Thần tích triển hiện trên đường đi thỉnh kinh của Đường Tăng ngoài đời thật

08/04/21, 18:04 Cổ Học Tinh Hoa

Câu chuyện đi Tây Thiên thỉnh kinh của Đường Tăng trong Tây Du Ký không phải hoàn toàn là hư cấu, trong lịch sử thực sự có một vị tăng nhân như vậy, vì để thỉnh kinh ở Tây phương mà đã trải qua biết bao gian khổ, cũng để lại rất nhiều thần tích đáng suy ngẫm.

Nhân vật Đường Tăng do diễn viên Trì Trọng Thuỵ thủ vai được coi là thành công nhất trong phim Tây Du Ký. (Ảnh qua twoeggz.com) 

Câu chuyện Huyền Trang đi lấy kinh đã được ghi chép lại trong cả “Cựu Đường thư” và “Tân Đường thư”, nhưng đều là rất giản lược. Còn có một cuốn sách kể lại những trải nghiệm của Huyền Trang trên đường đi lấy kinh, do hai đệ tử của ông là Tuệ Lập và Ngạn Tông sau này ghi chép lại dựa trên những lời kể của chính Huyền Trang. Cuốn sách này có tiêu đề là “Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện”, còn được gọi tắt là “Từ Ân truyện”.

Huyền Trang tục gia họ Trần, tên Trần Huy cũng được gọi là Trần Y, từ nhỏ đã thông minh xuất chúng, khi đọc kinh Phật lĩnh ngộ rất nhanh. Năm 13 tuổi xuất gia tại Lạc Dương, sau đó ông đã đi rất nhiều nơi để cùng với những người khác nghiên cứu Phật Pháp.

Huyền Trang cảm thấy kinh Phật tại đất Hán trong quá trình phiên dịch có những thiếu sót, sai biệt, bởi vì cùng một sự kiện nhưng ở các kinh Phật khác nhau lại có các giải thích khác nhau, vì thế rất muốn biết kinh Phật rốt cuộc là giảng như thế nào về sự kiện đó.

Sau này có một vị tăng nhân Thiên Trúc cho Huyền Trang biết, tại nước Thiên Trúc có một ngôi chùa tên là Na Lạn Đà, trong chùa có vị Giới Hiền pháp sư, thuyết về “Yoga sư địa luận” rất hay. 

“Yoga sư địa luận” là kinh điển của Đại thừa Phật giáo, nếu minh bạch bộ kinh thư này, thì sẽ lý giải được rất nhiều điều vướng mắc trên con đường tu luyện. Cho nên Huyền Trang đã hạ quyết tâm, muốn đến Tây Thiên cầu Pháp, nhất định phải mang được “Yoga sư địa luận” về.

Bởi vì lúc đó quan hệ giữa nhà Đường và Tây Đột Quyết rất căng thẳng, vì thế đường đi Tây Vực là con đường nguy hiểm nhất. Lúc ấy pháp luật nhà Đường cũng không cho phép tăng nhân đi Tây phương, Huyền Trang nhiều lần thỉnh cẩu nhưng đều không được cho phép. Sau này vào năm Trinh Quán thứ 3 là thời điểm kinh sư mất mùa, nên đã cho phép tăng nhân ra ngoài khất thực, có thể đến nơi khác ở trong nước để khất thực.

Ghi chép lịch sử: Thần tích trong hành trình lấy kinh của Huyền Trang - ảnh 1
Tượng nhà sư Trần Huyền Trang, vị tăng nhân có công thỉnh kinh và phiên dịch kinh nổi tiếng Đại Đường. (Ảnh: Liaotuo)

Bởi vì kinh thành không có lương thực, Huyền Trang đã nhân cơ hội này đi ra khỏi thành, âm thầm tiến đến Tây phương, chính là đi trái phép. Nhưng vì triều đình có mệnh lệnh không cho phép đi, nên Huyền Trang thường xuyên bị quan viên địa phương ngăn cản, vì vậy ông đã nói với những quan viên lý do vì sao ông muốn đến Tây Thiên cầu pháp.

