Cha của tiểu thuyết gia Kim Dung bị ĐCSTQ sát hại

27/10/18, 12:29 Trung Quốc

Kim Dung và Lương Vũ Sinh đều là những tiểu thuyết gia võ thuật nổi tiếng vào nửa sau của thế kỷ trước tại Hong Kong. Ít người biết rằng, cha của Kim Dung, và cha của Lương Vũ Sinh đều bị giết chết trong chiến dịch “trấn phản” của ĐCSTQ.

im Dung và bộ phim chuyển thể từ tác phẩm "Xạ điêu anh hùng truyện" của ông
Kim Dung và bộ phim chuyển thể từ tác phẩm “Xạ điêu anh hùng truyện” của ông. (Ảnh: t/h)

Cha của Kim Dung bị xử tử trước mặt gia đình sau khi bị quy tội biểu tình phản động

>>> Thiên Long bát bộ của Kim Dung: 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần Hộ Pháp

Kim Dung sinh ngày 10/3/1924, tên thật là Tra Lương Dung, là người ở trấn Viên Hoa, huyện Hải Ninh, tỉnh Chiết Giang. Năm 1948, ông di cư đến Hong Kong. Kể từ năm 1950, ông lấy bút danh “Kim Dung” để sáng tác nhiều tiểu thuyết võ thuật nổi tiếng, trong đó có “Xạ điêu anh hùng truyện”, “Thần điêu đại hiệp”, “Thiên long bát bộ”, “Tiếu ngạo giang hồ”, v.v…

Trong những năm qua, các tác phẩm của Kim Dung đã nhiều lần được chuyển thể thành phim truyền hình, phim điện ảnh, và được mệnh danh là “Thái sơn bắc đẩu tiểu thuyết võ thuật”. Kim Dung từ sớm đã thành lập ra Tòa soạn tạp chí “Minh báo” tại Hong Kong.

Gia đình họ Tra tại Hải Ninh vào thời nhà Thanh có “10 tiến sĩ trong gia đình, trong số anh em có 3 vị hàn lâm học sĩ”, được vua Khang Hy ca ngợi: “Các tộc gia đình vĩ đại tính từ thời Đường Tông đến nay, ở Giang Nam chỉ có vài gia đình“, được phong cho các biển treo ở cổng nhà như “Đàm Vĩnh Đường”, “Kính Nghiệp Đường”, “Gia Thụy Đường”… Riêng đến đời cha của Kim Dung là Tra Xu Khanh, gia đình vẫn còn thịnh vượng. Cha của Kim Dung, Tra Xu Khanh tốt nghiệp Đại học Thần Đán và được tiếp xúc với nền giáo dục phương Tây.

Năm 1914, Tra Xu Khanh và Từ Lộc kết hôn với nhau. Nhà họ Từ là một gia đình thương gia giàu có ở thị trấn cổ Hiệp Thạch, Hải Ninh, nối nghiệp tổ tiên kinh doanh về nước tương, gấm vóc và tiền tệ. Từ Lộc là cô em họ trẻ nhất của Từ Thân Như, Từ Thân Như là cha của Từ Chí Ma. Sau khi kết hôn, Tra Xu Khanh cùng Từ Lộc lần lượt sinh ra 5 người con trai và 2 đứa con gái: Lương Kiên, Lương Dung, Lương Hạo, Lương Đống, Lương Ngọc…, Tra Lương Dung (Kim Dung) là con thứ hai.

Năm 1937, Nhật Bản xâm chiếm Giang Nam, quê nhà trấn Viên Hoa của Tra Xu Khanh bị đánh bom thảm khốc, vợ chồng Tra Xu Khanh phải đưa cả gia đình chạy trốn để lánh nạn, Từ Lộc đã chết vì mắc bệnh cấp tính. Vào thời điểm đó, Kim Dung mới 13 tuổi, đang học ở Gia Hưng. Sau đó Tra Xu Khanh cưới vợ hai, sinh ra thêm 4 đứa con trai, 2 đứa con gái.

Năm 1950, trong chiến dịch “trấn phản” của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tra Xu Khanh bị chính quyền quy là “giai cấp địa chủ và ác hào đứng đầu trong “Hắc Ngũ Loại” (Hắc ngũ loại chỉ 5 nhóm người: Địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu, phần tử cánh hữu) vào năm 1950.

Ngay sau đó, Tra Xu Khanh bị xử tử trước mặt gia đình vì bị quy tội biểu tình phản động. Gia đình cũng bị yêu cầu phải trả tiền bồi thường cho những viên đạn mà chính phủ Trung Quốc đã dùng để bắn ông: 1 xu nhân dân tệ. Trong “Câu chuyện của Kim Dung” có một đoạn ghi chép đặc biệt về cái chết oan ức của cha mình.

Sau khi Tra Xu Khanh chết, tài sản của gia đình bị cướp hết, chỉ còn sót lại hai ngôi nhà cũ. Mẹ kế Kim Dung là Cố Tú Anh không có khả năng nuôi mấy đứa con, nên trong lúc bất lực, đã muốn bán ngôi nhà cũ đi để duy trì kế sinh nhai, nhưng lại bị chính quyền buộc tội “nữ địa chủ tính kế phản công” và bị đem đi thẩm tra công khai, bà đã bị đánh đập suốt 3 ngày đêm, sau đó bị tàn phế, cả đời còn lại phải sống trong đau đớn.

