Hữu duyên gặp nữ thần bên bờ Lạc Thủy, để lại câu chuyện say lòng người

27/11/21, 12:56 Cổ Học Tinh Hoa

Một lần, Trần Tư Vương – Tào Thực đã gặp nữ thần xinh đẹp ở Lạc Thủy, mặc dù trong lòng nảy sinh ngưỡng mộ, nhưng phải giữ kẽ giữ phép. Nữ thần đã cảm động trước tấm lòng của ông mà triển hiện một điệu múa tuyệt trần, từ đó viết nên một câu chuyện tuyệt đẹp.

Tào Thực đã gặp nữ thần xinh đẹp ở Lạc Thủy, mặc dù trong lòng nảy sinh ngưỡng mộ, nhưng phải giữ kẽ giữ phép. (Ảnh: IFuun)
Tào Thực đã gặp nữ thần xinh đẹp ở Lạc Thủy, mặc dù trong lòng nảy sinh ngưỡng mộ, nhưng phải giữ kẽ giữ phép. (Ảnh: IFuun)

Tào Thực (192 – 232), tự là Tử Kiến, là con trai thứ tư của Ngụy Vũ Đế – Tào Tháo. Ông là người rất tài hoa, có nhiều thành tựu thơ văn phi thường, được người đời sau tôn là “Tiên tài”, là người cởi mở vui vẻ, yêu ca hát nhảy múa. 

Một lần nọ, sau khi tiếp đón vị danh sĩ tên là Hàm Đan Thuần đến thăm, ông liền tự đi sửa soạn tắm gội, rồi hóa trang và ra trình diễn điệu nhảy hồ vũ bài “Ngũ chùy đoạn”, sau đó còn múa kiếm, ngâm bài thơ mấy ngàn chữ.

Sau khi biểu diễn xong mới thay áo chỉnh trang lại rồi cùng Hàm Đan Thuần đàm luận về những câu chuyện từ cổ chí kim. Khí khái hào sảng của ông khiến cho Hàm Đan Thuần tán thán không thôi.

Tuy nhiên, với tính cách lãng mạn và tự do phóng khoáng của mình, dường như đã trải sẵn cho ông một con đường chính trị không suôn sẻ. Ông từng bị cha mình là Tào Tháo từ bỏ ý định lập ông làm thái tử vì sự hưởng lạc của mình, ông cũng thường xuyên đắc tội với các đại thần trong triều mà nhiều lần bị vu cáo, lâm vào hiểm họa sát thân.

Kỳ duyên gặp nữ thần bên bờ Lạc Thủy

Những năm Hoàng Sở, Tào Thực và các chư vương hầu vào kinh thành chuẩn bị tấn kiến huynh trưởng Ngụy Văn Đế Tào Phi, vốn định rằng sẽ cùng Tào Phi uống rượu vui vẻ, cũng là nhân cơ hội giải trừ những hiểu lầm trong quá khứ.

Tuy nhiên, ông lại không được Tào Phi tiếp đón, thế là đành phải thu dọn hành lý đi về vùng đất được phong của mình ở phía Đông. Cả đoạn đường đi vội vội vàng vàng, lúc đến Lạc Thủy thì đã là lúc hoàng hôn buông xuống.

Lúc này ngựa cũng đã mỏi mệt, Tào Thực liền để cho người đánh ngựa nghỉ ngơi tại chỗ, còn ông thì cầm theo ít lương khô đi dạo khoan thai trong rừng cây bên bờ sông. Lúc đang chuẩn bị ngồi xuống nghỉ chân thì đột nhiên nhìn thấy một mỹ nhân đứng trên triền núi, thần thái của nàng khiến cho Tào Thực vô cùng kinh ngạc.

Điệu bộ của nàng nhẹ nhàng uyển chuyển như chim nhạn, như rồng bay, dung nhan của nàng tựa như đóa cúc mùa thu, phù dung nở rộ trên mặt nước, giọng nói của nàng êm dịu ngọt ngào.

