Hoa hậu Anastasia Lin: Biểu tượng tự hào của người dân Canada
Tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới (Miss World) 2016 với sứ mệnh phơi bày tội ác chà đạp nhân quyền của chính quyền Trung Quốc, Hoa hậu Canada Anastasia Lin đã khiến người dân Canada cảm thấy tự hào.
“Cô ấy còn can đảm hơn Thủ tướng của chúng tôi…”
Nếu Justin Trudeau – Thủ tướng Canada, được nhiều người ví là “thằng khờ” của Trung Quốc, thì Anastasia Lin, 26 tuổi, một người Canada gốc Hoa, sống tại Scarborough, lại khiến chính quyền cộng sản Trung Quốc lo ngại.
“Trung Quốc đã răn đe và hăm dọa tôi”, Anastasia Lin đã nói điều này với tôi vào một ngày Chủ Nhật tại Washington DC khi cô chuẩn bị tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2016.
Không lâu trước đây, khi quan chức cấp cao của Bắc Kinh là Vương Nghị nổi cơn thịnh nộ và mắng chửi phóng viên Canada vì bị cô này hỏi về nhân quyền, người đồng cấp với ông ta là ngoại trưởng Stephane Dion đã im lặng không hề phản ứng gì.
Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau lại ra sức lấy lòng các nhà tỷ phú Trung Quốc để gây quỹ cho Đảng Tự do. Thủ tướng Trudeau khẳng định ông luôn luôn ủng hộ các vấn đề nhân quyền, và đó là việc khó khăn lâu dài, không thể vội vàng được.
Nhưng hỏi có ai từng thực sự nhìn thấy Trudeau lên tiếng trước vấn đề bức hại tù nhân lương tâm, thu hoạch nội tạng, hay những vấn đề như tự do báo chí, lập hội, biểu tình và tôn giáo tại Trung Quốc?
Có lẽ ông ấy đã bỏ mặc cô Lin, hay nói cách khác là bỏ mặc cho chính quyền Trung Quốc áp bức công dân của mình.
Mới đây cô Anastasia Lin đã bày tỏ với tôi về lập trường yếu ớt của chính phủ Canada: “Tôi cảm thấy bị tổn thương. Điều đó giống như tôi đang phải chống chọi với cả thế giới”.
Quỳ gối trước kẻ áp bức không bao giờ là việc đáng làm. Họ sẽ cưỡi lên đầu lên cổ bạn
Sứ mệnh của Hoa hậu Canada chính là điều mà chính quyền Trung Quốc khó chịu nhất. Bởi vậy, khi cô đại diện cho Canada tham dự cuộc thi Miss World 2015 được tổ chức tại Trung Quốc, cô đã bị chính quyền nơi quê hương cô từ chối cấp visa nhập cảnh.
Tại sao lại có sự đối xử bất công này? Bởi vì Lin, cô gái cao 1,68m là một nhà vận động nhân quyền không ngại động chạm tới các vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc, kể cả việc vạch trần nạn buôn bán nội tạng của các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công.
Anastasia Lin chia sẻ với tôi: “Tôi muốn được lên tiếng thay cho những người không được hưởng quyền tự do này, nhưng tôi không hiểu sao lại khó đến vậy”.
Một người bạn của cô đã nói với tôi rằng Anastasia Lin từng nhận được tin nhắn từ người cha hiện vẫn còn ở Trung Quốc, nói rằng ông không thể chịu đựng được nữa.
Anastasia chia sẻ rằng, nhà chức trách Trung Quốc đã siết chặt việc kinh doanh của bố cô kể từ khi cô được đông đảo công chúng biết đến, và từ chối cấp giấy phép du lịch để ông được tới xem cuộc thi hoa hậu.
Tổ chức Hoa hậu Thế giới năm nay đã yêu cầu cô giữ im lặng trong suốt cuộc thi. Với tư cách là cựu giám khảo của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ, tôi biết rằng ban tổ chức sẽ có cách để gây khó dễ.
Nhưng tại sao lại không dám công khai trong khi phương châm Hoa hậu Thế giới là “Sắc đẹp vì mục đích”? Hay cánh tay dài của Bắc Kinh thậm chí đã vươn tới được sân khấu của một cuộc thi sắc đẹp?
Lin đã từng tiếp nhận cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP, với cùng một thông điệp mà cô đã chia sẻ với tôi hồi tháng trước.
“Mọi người đều bị gắn kết về mặt kinh tế với Trung Quốc. Quyền lực mềm của Trung Quốc quá lớn khiến không ai thực sự dám lên tiếng”.
Tôi hy vọng cô ấy sẽ có chiến thắng trong trận chung kết (18/12) này. Tôi hy vọng cô ấy có thể nhìn thẳng vào Trung Quốc khi khoác trên mình chiếc vạt đeo vai Miss World. Cô ấy cũng có thể dạy cho thủ tướng của chúng ta một vài điều.
Tác giả: Mike Strobel
Theo Torontosun