Phong trào “trấn phản” của ĐCSTQ năm 1951. (Ảnh qua sohu.com)

Kim Dung đã từng nói rằng, cái chết của cha ông dĩ nhiên là một bi kịch khó tưởng tượng và chấp nhận được. Ông nói: “Sau khi chiến tranh Trung – Nhật kết thúc, Nhật Bản đã phạm tội ác tày trời ở Trung Quốc, bàn tay của hơn 830 tội phạm chiến tranh Nhật Bản đã nhuộm đầy máu tươi của người Trung Quốc, chúng được hộ tống từ Liên Xô về Trung Quốc, không những là không bị xử tử mà ngược lại còn nhận được đãi ngộ cao cấp.

Ngày hôm nay, một người dân bình thường bi bắt giam oan sai cũng phải bị bắt bồi thường, và cha của ta còn không bằng những tên tội đồ ác ôn đao phủ này sao? Đó cũng là một mạng sống quý giá cơ mà! Vậy mà dễ dàng bị cướp đi mất, chẳng lẽ cứ như vậy là xong chuyện rồi sao?”.

Vào ngày 18/7/1981, lãnh đạo Đặng Tiểu Bình ĐCSTQ đã gặp Kim Dung. Trong cuộc gặp, Đặng Tiểu Bình đã chủ động đề cập đến chuyện phán quyết Tra Xu Khanh rằng: “Đoàn kết lại để nhìn về phía trước“. Tra Lương Dung gật đầu và nói: “Người đã xuống suối vàng rồi không thể sống lại được, thôi bỏ đi!”.

Không lâu sau, Tòa án huyện Hải Ninh tỉnh Chiết Giang đã hủy bỏ bản án ban đầu và tuyên bố Tra Xu Khanh không có tội.

Cha của Lương Vũ Sinh đã mạo hiểm mạng sống của mình để bảo vệ các danh nhân văn hóa nhưng lại bị ĐCSTQ giết hại

Cải cách của ĐCSTQ đã khiến ít nhất 5 triệu người bị thiệt mạng vào đầu những năm 1950. (Ảnh qua sohu.com)

Lương Vũ Sinh, tên thật là Trần Văn Thống, sinh ngày 5/4/1924 tại thôn Đồn Trị trấn Văn Vu, huyện Mông Sơn, tỉnh Quảng Tây. Ông tốt nghiệp Khoa Kinh tế trường Đại học Lĩnh Nam, định cư tại Hong Kong vào năm 1949, là tác giả của 35 bộ tiểu thuyết võ thuật như “Thất kiếm hạ thiên sơn”, “Bạch phát ma nữ truyện””, “Bình tung hiệp ảnh lục”,… và một số tản văn, bài thơ. Năm 1987, ông di cư đến Sydney, Úc và qua đời do bệnh tại Sydney vào ngày 22/1/2009. Lương Vũ Sinh được mệnh danh là “Ông tổ của tiểu thuyết võ thuật mới”.

Cha của Lương Vũ Sinh là Trần Tín Ngọc, là một địa chủ văn minh yêu nước, trong thời kì kháng chiến Nhật Bản xâm lược Mông Sơn, Trần Tín Ngọc đã tổ chức các nhóm chống Nhật Bản để bảo vệ làng xã, mạo hiểm mạng sống để bảo vệ một nhóm các danh nhân văn hóa đang tị nạn tại Mông Sơn.

Vào lúc đó, các nhà sử học nổi tiếng Thái Bình Thiên Quốc của Trung Quốc, cựu Chủ nhiệm Bộ Chính trị quân đội Cộng sản Phùng Ngọc Tường, Cục trưởng Cục Xã hội của thành phố Quảng Châu là Giản Hựu Văn đưa gia đình chạy trốn đến Mông Sơn, đã được Trần Tín Ngọc tiếp tế.

Giản Hựu Văn đã viết trong cuốn hồi ký “12 năm lưu lạc tha phương” của mình rằng: “Nghĩ đến đại ân đại đức của gia đình nhà họ Trần, thực sự cả gia đình tôi không bao giờ quên được. Cả nhà chúng tôi gặp nạn lớn, lưu lạc đến nơi đất khách lạ lẫm, trong lúc cùng đường tuyệt vọng, không biết sống chết ra sao, bỗng có một học trò yêu quý nghĩ đến tình thầy trò. Cả gia đình họ đã tiếp đãi, hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ gia đình mười người chúng tôi, vì thế mà chúng tôi mới có thể trở về an toàn”.

Ngoài ra, Trần Tín Ngọc còn nhờ việc tự học về y thuật, mà thường tự chế được một số thuốc miễn phí dùng để cứu chữa miễn phí cho nông dân, có thể xem ông là một người tốt tích nhiều đức.