Nàng tựa như tiên nữ hạ phàm, là mỹ nhân hiếm thấy trên thế gian, tình này cảnh này khiến cho Tào Thực nảy sinh lòng ái mộ. Nhưng lại khổ não vì không có người giúp ông truyền đạt được tâm ý này đến nàng, mà chỉ có thể tháo miếng ngọc bội trên lưng áo của mình mà tặng cho giai nhân.

Nữ thần dường như cố ý thăm dò tấm lòng thành của Tào Thực, nên nàng vừa chỉ tay vào chỗ sâu nhất của Lạc Thủy, vừa hát lên bài ca ước hẹn ngày hội ngộ.

Lúc này Tào Thực cố gắng kiềm chế dục vọng của bản thân. Ông đã nghĩ về câu chuyện Trụ Vương đời nhà Thương năm xưa vì động sắc tâm khi đến miếu Nữ Oa đã làm nên bài thơ dâm dục, mà dẫn đến tai họa mất nước; Sở Phi Vương cũng vì ái mộ thần nữ nhưng theo đuổi không thành, mà cả đời rơi vào tương tư tình ái, sau cùng chịu cảnh thân bại quốc diệt. 

Thế là sau khi trấn tĩnh được cảm xúc của mình, Tào Thực nghiêm khắc dặn lòng phải tuân thủ lễ nghi nam nữ để khống chế bản thân.

Nữ thần dường như đã cảm nhận được thành tâm của ông, nên nàng bắt đầu điệu múa. Nàng bước đi uyển chuyển giữa cánh đồng cỏ thơm trong khúc hát ngân cao, chúng thần tiên các chốn nghe được đều đổ dồn về đây.

Nữ thần phất chiếc tay áo múa nhảy theo gió, dịu dàng lướt đi như chim bay
Nữ thần phất chiếc tay áo múa nhảy theo gió, dịu dàng lướt đi như chim bay. (Ảnh: Kknews)

Nữ thần phất chiếc tay áo múa nhảy theo gió, dịu dàng lướt đi như chim bay; nàng đi trên sóng nước, dưới chân gợn lên từng đợt sương mỏng; dáng đi của nàng phiêu diêu bất định, tưởng đi nhưng lại ở lại. Điệu múa tuyệt đẹp như vậy thật khiến người xem quên ăn, đã thu hút hoàn toàn tâm trí của Tào Thực. 

Sau khi điệu múa kết thúc chúng thần liền rời đi, nàng dùng ánh mắt mày ngài thanh tú mỹ lệ của mình nhìn về phía Tào Thực, bắt đầu hé mở đôi môi đỏ hồng chầm chậm nói: “Người và thần rốt cuộc rồi cũng ly biệt, tình duyên hồng trần giữa chúng ta đến đây đã tận”.  

Sau khi nàng rời đi, Tào Thực vẫn luôn mong vượt khắp núi non đi tìm tung tích của nữ thần, ông đã lái chiếc thuyền nhỏ đi ngược dòng nước, nhưng vẫn không tìm được gì, thế là đành phải quay trở về tiếp tục cuộc hành trình ban đầu.

Thánh duyên với Phật nhạc

Sau cuộc gặp gỡ này, Tào Thực không ngừng đi theo điểm hóa của nữ thần, thơ văn của ông cũng đã có bước tiến dài. Dù trên con đường chính trị 6 lần ông bị giáng chức, 3 lần bị đi đày, nhưng thế giới tâm linh của ông rất phong phú. 

Tuy rằng nhiều lần bị huynh trưởng đố kỵ, nhưng ông vẫn luôn sáng tác thơ ca để tự thưởng thức và vực dậy chính mình. Ông đã viết “Phù bình thiên”, “Chủng Cát thiên”, mong rằng một ngày nào đó lại có thể cùng huynh trưởng “vui vẻ tấu đàn”.

