Giai thoại đạo làm con: Chuyện nàng Oanh dâng sớ cứu cha

20/04/15, 09:41 Cổ Học Tinh Hoa

Phận làm con, chữ Hiếu luôn phải đặt lên đầu. Người biết giữ gìn hiếu đạo là người coi trọng nhân nghĩa, qua đó mà đem lại phúc đức cho gia đình và xã hội. Câu chuyện của nàng Đề Oanh là một minh chứng.

Nàng Oanh dâng sớ cứu cha. (ảnh Epoch Times)

Vào đầu triều Hán (206 TCN-220 SCN), triều đình vẫn duy trì “Ngũ hình”, trong đó có bốn nhục hình nặng nề dùng để xử phạm nhân. Đây là một phần của hệ thống hình phạt từng rất phổ biến vào thời Tần (221-206 TCN) và được giữ lại trong triều đại mới.

Những hình phạt nghiêm trọng như cắt mũi, tai, chân tay hoặc xăm mặt người phạm trọng tội.

Tuy nhiên, sự quả cảm của cô gái trẻ Đề Oanh đã khiến hình phạt tàn bạo và vô nhân đạo đó được bãi bỏ dưới thời trị vì của Hán Văn Đế.

Đề Oanh là con út trong năm đứa con gái của Thuần Vu Ý. Cha cô từng giữ chức quan Thái thương lệnh, về sau trở thành danh y nhờ thỉnh giáo y thuật từ một vị cao nhân.

Thay vì chỉ chữa trị cho giới quý tộc, Thuần Vu Ý lang thang khắp các vùng nông thôn để coi bệnh cho dân thường. Dần dần, tiếng tăm vang xa, ngày càng nhiều người tìm đến ông.

Thuần Vu Ý có cách tiếp cận rất thực tế và hợp lý với y học, ông cũng hết sức thành thật khi thừa nhận những thiếu sót và thất bại của mình trong việc chẩn đoán và chữa trị.

Lòng dũng cảm và chữ Hiếu

Tuy nhiên một lần nọ, Thuần Vu Ý dù đã cố hết sức nhưng không thể cứu chữa được cho người vợ mắc bạo bệnh của một người quyền thế. Người chồng đã đập phá và buộc tội ông, rồi tuyên bố rằng phương pháp điều trị của Thuần Vu Ý đã khiến vợ ông tử vong.

Thân cô thế yếu lại phải đối mặt với người có quyền có thế, cha của Đề Oanh nhanh chóng bị buộc tội mà không cần tra xét, ông bị giải đến kinh thành chờ nhận án phạt tương xứng với tội trạng.

Khi nhìn các con gái đang khóc lóc, cha Đề Oanh không nén được lời than thở: “Ta sắp bị giải đến kinh đô thụ hình, nơi xa xôi này làm sao có đứa con gái nào có thể theo cùng, mà  ta chỉ có năm nữ nhi. Giá như ta có một đứa con trai!“.

Đề Oanh nghe điều này, trong lòng vô cùng bức rức, cô quyết tìm cách cứu cha. Thế nên, cô con gái út cam tâm chịu đựng đói khát, theo cha trên suốt hành trình gian khổ.

Đến kinh thành, cô cầu xin viên thư lại soạn một bức thư gửi cho Văn Đế, rồi tự mình trao nó cho thị vệ để dâng lên vua.

Khi hoàng đế nghe bẩm báo rằng, tấu sớ này được một người con gái kiên cường dâng lên, ông rất mực quan tâm.

Trong thư cô viết : “Cha tiện dân khi làm quan luôn giữ sự chính trực, nay làm lang y cũng cứu không ít mạng người. Ông được mọi người yêu quý cũng bởi sự thanh liêm này, giờ phải đối mặt với nhục hình chỉ vì một lời buộc tội oan.

Một người khi đã phải chịu án thụ hình thì khó có thể trở lại với cuộc sống bình thường. Thậm chí nếu người đó về sau được chứng minh là vô tội, thì những vết sẹo kia cũng sẽ là vết nhơ mãi mãi không xóa mờ được. Cho dù khao khát làm lại cuộc đời, người đó cũng đành lực bất tòng tâm.

Tiện dân nghe nói rằng, một người con trai có thể chuộc tội cho cha. Là phận nhi nữ, tiện dân cũng cầu xin được gánh vác việc cứu cha khỏi bi thương, dù làm nô tỳ suốt đời cũng cam lòng. Van xin thánh thượng tha cho cha tiện dân khỏi nhục hình, để ông có cơ hội làm lại cuộc đời“.

Tấu sớ của Đề Oanh không chỉ xin giảm tội cho cha, mà còn chỉ ra sự bất công và tàn bạo của nhục hình. Lời lẽ của cô đã khiến các quan viên chấn động.

Văn Đế cũng xúc động sâu sắc. Ông rất ngạc nhiên trước lòng quả cảm của cô gái trẻ, khi cô sẵn sàng chịu đựng gian khổ tha phương cùng cha và chấp nhận cuộc sống nô tỳ để đổi lại hạnh phúc cho phụ thân.

Hoàng đế không những không bắt Đề Oanh làm nô bộc và miễn tội cho cha cô, mà ông cũng khắc sâu lời lẽ của cô gái, từ đó mà bãi bỏ các nhục hình tàn bạo.

Câu chuyện về sự dũng cảm và lòng hiếu thảo của Đề Oanh vang khắp Trung Hoa, khiến một sử gia phải khen rằng, “Nhiều con trai giỏi giang, cũng không bằng một nàng con gái Đề Oanh!”.

An Nhiên, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x