Năm 1951, Trần Tín Ngọc bị giết chết trong chiến dịch “trấn phản” của ĐCSTQ. Lúc đó Lương Vũ Sinh đang trên đường trở về nhà, khi đi được nửa đường thì gặp người bạn học Bành Vinh Khang, người bạn đó cho ông biết: “Cha của anh vừa bị áp giải đi kìa, anh về nhà bây giờ chẳng khác nào đi vào chỗ chết, mau chạy trốn đi thôi”. Lương Vũ Sinh chạy thục mạng trong đêm, cứ chạy cứ chạy mà đến Hong Kong.

Nhiều năm về sau, bài viết về ký ức của Bành Vinh Khang được đăng tải trên tạp chí Thời đại Văn học và Lịch sử. Theo lời kể của Bành Vinh Khang, thì chuyện xảy ra vào mùa thu, ông đã gặp Lương Vũ Sinh tại huyện Lệ Phổ gần Mông Sơn, Lương Vũ Sinh cho biết cha của mình đã bị vu cáo và bị giam giữ, gia đình đã viết thư kêu ông trở về quê hương để cứu người.

Bành Vinh Khang nói: “Bây giờ ở khắp mọi nơi trong làng đều đang thực hiện một phong trào quần chúng nổi dậy chống lại các bá chủ địa chủ, anh trở về quê không những không cứu được cha, mà e là bản thân anh cũng khó mà an toàn”. Lương Vũ Sinh nghe lời khuyên của bạn, chạy trốn sang Hong Kong. Không lâu sau, cha của ông là Trần Tín Ngọc bị giết chết. Nhiều năm sau đó, Lương Vũ Sinh nói với Bành Vĩnh Khang rằng: “Anh là ân nhân cứu mạng của tôi”.

Sau đó, Lương Vũ Sinh đã không trở về Mông Sơn trong nhiều năm. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm Khu kinh tế đặc biệt ở phía Nam của Quảng Châu, Quốc vụ viện đã gửi lời mời đến một số tổ chức tại Hong Kong, mời đồng bào Hong Kong tham dự một buổi đoàn viên. Lương Vũ Sinh cũng đến dự tiệc, đồng thời còn bảo người cháu của mình là Trần Cường Trung từ Quảng Tây đến Quảng Châu để gặp mặt.

Lương Vũ Sinh, Đặng Tiểu Bình, Liêu Thừa Chí và những người khác vào trong một hội trường lớn, bước ra đưa thiếp mời cho người cháu này. Khi biết người cháu trai ở quê nhà bị người ta nghi ngờ đang làm gián điệp cho nước ngoài, Lương Vũ Sinh đã căn dặn cháu mình hãy đem thiếp mời này về để làm bùa hộ mệnh. Sau khi Trần Cường Trung về quê, những người khác nhìn thấy con dấu của Quốc vụ viện trên tấm thiệp, đã hoảng sợ không dám gây rối anh nữa.

Năm 1985, Bí thư đảng ủy của ĐCSTQ ở Quảng Tây là Trần Huy Quang đã gặp Lương Vũ Sinh ở Hong Kong, vì muốn mượn danh Lương Vũ Sinh làm gương mặt vàng cho chính quyền địa phương, nên đã mời ông về thăm quê nhà. Bởi vì thời điểm đó Lương Vũ Sinh cực kỳ nổi tiếng, nên chính quyền Mông Sơn đã khôi phục ngay danh dự cho cha của ông.

Vào tháng 11/2010, Tập san “Viêm hoàng xuân thu” đã đăng tải một bài báo nói rằng Kim Dung và Lương Vũ Sinh nếu không phải đã dùng ngòi bút để có cả thiên hạ thì cũng sẽ không trở thành đối tượng trên mặt trận thống nhất của ĐCSTQ.

Vào ngày 12/1/2010, tờ “Đô thị phương Nam” đã đăng tải bài viết “Rời bỏ đất nước nhớ quê hương, cả đời phiêu bạt như cánh chim hồng hạc”, đây là những dòng hồi tưởng chi tiết của Lương Vũ Sinh về việc cha mình bị giết hại, bài viết cũng nói rằng: “Vị địa chủ văn hóa cả một đời sống lương thiện lại bị giết chết oan uổng đâu chỉ một mình Trần Tín Ngọc”.

Sau khi ĐCSTQ được thành lập vào đầu những năm 1950, đã phát động chiến dịch “trấn phản” để củng cố quyền lực chính trị. Ban quản lý cấp cao của ĐCSTQ đã định ra chỉ số giết người và tỷ lệ giết người, ra lệnh cho toàn quốc giết người, khắp nơi máu tanh đổ như mưa. Cuộc “trấn phản” đồ sát của ĐCSTQ đã được triển khai đồng bộ với “cải cách ruộng đất”. Theo thống kê từ nhiều nguồn khác nhau, thực tế đã có ít nhất 5 triệu người bị thiệt mạng vào đầu những năm 1950.

>>> Phóng sự: Mục đích thật sự của “Cải cách ruộng đất” ở Trung Quốc

>>> Những màn cực hình ghê rợn trong cải cách ruộng đất tại Trung Quốc

Tuệ Tâm, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x