Giới khoa học tìm ra hàng trăm gen vẫn sống sau khi cơ thể chết

28/06/16, 09:10 Khoa học

Mới đây, một nghiên cứu thuộc trường đại học Washington cho thấy rằng không phải cái chết là điểm đánh dấu kết thúc sự tồn tại của chúng ta, ít nhất có một thứ thuộc về sự sống vẫn tiếp diễn: đó là gen.

30ee29eb8ddc46e98b037b840d4f836f_6405d50da9fc4d3e84237c2be1ce7e30_header
Chúng ta đang đi gần hơn tới thảm họa ZOMBIE?

Chúng ta đang đi gần hơn tới thảm họa ZOMBIE?

Thực ra là không phải đâu, các nhà nghiên cứu mong muốn tìm ra một cách mới, một cách bảo quản nội tạng hiến tặng tốt hơn và một phương pháp khám nghiệm tử thi chính xác hơn những cách mà ta vẫn làm.

Hai nghiên cứu mới đây đã đề cập đến các bằng chứng cho thấy một số bộ phận nhất định của cơ thể vẫn hoạt động sau nhiều ngày, thậm chí, khi hầu hết các cơ quan khác đã ngừng hoạt động. Và điều này có thể thay đổi cách chúng ta nghĩ về việc cấy ghép nội tạng và khám nghiệm tử thi.

Được dẫn dắt bởi nhà vi sinh vật Peter Noble, một nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Washington đã thực hiện việc kiểm tra hoạt động gen ở chuột đã chết và cá ngựa vằn. Một nghiên cứu trước đây đã xác định được một số gen trong tử thi người vẫn còn hoạt động hơn 12 giờ sau khi chết.

Các nhà nghiên cứu đã kết thúc việc kiểm tra bằng cách xác định được hơn 1000 gen vẫn còn hoạt động thậm chí nhiều ngày sau khi vật chủ chết. Tuy nhiên, khác với suy nghĩ của chúng ta về việc các gen chỉ cố gắng cầm cự so với các bộ phận khác của cơ thể, các gen tăng cường hoạt động của chúng.

Cá ngựa vằn.
Cá ngựa vằn được theo dõi trong 4 ngày. (Ảnh: Azul/Wikimedia Commons)

Ở loài chuột, 515 gen được nhìn thấy bắt đầu hoạt động và hoạt động hết công suất cho đến 24h sau khi vật chủ chết. Trong khi đó, cá ngựa vằn có 548 gen giữ lại được chức năng của các gen lên đến bốn ngày sau khi vật chủ chết mà không có dấu hiệu suy giảm.

Nhóm nghiên cứu đã khám khá ra điều này bằng cách đo mức độ biến động của RNA thông tin (mRNA) hiện diện trong cơ thể chuột và cá ngựa vằn sau khi chúng chết trong vòng 96 giờ đồng hồ. mRNA giống như một bản kế hoạch chi tiết, nó cho các gen biết loại protein nào cần được sản xuất bởi loại tế bào nào. Vì vậy, nếu có nhiều mRNA trong một tế bào, đồng nghĩa với việc có nhiều gen hiện đang hoạt động.

Theo như báo cáo của Mitch Leslie từ Tạp chí Khoa học, chúng ta đang đề cập đến các nhiệm vụ như kích thích chứng viêm, hệ miễn dịch và chống lại stress.

Noble nói với Leslie “Điều đáng kinh ngạc là các gen phát triển trở nên hoạt động sau khi cơ thể chết”.

Tuy nhiên không phải tất cả các gen đều có lợi, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một số gen có thể thúc đẩy việc phát triển bệnh ung thư sau khi vật chủ chết ở chuột và các ngựa vằn. Điều này đã làm dấy lên nghi ngờ của các nhà nghiên cứu rằng trong xác vật chủ mới chết, cơ thể quay trở lại với trạng thái tế bào của một phôi thai phát triển rất nhanh chóng.

Các gen dù có lợi thế nào và khỏe mạnh ra sao cũng không đủ sức để mang một cá thể chuột, ngựa vằn hoặc thậm chí là con người quay trở lại sự sống. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu về những gì các nhà nghiên cứu đang làm và tại sao phát hiện này lại có tác động lớn đến các bệnh nhân đang sống chung với nội tạng cấy ghép.

“Đây là một nghiên cứu hiếm thấy”, theo như lời nhà dược học Ashim Malhotra tại Đại học Thái Bình Dương tại Oregon, người không tham gia nghiên cứu. “Việc hiểu được chuyện gì xảy ra với nội tạng một người sau khi họ chết là rất quan trọng, nhất là khi ta có ý định sử dụng nội tạng đó để cấy ghép”. Những nghiên cứu này có thể được sử dụng để xác định chất lượng của nội tạng được hiến, Giáo sư Malhotra bổ sung.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, những người nhận tạng có nguy cơ mắc phải 32 loại ung thư khác nhau cao hơn người khác, bao gồm cả các căn bệnh mà các bác sĩ đang phải nỗ lực từng ngày nhằm giảm thiểu chúng như ung thư hạch Hodgkin, ung thư thận, ung thư gan.

Eric A. Engels từ Viện nghiên cứu quốc gia về ung thư cho biết: “Cấy ghép là một liệu pháp nhằm đưa đến sự sống cho các bệnh nhân mắc các căn bệnh về nội tạng giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nó cũng đặt người nhận tạng vào nguy cơ mắc các bệnh ung thư một phần vì các loại thuốc được sử dụng để ức chế hệ thống miễn dịch và chống thải của cơ quan được cấy ghép. Nguy cơ ung thư của những người được cấy ghép tương tự như các bệnh nhân nhiễm HIV, đều tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến lây nhiễm do ức chế miễn dịch”.

Bao-cao-moi-ve-tinh-trang-bat-thuong-trong-cay-ghep-noi-tang-o-trung-quoc-dai-luc
Những người nhận tạng lại có tỉ lệ nhiễm ung thư cao hơn bình thường.

Phát biểu với tạp chí khoa học, Noble cho rằng, việc sử dụng một lượng lớn thuốc ở các bệnh nhân cấy ghép nhằm đảm bảo cơ thể của họ không đào thải cơ quan được cấy ghép cũng có thể lý giải nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư. Tuy nhiên, các gen vẫn hoạt động sau khi vật chủ chết trong cơ quan được cấy ghép cũng có thể là một nguyên nhân.

Công trình nghiên cứu này đã được công bố trước khi đăng trên trang web bioRxiv và cần phải nhấn mạnh rằng nó vẫn chưa được đánh giá đồng cấp bởi nhiều nhà khoa học khác.

Bằng việc xuất bản nghiên cứu trực tuyến, Noble và nhóm của ông đang mời gọi các nhà nghiên cứu khác cùng tham gia và đánh giá trước khi gửi cho các tạp chí khoa học. Và cho đến khi các kết quả nghiên cứu này được xác nhận một cách vững chắc, chúng ta vẫn có quyền hoài nghi về nó, nhất là khi những phát hiện tương tự cần được thực hiện trên người bên cạnh các loài động vật trong phòng thí nghiệm.

Phát hiện này cũng có thể là sự khởi đầu cho một phương pháp hoàn toàn mới giúp chúng ta định nghĩa thế nào là sự sống, cái chết, như Noble nói: “Chúng ta có thể nhận được rất nhiều thông tin về sự sống bằng cách nghiên cứu cái chết”.

Theo khampha.vn

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x