phạt 10 năm, và đến năm 1993 mới trở lại Hồng Kông.

Khi trở về Hồng Kông, ông trở thành người duy nhất viết bài xin lỗi về sự kiện tháng 5: “Tôi đây xin được công khai bày tỏ sự ăn năn và sám hối. Hỡi các bằng hữu đã hy sinh và còn khỏe mạnh, tôi xin được cúi đầu tạ lỗi”. “Tôi không trông mong được cảm thông, bởi bản thân tôi cũng không tha thứ cho chính mình”.

Lời kết

Bạo loạn Lục Thất là sự kiện trọng đại trong lịch sử Hồng Kông, vạch ra ranh giới phát triển xã hội của khu vực này, chặt đứt sự lây lan của cơn khủng hoảng mà làn sóng đỏ ĐCSTQ tạo ra.

Tuy nhiên, sau 50 năm, màu đỏ khủng bố này vẫn chưa bao giờ ngừng. Đặc biệt bắt đầu từ năm 1997, thời điểm Anh trao trả Hồng Kông về Trung Quốc, khi đó dân chủ, tự do, nhân quyền cùng tất cả những giá trị phổ quát trọng tâm của Hồng Kông bắt đầu bị lung lay. ĐCSTQ vẫn áp dụng phương thức xâm phạm, chèn ép để tổn hại quyền lợi sinh tồn cơ bản của người Hồng Kông.

Năm 2014, Cách Mạng ô khởi lên như một phong trào thức tỉnh trước những giá trị nền tảng phổ quát sắp biến mất.

Năm 2017, Hồng Kông kỷ niệm 20 năm ngày được trao trả về Trung Quốc, nhưng tương lai cùng vận mệnh của nơi này đang bước vào những khúc ngoặc.

Theo theepochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x