Hoa hậu Anastasia Lin tái hiện điểm sáng lịch sử Trung Hoa bằng cổ phục

21/09/20, 13:30 Trung Quốc

Trong suốt 5000 năm văn minh của nhân loại, trang phục đã trở thành một nhu phẩm thiết yếu, vừa đơn giản nhưng đôi khi cũng rất cầu kỳ, phức tạp. Và đặc biệt, trang phục thời ấy có thể phản ánh trí tuệ của một quốc gia.

(Ảnh: Magnifissance)

Mặc dù giao lưu tri thức giữa phương Đông và phương Tây vẫn đang không ngừng được củng cố, nhưng trong lĩnh vực thời trang, cả hai khu vực vẫn giữ được những nét độc đáo riêng của mình. 

Trung Quốc Đại lục sở hữu một nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới, nền văn hóa ấy là điểm sáng, là tinh anh của Phương Đông. Một trong những điều khiến các quốc gia phương Tây trầm trồ chính là trang phục qua các triều đại. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng điểm qua những trang phục nổi bật của các triều đại.

Dựa theo các tư liệu lịch sử, thời trang cao cấp của Trung Quốc được bắt nguồn từ 7.000 năm trước – thời kỳ Tam hoàng Ngũ đế. Kinh Dịch cổ có đề cập đến trang phục của các triều đại Thương, Chu, Thanh, Hán, Tùy, Đường và cuối cùng là các triều đại Tống và Minh. 

Mỗi triều đại một điểm nhấn riêng

(Ảnh: Magnifissance)

Trang phục thời Hán có thể được xem là nền tảng ban đầu cho ngành thời trang Trung Quốc. Nhà Hán đề cao những ý tưởng về “sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên”, và cũng “nhìn nhận thiên nhiên như một hình mẫu thời trang”, sử dụng những yếu tố tự nhiên đó để thiết kế ra áo choàng. 

Phần trên của áo được bo tròn đơn giản nhưng tròn đầy. Hai bên ngực áo có phần vắt chéo nghệ thuật, làm tôn lên vẻ oai nghiêm nhưng không kém phần điềm đạm.

Trong thời kỳ vàng son của nhà Đường, Trung Quốc đã xuất hiện kiểu váy thanh lịch với áo choàng dài, cùng tay áo mỏng mượt. 

Triều đại nhà Tống đề cao các giá trị của Khổng Tử, do đó đã tạo nên những chiếc áo choàng tôn lên sự thanh lịch nhưng đơn giản, với sự xuất hiện của eo váy, giúp giữ được nét thời trang truyền thống mà vẫn tạo ra vẻ tinh tế. 

Thời nhà Minh, trang phục của thường dân cũng được chú trọng đầu tư vào khâu thiết kế hơn. Các mảnh vải ô vuông, và những dải “váy đuôi phụng” được may đo tinh xảo đã trở thành tâm điểm thời trang giai đoạn này.

Cổ phục Trung Hoa toát lên phẩm chất

(Ảnh: Magnifissance)

Trang phục của Trung Quốc qua các triều đại phản ánh bản chất truyền thống và hướng nội của họ. 

Thời Hán trang phục chủ yếu bao gồm những đường cắt thẳng, giống như hình chữ T khi ta đặt chúng xuống. Tuy không vừa vặn đến hoàn hảo, nhưng nó lại toát lên những đặc tính và phong cách vô cùng tự nhiên. 

Thời Đường, với những tà áo dài và rộng, người xem có thể thấy được niềm tin của người Trung Quốc về khái niệm “Trời tròn đất phẳng”, hay những kiểu váy đuôi phượng và quần áo làm nông của thời nhà Minh cũng như thế.

(Ảnh: Magnifissance)

Xu hướng thời trang thanh lịch và hoành tráng này không chỉ được lưu hành, gìn giữ tại Trung Quốc trong suốt hàng nghìn năm qua, mà còn ảnh hưởng đến thời trang của các nước châu Á khác, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Xã hội phát triển, nhiều xu hướng thời trang mới lạ được tôn vinh, nhưng đôi khi có phần quái lạ và nhạy cảm. Nhưng trong một cuộc khảo sát tại Paris, có một kết quả tương đồng đến kinh ngạc của mọi tầng lớp người dân trong xã hội. Đa số mọi người đều nhìn nhận rằng, “thời trang” chỉ đơn giản là thứ mình thích mặc, lịch sự và cảm thấy thoải mái khi mặc chúng, và cũng không ít người bày tỏ sự hào hứng đối với trang phục cổ trang của Trung Quốc, vì nó có thể toát lên khí chất và nội tâm của người mặc.

Chúng ta không nên nghĩ thời trang chỉ là một cơn sốt nhanh đến và nhanh đi, nó thật sự là một điều rất tinh tế, hơn nữa còn có thể tồn tại với thời gian. Đối với việc lựa chọn những trang phục đẹp, chúng ta không nên bị dẫn dắt bởi bất cứ điều gì mang ý nghĩa điên rồ hay kỳ quặc. Thực chất, đó là những thứ biến dị.

Không ít người tìm thấy sự bình yên và tự do trong nội tâm ở những trang phục sang trọng, tinh tế qua các triều đại. Hy vọng thông qua việc tìm hiểu sơ lược về những loại trang phục trên sẽ truyền được cảm hứng cho độc giả. Mọi người có thể kết hợp một chút với phong cách cổ điển vào trang phục của mình, tìm được sự an hòa trong nội tâm, cũng như thể hiện được khí chất của bản thân mà lại không đánh mất đi giá trị truyền thống.

Việt Anh (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x