Hàn Tương Tử thấy vận mệnh của Hàn Dũ, xuất hiện độ hóa trong tuyệt cảnh
Hàn Tương Tử là một trong bát tiên, tự Thanh Phu, là cháu của nhà thơ nổi tiếng triều đại nhà Đường là Hàn Dũ. Hàn Tương Tử vì để hóa hộ người chú đã dùng công năng túc mệnh thông điểm ngộ cho Hàn Dũ, cuối cùng đã khiến ông một lòng thành kính hướng đạo.
Tư liệu lịch sử có ghi chép, sau khi Hàn Dũ nổi danh, đã đón Hàn Tương Tử về nuôi, muốn giáo dưỡng Hàn Tương Tử trở thành người tri thư đạt lễ, nhân tài trị quốc.
Hàn Tương Tử từ nhỏ đã khác người, có tư chất tự nhiên thông minh, từ khi sinh ra đã có tiên cốt, điềm tĩnh thanh tịnh, không màng danh lợi, không thích phồn hoa diễm lệ, không động tâm trước giai nhân mỹ nữ, chỉ một mực tìm tòi nghiên cứu tu luyện, đạo học.
Hàn Dũ nhiều lần khuyên bảo Hàn Tương Tử học văn, dùi mài kinh sử, nhưng Hàn Tương Tử lại trả lời: “Con và thúc thúc chí hướng khác nhau”. Vì thế Hàn Dũ đã nổi giận trách cứ Hàn Tương Tử.
Năm 20 tuổi, có một lần Hàn Tương Tử đi đến Lạc Dương thăm người thân, trên đường gặp được hai vị tiên nhân Lữ Động Tân và Hán Chung Li, vì thế Hàn Tương Tử đã bỏ nhà đi theo hai vị này học đạo, và được chân truyền.
Sau khi đắc đạo, Hàn Tương Tử muốn độ hóa Hàn Dũ, nhưng Hàn Dũ là người không thông đạo thuật nên Hàn Tương Tử trước tiên phải dùng phép thuật đả động để khai mở cho Hàn Dũ.
Năm đó cũng đúng là năm đại hạn, Hoàng đế lệnh cho Hàn Dũ đến Nam Đàn cầu mưa. Hàn Dũ cầu mưa nhiều lần, nhưng đều không được, nên phải đứng trước nguy cơ bị bãi quan.
Hàn Tương Tử ngụy trang một vị đạo sĩ, dựng một tấm biển ở trên đường phố, trên đó viết: “Bán mưa tuyết”. Có người nhìn thấy liền về báo lại cho Hàn Dũ, Hàn Dũ lập tức phái người mời đạo sĩ về cầu mưa thay cho mình.
Vừa thấy đạo sĩ lên bục làm phép, thì lập tức trời giáng xuống trận mưa tuyết lớn. Nhưng Hàn Dũ lại không tin đây là đạo thuật, vì thế đã đến hỏi đạo sĩ: “Trận mưa này là do ta cầu mà đến, hay là ngươi cầu?”.
Đạo sĩ nói: “Là tôi cầu được”.
Hàn Dũ nói: “Ngươi có bằng chứng gì không?”.
Đạo sĩ nói: “Trận mưa tuyết này dày ba thước ba”. Hàn Dũ liền phái người đi đo, quả nhiên độ dày của lớp tuyết đúng như đạo sĩ nói, Hàn Dũ lúc này mới cảm thấy đạo thuật thật là phi thường.
Từ lúc Hàn Tương Tử bỏ đi, đã 20 năm Hàn Hàn Dũ không thấy mặt Hàn Tương Tử. Trong ngày sinh nhật của Hàn Dũ, thân bằng hảo hữu cùng đến chúc thọ, tiệc mừng thọ rất náo nhiệt, chợt thấy Hàn Tương Tử phiêu du tiến đến.
Hàn Dũ vừa mừng vừa giận, hỏi Hàn Tương Tử: “Ngươi ngao du ở bên ngoài đã rất lâu, không biết học vấn của ngươi có tiến bộ không, hãy làm một bài thơ để biểu đạt học vấn của ngươi”.
Hàn Tương Tử liền ngâm:
Đã quyết chí tu trì; Thần tiên chẳng khó chi.
Mây xanh hằng cưỡi hạc; Động đá cứ ngâm thơ.
Đặt rượu trong giây phút; Trồng hoa nội tức thì.
Lâu dài nghìn tuổi thọ; Điều độ kẻ tương tri.
Hàn Dũ nghe xong bài thơ, liền hỏi: “Ngươi cướp quyền tạo hóa được sao? Hãy đặt rượu, trồng hoa xem thử?”.
Hàn Tương Tử mỉm cười không nói, mang bình rượu không đến đại sảnh, đổ nước vào bên trong, rồi lại dùng chậu vàng đậy lại. Sau một lát mở bình rượu ra xem, nước trong bình đã biến thành rượu ngon tỏa mùi thơm phức.
