Hậu Duệ đời thứ 20 của Khổng Tử: Tay không tấc sắt, không động binh đao vẫn khiến giặc quy hàng

06/03/21, 09:30 Cổ Học Tinh Hoa

Văn hóa truyền thống luôn theo đuổi chữ “Thiện”. Trong đối nhân xử thế luôn đề cao sự thiện lương, vẻ đẹp của lòng hướng thiện, đây cũng là thể hiện cảnh giới đạo đức cao thượng của một con người. 

quan văn
Vị quan Văn tay không tấc sắt – vì sao có thể khiến hai tướng cướp quy hàng? (Ảnh qua Trithucvn)

Thiện lương không chỉ được mọi người kính trọng, mà ánh quang huy của “Thiện” phát ra còn có thể khiến kẻ ác quay đầu, sửa đổi lỗi lầm. Lấy ác trị ác, chưa chắc đã khắc chế được cái ác. Chỉ có lòng từ bi hòa ái xuất phát từ chân tâm mới thực sự có thể cảm hóa và cải biến một con người.

Khổng Dung – quan văn dưới thời nhà Minh, là người Tô Châu, ở phía Nam sông Dương Tử, cũng là cháu đời thứ 20 của Khổng Tử. Từ nhỏ đã trung thực nhân nghĩa, miệt mài đèn sách, sau này thi đỗ tiến sĩ và ra làm quan. Khổng Dung làm quan mấy chục năm, không chỉ thanh liêm chính trực, mà còn tạo phúc cho nhân dân. Một trong những kỳ tích được hậu thế truyền tụng ngàn đời của ông chính là đã từng một mình đi vào “hang cọp” để bình định phản loạn.

Vào năm đầu tiên dưới thời Thành Hóa (niên hiệu của vua Hiến Tông) triều đại nhà Minh, Khổng Dung được bổ nhiệm làm tri phủ Cao Châu, Quảng Đông. Vì giặc cướp nổi dậy ở nhiều nơi nên cựu tri phủ Cao Châu đã ra lệnh đóng cổng thành không cho người dân vào bên trong để tránh có kẻ đóng giả thường dân vào thành gây chiến loạn, hơn nữa còn vì hoài nghi có gian tế mà lạm sát rất nhiều bách tính vô tội, nên đã khiến lòng dân phẫn nộ. Sau khi Khổng Dung nhậm chức, ông ra lệnh mở cổng thành để đón dân chúng vào, kể từ đó lòng người dần dần quy thuận.

Khi ấy, Phùng Hiểu là thủ lĩnh của cuộc nổi loạn, đang đóng quân ở Hóa Châu (thuộc quyền cai quản của phủ Cao Châu), và Đặng Công Trường, một thủ lĩnh tạo phản khác, đóng quân ở Mao Động. Một ngày nọ, Khổng Dung cùng hai người nữa cưỡi ngựa tiến thẳng đến Mao Động.

Thủ lĩnh phản loạn là Đặng Công Trường bất ngờ nghe tin Tri phủ mới đến, vội vàng triệu tập bộ hạ, mình mặc áo giáp, bày trận sẵn sàng nghênh chiến. Nào ngờ sau khi Khổng Dung xuống ngựa, ông thản nhiên tiến vào bên trong và ngồi xuống. Đặng Công Trường nhìn thấy Khổng Dung đến mà không mang theo đao kiếm thì có chút bối rối, sau khi suy nghĩ một hồi, hắn liền ra lệnh cho bộ hạ cởi bỏ áo giáp và hướng về Khổng Dung mà lễ bái.

