Giới tinh hoa Mỹ: Cần phân biệt rõ ràng giữa Trung Quốc và ĐCSTQ
Ngày 11/9, một số người trong giới tinh hoa chính trị Hoa Kỳ tham dự hoạt động của “Viện Nghiên cứu Đài Loan Toàn cầu” (Global Taiwan Institute, viết tắt là GTI) tại Washington DC, đã nói rõ sự khác nhau giữa Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông Robert Spalding, chuẩn tướng không quân Hoa Kỳ, khi nói đến phân biệt sự khác nhau giữa Trung Quốc và ĐCSTQ, ông đã chia sẻ: “Trung Quốc, người Trung Quốc và ĐCSTQ là khác nhau”.
Robert Spalding là nhà quy hoạch chiến lược cấp cao của Nhà Trắng, ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia, chiến lược gia hàng đầu về các mối quan hệ Mỹ – Trung, cựu tham mưu trưởng của Lầu Năm Góc, hiện nay là thành viên cấp cao của Học viện Hudson.
Ông nói: “Đôi khi chúng ta hay đàm luận về những việc không tốt ở Trung Quốc, những việc này đều làm cho người ta rất chán ghét, nhưng đó là chúng ta đang đàm luận về ĐCSTQ. Chúng ta nhất định phải rõ ràng điểm này”.
Steve Yates, Cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ đồng ý với quan điểm của Spalding. Ông nói: “Tôi vô cùng đồng ý với quan điểm của Spalding, chúng ta cần phải chú ý, cái mà chúng ta hay đàm luận tới không phải là nhân dân Trung Quốc hay là văn hóa Trung Quốc, mà chúng ta hay đàm luận tới là cái bản chất của ĐCSTQ”.
Ông bày tỏ, ĐCSTQ tuyên chiến với nhân dân Trung Quốc, thực tế là tội nhân của nhân dân Trung Quốc: “ĐCSTQ tuyên chiến với nhân dân Trung Quốc, tuyên chiến với văn hóa và lịch sử của Trung Quốc”.
“ĐCSTQ giết người Trung Quốc, so với bất kể một thực thể (hay cá nhân) nào trong lịch sử nhân loại thì đều nhiều hơn”.
Steve Yates cho rằng, xã hội quốc tế nên ủng hộ một Trung Quốc không có ĐCSTQ, ông chế nhạo rằng: “Hãy thử tưởng tượng đến một điều thú vị, tôi tin chắc là từ trước cho đến nay, chúng ta có thể kết giao với một Trung Quốc không bị ĐCSTQ thống trị để đạt đến trật tự quốc tế cân bằng”.
Trung tướng Wallace Gregson, cựu trợ lý bộ trưởng các vấn đề an ninh châu Á – Thái Bình Dương thuộc bộ quốc phòng Hoa Kỳ, nói: “Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ, đang có ý định hiện đại hóa quân sự, những hành động mang tính cướp đoạt đã gây nên sự ảnh hưởng đối với khu vực này”. Ông nói: “Rất rõ ràng, sự an toàn của Đài Loan và toàn bộ châu Á – Thái Bình Dương, cùng với trật tự toàn cầu đều bị (ĐCSTQ) uy hiếp”.
Trước đó vào năm 2018, Michael Collins, phó trợ lý giám đốc Trung tâm Sứ mệnh Đông Á của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ cho biết: “Khi chúng ta nhìn nhận một cách khách quan về mối đe dọa đến từ ĐCSTQ, chúng ta không cần phải coi bản thân Trung Quốc, sự trỗi dậy của Trung Quốc và bản thân người Trung Quốc là mối đe dọa”; “Chúng ta lo lắng là phương hướng của ĐCSTQ và ĐCSTQ đang có ý đồ dùng phương thức ngày càng cưỡng chế để đạt được mục tiêu”.
Tác giả chuyên mục An ninh quốc gia Bill Gertz trên tờ The Washington Times cho biết, trải qua các khóa lãnh đạo khác nhau, chính sách của chính phủ Mỹ đối với ĐCSTQ đều muốn làm nhẹ đi mối nguy hại của ĐCSTQ, bảo thủ cho rằng ĐCSTQ không nên bị coi là mối đe dọa.
Khi ông Trump lên làm tổng thống, đã nhanh chóng thay đổi phương hướng ứng phó với ĐCSTQ. Tháng 12/2017, Chiến lược an ninh quốc gia Nhà Trắng tuyên bố ĐCSTQ là đối thủ cạnh tranh chiến lược. Hồi tháng 1/2018, Lầu 5 góc đã công bố báo cáo chiến lược quốc phòng, coi Trung Quốc và Nga là mối đe dọa chiến lược.
Các hoạt động gián điệp và đánh cắp công nghệ của ĐCSTQ trong mấy chục năm qua chưa hề gặp trở ngại. Tuy nhiên hiện nay, chính phủ Mỹ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, chống tình báo cũng trở thành một trong những ưu tiên.
Marcel Lettre, từng là Thứ Bộ trưởng Quốc phòng thời chính quyền ông Obama đã thừa nhận rằng, cơ quan tình báo đã không đưa ra đánh giá đúng đắn về ĐCSTQ. Marcel Lettre cho rằng, hiện tại từ hình thái ý thức đến mối đe dọa từ ĐCSTQ hoặc lo lắng có thể có chút muộn màng, nhưng vẫn không quá muộn.
Minh Huy (Theo Epoch Times)