Chính sự kiên định, thành tâm thành ý của Huyền Trang đã khiến họ cảm động, nên họ đã đồng ý cho Huyền Trang đi. Huyền Trang sau khi ra khỏi Dương Quan, phải đi qua 5 Phong Hỏa Đài, thời ấy biên cương Đại Đường cứ cách 100 dặm xây một Phong Hỏa Đài, ở giữa các Phong Hỏa Đài đều là sa mạc, vô cùng khó đi.

Muốn lấy nước thì có thể đến dưới chân Phong Hỏa Đài, chỉ ở đó mới có nước. Huyền Trang khi đến Phong Hỏa Đài thứ nhất lấy nước thì có một mũi tên bắn về phía trước, ông liền hô lớn: “Đừng bắn! Ta là hòa thượng Trường An đi Tây Thiên cầu Pháp”.

Nhưng rất may, người trông giữ Phong Hỏa Đài tên Vương Tường này là người rất tin Phật Pháp, cho nên đã cho Huyền Trang đi, còn nói với Huyền Trang rằng: “Người trông giữ Phong Hỏa Đài thứ 4 là thân tích của ta tên là Vương Bá Long, ông hãy tìm ông ấy, ông ấy sẽ giúp ông”.

Và khi Huyền Trang đến Phong Hỏa Đài thứ 4, Vương Bá Long đã nói vói ông rằng: “Ông không thể đi về phía trước, người trông giữ Phong Hỏa Đài thứ 5 nhất định sẽ bắt ông, ta biết rõ hắn!”. Vương Bá Long nói ông phải đi vào trong sa mạc, có một nơi gọi là suối Dã Mã, ông phải đến đó lấy nước thì mới đi qua sa mạc được.

Vương Bá Long còn tặng cho Huyền Trang một cái túi da rất nặng, Huyền Trang liền xuất phát theo hướng mà Vương Bá Long chỉ đi tìm suối Dã Mã. Nhưng lại không tìm được, đã vậy lúc đang uống nước Huyền Trang còn lỡ tay làm rơi túi nước, khiến nước chảy hết ra ngoài, mà trong sa mạc không có nước thì chắc chắn sẽ chết.

Minh họa chuyến đi của “Đường Tăng ngoài đời thật” (Ảnh: Thestandnews.com)

Huyền Trang đã quyết định quay trở lại, nhưng vừa mới bước đi Huyền Trang liền nhớ lại nguyện ban đầu của mình “lần này đi Tây phương cầu Pháp, không lấy được kinh tuyệt không quay trở về”, ý là dù có chết cũng phải đi về phía Tây, quyết không quay trở lại. Sau khi nghĩ vậy, ông đã quyết định không quay về, tiếp tục hướng về Tây thẳng tiến…

Giấc mộng thần tiên

Trên sa mạc trên không có chim bay, phía dưới không có dã thú, còn thường xuyên xuất hiện ảo ảnh, “quỷ mị nhiệt phong”, trong “Từ Ân truyện” miêu tả cảnh tượng này vô cùng đáng sợ. Rồi Huyền Trang cứ như vậy bước đi, đi được bốn ngày năm đêm thì cổ họng khát khô, toàn thân phát nóng, cuối cùng khát đến nỗi không thể đi được, té xỉu trong sa mạc.

Trong lúc Huyền Trang mơ mơ màng màng, trong miệng vẫn niệm kinh, cầu khấn Quan Âm Bồ Tát. Ông nói: “Đệ tử lần này đi lấy kinh, không vì danh, không vì lợi, chỉ vì muốn lấy chân kinh của Đại thừa Phật giáo mang về Đông thổ, mong Quan Âm Bồ Tát gia trì cho đệ tử”.

Sau đó Huyền Trang bất tỉnh. Đến tối, một làn gió lạnh thổi qua khiến Huyền Trang tỉnh lại, thể lực khôi phục lại một chút, ông muốn ngủ một giấc ở trong sa mạc. Rồi Huyền Trang mộng thấy một vị Thần vô cùng cao lớn mặc áo giáp sắt đứng trước mặt mình, nói với ông rằng: “Tại sao lại ngủ! Hãy tiếp tục đi!” Huyền Trang nghe vậy liền đứng dậy ngồi lên ngựa, con ngựa đột nhiên mất kiểm soát, chạy như điên lao về phía trước.