Khổng Dung thành khẩn nói: “Các ngươi vốn là bách tính lương thiện, vì đói rét mà buộc phải nổi dậy. Tri phủ trước đây định dùng binh tiêu diệt các ngươi. Nhưng bây giờ ta phụng mệnh triều đình đảm nhiệm làm quan phụ mẫu nơi này. Ta xem các ngươi giống như là con của ta vậy… Nếu các ngươi tin tưởng ta, thì hãy theo ta trở về, ta sẽ cho các ngươi lương thực, vải vóc. Còn nếu không tin tưởng mà giết ta, thì đại quân rất nhanh sẽ đến, nơi này cũng không còn một ai sống sót nữa.”

Nghe Khổng Dung nói những lời này, Đặng Công Trường có chút do dự, nhưng các thuộc hạ của hắn đã cảm động đến rơi lệ. Một lúc sau, Khổng Dung nói: “Ta đói rồi, các ngươi mang cơm cho ta ăn đi”. Ngay sau đó, Đặng Công Trường liền quỳ xuống dâng rượu và thức ăn mời ông.

Sau khi ăn xong, Khổng Dung nói: “Trời sắp tối rồi, chắc ta phải ngủ lại đây thôi.”

Đặng Công Trường sắp xếp cho ông một chỗ ngủ qua đêm. Vào buổi tối, Khổng Dung cởi bỏ y phục và ngủ một giấc ngon lành, những người dân phản loạn nhìn thấy ông có thể ngủ ngon như vậy giữa căn cứ của kẻ địch thì đều hết sức thán phục.

cảm hóa
Tấm lòng đại Thiện đại Dũng của Khổng Dung cuối cùng đã cảm hóa được Đặng Công Trường. (Ảnh qua Secretchina)

Khổng Dung ở lại hai đêm mới trở về. Đặng Công Trường đã phái hàng chục binh lính hộ tống ông. Sau đó Khổng Dung chọn ra một số người gầy yếu trong nhóm binh lính này đưa họ vào thành, lấy thực phẩm và quần áo cho họ mang về động. Sự việc này càng khiến Đặng Công Trường thêm phần cảm kích, do đó hắn quyết định dẫn theo mấy nghìn người quy hàng quan phủ.

Sau khi Đặng Công Trường quy hàng, Phùng Hiểu cũng được cảm hóa và dẫn theo quân lính quy hàng. Nguy cơ phản loạn tưởng chừng sẽ mang lại tai họa rất lớn cho bách tính, cuối cùng đã được Khổng Dung hóa giải một cách êm đềm, không phải bằng vũ lực, mà là bằng sức mạnh của “Thiện”.

“Thiện” của Khổng Dung không phải là cố tình biểu hiện cho người ta thấy hoặc miễn cưỡng duy trì qua vẻ bề ngoài, mà là thật sự xuất phát từ nội tâm lo nghĩ cho bách tính, sâu thẳm trong tâm khảm ông là lòng từ bi và khoan dung với những con người vì hoàn cảnh mà trở nên lầm lỡ, ông không hề có chút vị tư nào.

Chính vì đã đạt đến cảnh giới “đại Thiện”, nên Khổng Dung mới có thể “đại Dũng”. Cái “Dũng” của ông không phải dựa vào võ nghệ mà tranh cường như Lữ Bố, vốn chỉ là cái dũng của kẻ thất phu. Khổng Dung tay không tấc sắt, không người hộ vệ, vẫn có thể thản nhiên bước vào địa bàn của kẻ địch, ăn cơm và nằm ngủ trên giường của kẻ địch, dùng vị tha mà hóa giải thù hận, thật sự là cái “Dũng” của bậc Thánh hiền. “Dũng” sinh ra từ “Thiện” ấy khiến ngay cả kẻ hung ác cũng phải bội phục sát đất. 

Khi đối xử thật lòng thật dạ với người khác, dù đó có là kẻ địch chăng nữa, thì chân tâm của người ta vẫn có thể khiến họ cảm động đến rơi lệ, thậm chí còn có thể khởi phát lương tri vốn vẫn chưa bị mai một của họ, mở ra cho họ một con đường để quay về với bản tính chân thật của mình.

Thế Di

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x