Sau đó Hàn Tương Tử đặt một nắm đất nhỏ trên mặt đất, rồi đảo mắt một cái, mầm non liền trồi lên, rồi từ từ lớn thành một cây xanh biếc, lại còn nở ra những bông hoa.
Trên một bông hoa có hiện lên dòng chữ vàng: “Vân hoành tần lĩnh gia hà tại? Tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền”. Tạm dịch: “Mây vây kín trời không biết ở đâu? Tuyết phủ Lam Quan ngựa không thể tiến”.
“Hai câu này có ý nghĩa là gì?”, Hàn Dũ không hiểu.
Hàn Tương Tử trả lời: “Thiên cơ bất khả lộ, sau này sẽ ứng nghiệm”. Sau khi tiệc rượu kết thúc, Hàn Tương Tử lại cáo biệt Hàn Dũ rời đi.
Đến thời kỳ Đường Tông, Hàn Dũ bởi vì khuyên ngăn nghênh đón Phật cốt, khiến Hiến Tông tức giận, giáng chức Hàn Dũ xuống làm thích sứ Triều Châu. Hàn Dũ rời xa vợ con đến Triều Châu, đi được chưa đến vài ngày, trời trở lạnh rơi tuyết lớn.
Hàn Dũ đi đến một nơi, có hố sâu đến vài thước ngựa khó mà có thể đi qua, gần đó lại không thấy một hộ dân nào, nên cũng không biết mình đang ở đâu. Tuyết thì rơi ngày càng dày, Hàn Dũ toàn thân ướt đẫm, đói, sầu khổ bất lực.
Đúng lúc Hàn Dũ tuyệt vọng nhật, thì thấy có một người, trong mạo hiểm lạnh giá lướt trên tuyết đi đến, Hàn Dũ nhìn kỹ mới nhận ra chính là Hàn Tương Tử. Hàn Tương Tử hỏi Hàn Dũ: “Thúc thúc còn nhớ dòng chữ ở trên bông hoa không?”.
Hàn Dũ nói: “Đây là ở đâu?”.
Hàn Tương Tử đáp: “Đây là ở Lam Quan”.
Hàn Dũ trầm lặng một lúc, thở dài nói: “Việc đời có định số, ta đem hai câu thơ trước đây làm thêm thành một bài“, rồi Hàn Dũ chậm rãi ngâm một cầu thơ:
Thiên chí Lam Quan kỳ chất tôn tương
Nhất phong triêu tấu cửu trọng thiên, tịch biếm triều dương lộ bát thiên.
Dục vi thánh minh trừ tệ sự, khẳng tương suy hủ tích tàn niên?
Vân hoành tần lĩnh gia hà tại? Tuyết ủng lam quan mã bất tiền.
Tri nhữ viễn lai ứng hữu ý, hảo thu ngô cốt chướng giang biên.
Tạm dịch:
Buổi sáng dâng bài biểu lên Hoàng thượng,
Buổi chiều đã bị biếm đến Triều Dương xa cả ngàn dặm.
Muốn vì thánh triều dẹp trừ những tệ nạn,
Đâu phải vì thân già suy yếu mà tiếc lúc tàn niên?
Mây giăng ngang Tần Lĩnh, nhà ta ở chốn nào?
Tuyết đầy cả Lam Quan khiến ngựa không thể nào tiến được.
Biết rằng cháu đường xa đến đây là có ý.
Nhờ thu nhặt lấy xương của ta ở bên sông đầy chướng khí này mang về.
Thế là Hàn Dũ và Hàn Tương Tử đến thôn Phó Xả ở Lam Quan tá túc, đến bây giờ Hàn Dũ mới tin tất cả những gì Hàn Tương Tử nói đều là sự thật. Đêm hôm đó Hàn Dũ đàm luận về những chuyện đã qua, về chân tu đại đạo, Hàn Dũ hoàn toàn bái phục.
Ngày hôm sau, trước khi chào từ biệt, Hàn Tương Tử lấy ra một hồ lô tiên dược, và nói với Hàn Dũ: “Uống một viên có thể chống lạnh”.
Hàn Tương Tử lại nói: “Thúc thúc không lâu nữa sẽ được quay trở về, không những hết bệnh mà còn được triều đình trọng dụng”.
Hàn Dũ hỏi: “Sau này chúng ta còn có thể gặp lại không?”.
Hàn Tương Tử nói: “Không biết được”, rồi từ từ phiêu đãng bay đi.
Sau đó Hàn Dũ đến Triều Châu làm quan, cần chính yêu dân, và cũng viết ra tế tự “Tế ngạc ngư văn” đuổi cá sấu làm hại dân chúng đi một cách thần kỳ, dân chúng Triều Châu đều yêu mến kính trọng ông, tế tự này cho đến hôm nay vẫn còn được sử dụng. Sau này Hàn Tương Tử lại tiếp tục độ hóa Hàn Dũ, và cuối cùng Hàn Dũ cũng đắc đạo thành tiên.
Lê Hiếu biên dịch