Huyền Trang khống chế không nổi con ngựa, chỉ biết bám chặt vào nó, sau đó con ngựa đã đưa Huyền Trang đến bên một con suối, thế là Huyền Trang được cứu.

Đối mặt đám cường đạo

Sau khi Huyền Trang rời khỏi nước Cao Xương, tiếp tục đi về phía Tây, đi qua Yên Kỳ, Khố Xa rồi tiến vào Lăng Sơn. Núi này cao đến tận mây, đỉnh núi lúc nào cũng phủ tuyết trắng, leo lên đỉnh là việc không dễ dàng chút nào, đêm đến ở trên núi chỉ có thể ngủ trong tuyết.

Sau đó Huyền Trang vượt qua núi Bỉ Lăng, một núi tuyết còn khó leo hơn nữa, cuối cùng phải mất hơn một năm mới ra khỏi Trường An tiến vào Bắc Ấn Độ. Huyền Trang đến Bắc Thiên Trúc, lại tiếp tục đi qua nước Ayomukhi đến chùa Na Lạn Đà ở miền Trung Thiên Trúc.

Huyền Trang lúc ấy ngồi thuyền xuôi dòng sông Hằng, khi thuyền đến nửa đường, đột nhiên có mấy cường đạo từ hai bên bờ sống lao ra cướp thuyền. Người trên thuyền thấy cường đạo ai nấy đều sợ hãi, rất nhiều người mạo hiểm nhảy xuống nước chạy trốn.

Đám cường đạo vây quanh thuyền, bắt mọi người phải cởi bỏ hết quần áo, giao nộp tài sản trong người. Huyền Trang là một tăng nhân, trên người không có gì, nhưng đám cường đạo vừa nhìn thấy Huyền Trang thì lại vô cùng hứng thú.

Bởi vì Huyền Trang có tướng mạo cao lớn phong nhã, đám cường đạo vốn cuồng tín một tà giáo, mùa thu hàng năm đều tìm một người đàn ông, giết rồi mang đi tế bái. Cho nên chúng vừa nhìn thấy Huyền Trang đã vô cùng vui mừng, một người tướng mạo tốt như Huyền Trang không thể bỏ lỡ, liền chuẩn bị đem Huyền Trang, nên đã quyết định sẽ bắt Huyền Trang giết rồi mang đi tế bái.

Khi đám cường đạo lập đàn tại bờ sông Hằng chuẩn bị cho việc tế bài, thì Huyền Trang liền ngồi xuống nhập định. Huyền Trang vừa nhập định, nguyên thần liền ly thể, rồi phát ra một nguyện: “Nếu đệ tử lần này cầu Pháp không thành, thì hy vọng có thể vãng sinh đến Phật quốc, ở đó được nghe Pháp, sau khi nghe xong đệ tử muốn chuyển sinh thành người thế gian, để có thể hóa độ con người thế gian và cả những cường đạo giết người này”.

Sau khi Huyền Trang phát nguyện, lập tức có một lực đưa ông đến các tầng trời, nhìn thấy Bồ Tát đang vui mừng. Khi nguyên thần của Huyền Trang đến thế giới Phật quốc, thì trên mặt đất ở nhân gian đột nhiên giông bão đen kịt từ tứ phía kéo đến, đánh bật hết các gốc cây lên, đất cát bị cuốn tung lên trời, mưa to gió lớn ập tới.

Ghi chép lịch sử: Thần tích trong hành trình lấy kinh của Huyền Trang - ảnh 3
Sau khi Huyền Trang phát nguyện, lập tức có một lực đưa ông đến các tầng trời, nhìn thấy Bồ Tát đang vui mừng. (Ảnh minh họa)

Những cường đạo kia cảm giác được trời đất đang phẫn nộ, liền hỏi chuyện gì xảy ra vậy. Có người nói rằng tăng nhân này không thể giết, đây chính là người từ Đông thổ Đại Đường đến đây lấy kinh. Đám cường đạo liền ném đao qua một bên rồi quỳ xuống.

Huyền Trang lúc này cũng vừa xuất định, liền thuyết Pháp cho những cường đạo này. Sau đó đám cường đạo đã ném tất cả dụng cụ cướp bóc xuống sông Hằng, rồi thụ Ngũ giới, bái lạy Huyền Trang rồi mới rời đi.

Lê Hiếu biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x