Thời kỳ Chiến Quốc, vị quận chủ nổi danh Yến Chiêu Vương có lòng cầu đạo, nên trời cao đã cho tiên nữ hóa thành 2 bậc thầy vũ đạo Tuyền Quyên và Đề Mô hạ phàm để gặp Yến Chiêu Vương, biểu diễn vũ đạo khích lệ ông ấy tinh tấn thực tu. Sau khi Yến Chiêu Vương tu thành rồi rời đi, 2 vị tiên nữ này cũng ra đi, không còn ai biết họ đã đi đâu. 

Mấy năm sau có tin đồn rằng 2 vị tiên nữ này đang vân du ở vùng Hán Giang – Lạc Thủy. Cứ như vậy thời gian cũng trôi qua mấy trăm năm, trong lúc Tào Thực gặp thất bại trong cuộc sống, thì đã gặp được sự điểm hóa của tiên nữ bên bờ Lạc Thủy, đã vì ông mà triển hiện điệu múa của thần tiên.

Sau khi Tào Thực chiêm ngưỡng điệu múa tuyệt đẹp này không những được khích lệ tinh thần, mà việc tu vi của ông cũng được nâng cao. Cũng từ nguồn cảm hứng nhận được nơi nữ thần Lạc Thủy, sau khi Tào Thực trở về vùng đất của mình đã tiếp tục mày mò nghiên cứu kinh Phật, rồi ngộ ra được chân lý Phật pháp. 

Với sự chăm chỉ tinh tấn thực tu, thơ văn của ông đã có bước tiến lớn, các tác phẩm của ông như “Thăng thiên hành”, “Tiên nhân thiên”, “Du tiên” đã lột tả được quang cảnh ông phi thăng lên thiên đình cùng các tiên nhân du ngoạn tam sơn ngũ nhạc.

từ nguồn cảm hứng nhận được nơi nữ thần Lạc Thủy, sau khi Tào Thực trở về vùng đất của mình đã tiếp tục mày mò nghiên cứu kinh Phật, rồi ngộ ra được chân lý Phật pháp. 
Từ nguồn cảm hứng nhận được nơi nữ thần Lạc Thủy, sau khi Tào Thực trở về vùng đất của mình đã tiếp tục mày mò nghiên cứu kinh Phật, rồi ngộ ra được chân lý Phật pháp. (Ảnh: Pinterest)

Năm Thái Hòa thứ 3 (năm 229) Tào Thực đi đến Đông A. Sản vật ở đây vô cùng phong phú, khí hậu dễ chịu, sông núi nước non chim cá đẹp đẽ tú lệ, những lúc không làm việc Tào Thực thường đến đây đi du lịch. 

Trong một chuyến du ngoạn, ông bỗng nhiên nghe được từng đoạn Phật nhạc du dương truyền đến từ không trung, âm nhạc thanh tao dịu dàng, tuyệt diệu mỹ miều, ông đã lắng nghe một lúc lâu, và ngộ được đạo lý trong Thánh nhạc của Phật môn.

Trong những năm cuối đời, Tào Thực bắt đầu chỉnh lý, biên soạn âm tiết dựa trên nền tảng từ hai quyển kinh Phật “Thụy ứng” và “Bổn khởi”, cuối cùng ông đã hoàn thành Quy tắc ca tụng Phật nhạc, trong đó ông đã ghi chú lại hơn 3000 cách đọc hát, có thể dùng các âm điệu khác nhau để tụng ca. 

Đến thời Ngụy Tấn, nhiều vị Đế vương đã đích thân lễ Phật, trong đó có các vị cao tăng như Bạch Pháp Kiều, Chi Vân Dược… từ khắp nơi tụ về tụng hát Phật nhạc để giáo hóa người dân. Phật nhạc từ đó cũng trở thành một bộ phận trong văn hóa Trung Hoa.

Tuệ Tâm biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

    Truyền thuyết và sự thật về rồng phương Đông

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

    Truyền thuyết Hoa Bỉ Ngạn khiến nhiều người rơi nước mắt

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

x