Giáo sư Mỹ: Liên minh các nước muốn tẩy chay chính quyền Trung Quốc và đồng nhân dân tệ
Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới tạo sức ép nhằm buộc Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chịu trách nhiệm về việc che giấu thông tin dịch bệnh COVID-19, khiến nó lây lan và trở thành đại dịch toàn cầu.
Vào cùng thời điểm, các chủ đề như “De-Sinicization” (một thuật ngữ chỉ sự bài trừ nền văn hóa Trung Quốc) hay tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu tách biệt khỏi Trung Quốc,hiện đang thu hút nhiều ý kiến tranh luận. Trong thời gian gần đây, các quan chức tài chính của ĐCSTQ khẳng định rằng, đại dịch COVID-19 đã làm tăng cường leo thang sự “Thoát trung” vốn đã xuất hiện từ trước trong lĩnh vực tài chính, để bài trừ Trung Quốc và loại bỏ đồng Nhân dân tệ (NDT).
Ngày 9/5, Chủ tịch Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia kiêm cựu Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc là Lý Dương đã chia sẻ với truyền thông rằng, đại dịch COVID-19 khả năng sẽ làm gia tăng sự “mất cân bằng toàn cầu”, nhất là quá trình “Thoát trung”.
Tờ Hồng Kông Economic Times dẫn lời ông Lý: “Vào giai đoạn đầu của đại dịch đã xảy ra sự thiếu hụt đồng đô la Mỹ toàn cầu”. Ông cho rằng đây là “một tình trạng tệ hại”, mỗi một lần thiếu hụt đồng đô la xảy ra trong lịch sử, là một lần củng cố vị thế của đồng tiền này như một loại tiền tệ dự trữ quốc tế. Ngay sau khi sự thiếu hụt đồng đô la Mỹ, 9 ngân hàng trung ương đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ.
Ông Lý cho biết: “Có hai thứ cần lưu ý ở đây, một là ngân hàng trung ương Trung Quốc không có trong thỏa thuận, và hai là không có sự xuất hiện của đồng nhân dân tệ trong mạng lưới này. Đây là một thực trạng vô cùng nguy hiểm, có thể gọi là ‘Thoát trung'”.
Ông tiếp tục: “Vào cùng thời điểm, đồng tiền kỹ thuật số Libra đời thứ hai vừa mới xuất hiện không lâu. Điều đáng chú ý ở đây là loại tiền tệ kỹ thuật số có giá trị trong nhiều loại tiền tệ khác trên thế giới, ngoại trừ đồng NDT”.
Xie Tian (còn được biết đến với tên “Frank”) là Giáo sư chuyên ngành kinh doanh tại Đại học Nam Carolina Aiken. Ông nói: “Ông ấy (ám chỉ Lý Dương) có lẽ đã hiểu nhầm giá trị thực của đồng NDT và nghĩ rằng đồng NDT có vị thế quốc tế cao. Trên thực tế, đồng NDT không có giá trị gì trên thị trường tài chính quốc tế, vì nó thậm chí không phải là một loại tiền tệ tự do chuyển đổi, nó không thể bảo lưu được giá trị để trở thành một loại tiền tệ dự trữ hoặc được sử dụng trong thương mại quốc tế”.
Sau đó ông Lý cho biết: “Trên phạm vi toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực tài chính, đang hình thành một liên minh quốc gia muốn bài trừ đồng NDT và chính quyền Trung Quốc”.
Ông He Junqiao, một học giả tài chính từ Trung Quốc cho biết: “việc gì phải quan trọng hóa vấn đề giá trị đồng NDT? Đồng NDT chỉ chiếm chưa đến 1% trong thị trường tiền tệ thế giới. Nó không có giá trị tín dụng và không được một số quốc gia sử dụng. Thậm chí trong 100 đô la Mỹ trên toàn thế giới còn không có nổi một đồng NDT, vậy vấn đề ở đây là gì? Ông ta (ám chỉ Lý Dương) đang nghiêm trọng hóa tình hình, bởi nếu thế giới muốn tách rời quan hệ khỏi Trung Quốc thì vấn đề cũng chẳng liên quan gì đến sự không có giá trị của đồng NDT cả”.
Ông Frank tin rằng “Thoát trung” diễn ra sau cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vào năm 2019, điều này làm gia tăng sự biến đổi các chuỗi cung ứng. Ông cho hay đại dịch COVID-19 chỉ đang làm cho “sự bài trừ” này trở nên phức tạp hơn mà thôi.
Frank tiếp tục: “Nếu đứng trên góc nhìn của tổng thể các chuỗi cung ứng và của nền kinh tế toàn cầu, thì ‘Thoát trung’ là một xu hướng rất dễ nhận thấy, và đã xuất hiện từ lâu trước khi đại dịch bùng phát rồi. Trong giai đoạn đại dịch, nhiều doanh nghiệp chưa tách khỏi Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề. Ví như các nhà máy sản xuất ô tô của Nhật và Hàn ở thành phố Vũ Hán. Bởi các quốc gia khác không sản xuất các sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ nên họ đặt các chuỗi cung ứng này ở Trung Quốc. Và khi đại dịch bùng phát, họ phải chuyển chuỗi cung ứng sang nhiều quốc gia khác”.
Ông Frank cũng nhấn mạnh nguyên nhân khác khiến cho “Thoát trung” gia tăng, đó là do các quốc gia phương Tây giờ đã được chứng kiến tận mắt hành vi ác tính của ĐCSTQ.
Huy Hoàng (Theo Epoch Times)