Đường truyền Pháp gian nan, cứu người phải nhọc công

11/12/15, 09:43 Cổ Học Tinh Hoa

Các bậc Giác Giả, Thánh nhân xuống thế gian truyền Pháp, giảng đạo cho con người đã phải trải qua muôn vàn khổ nạn. Những khó khăn, bức hại ấy vẫn còn được truyền lại cho người đời sau, khiến ai ai cũng vô cùng đau xót và cảm động.

Đọc lại sử sách xưa, nhìn thấy một đoạn thoại trong “Khổng Tử thế gia”, nói về tâm ý của người truyền Đạo trong tình cảnh gian nan, mới thấu hiểu hơn về cái tâm và sự cao thượng của Thánh nhân.

Khổng Tử xuất thân bần tiện, một đời bôn ba, những năm cuối đời chu du các nước, nhưng không có một vị quân vương nào chịu tiếp nhận chủ trương của ông, cuối cùng hết lương thực ngay giữa nước Trần và nước Thái. Những người đi theo Khổng Tử đều đói đến nỗi không còn hơi sức để đi tiếp nữa, Khổng Tử lại tiếp tục truyền giảng học vấn của ông cho các đệ tử, không ngừng giảng dạy cho học trò.

Đệ tử Tử Lộ vẻ mặt bèn lộ vẻ giận dữ hỏi Khổng Tử rằng: “Người quân tử cũng có lúc đi đến đường cùng hay sao?”.

Khổng Tử trả lời: “Người quân tử vào lúc khốn cùng cũng sẽ giữ vững tiết tháo đến cùng, còn tiểu nhân lại sẽ không giữ mình được nữa, chuyện quá đáng gì cũng đều sẽ làm ra được”.

Khổng Tử biết trong lòng chúng đệ tử không vui, liền nói: “Trong ‘Kinh Thi’ có nói, ‘không phải bò tót cũng không phải hổ, lại quanh quẩn trong đồng cỏ bao la’, ta hôm nay đây chính là rơi vào hoàn cảnh như vậy, lẽ nào là do ta đã làm sai chuyện gì chăng, tại sao lại rơi vào tình cảnh này cơ chứ?”.

Tử Lộ trả lời nói: “Có thể là nhân đức hoặc mưu trí của chúng ta không đủ, vậy nên người khác không tín nhiệm chúng ta, còn vây chặt chúng ta ở nơi này”.

Khổng Tử trả lời: “Đâu có chuyện như vậy? Nếu như có nhân đức trí mưu thông suốt mà không có trở ngại gì cả, vậy thì Bá Di Thúc Tề sẽ không phải chết đói ở núi Thủ Dương, Tỉ Can cũng sẽ không bị Trụ Vương moi tim rồi”.

Tử Cống trả lời rằng: “Đạo của Phu Tử quá lớn, vậy nên thiên hạ không thể dung nạp (thầy), vậy thì cớ sao thầy lại không hạ yêu cầu của mình xuống một chút?”

Khổng Tử trả lời, nói: “Ài….Tử Cống, chí hướng của con sao lại thiển cận đến như vậy, con không nghĩ về việc phải tu dưỡng đạo của mình, lại muốn hạ thấp yêu cầu để phù hợp với đạo đức trượt dốc nơi thế gian con người”.

Nhan Hồi trả lời rằng: “Đạo của Phu Tử thật rộng lớn, vậy nên thiên hạ không thể dung chứa được. Nhưng quân tử cần phải chú ý tu dưỡng đạo của mình, nếu như chúng ta tu dưỡng không tốt, đó là vấn đề của chúng ta; nếu như chúng ta tu dưỡng tốt rồi, nhưng lại không được trọng dụng, đó là nỗi sỉ nhục của những quốc gia này. Thế thì họ không dung nạp chúng ta cũng có sao đâu? Lúc này mới hiển ra chúng ta là bậc quân tử!”.

Khổng Tử có ba nghìn đệ tử, người tinh thông lục nghệ (thơ, sách, lễ, nhạc, dịch, xuân thu) có 72 người, Tử Lộ và Tử Cống cũng đều được coi là người xuất chúng nhất trong số các đệ tử, nhưng Tử Lộ không có tín tâm đối với thầy, Tử Cống thậm chí hy vọng thầy có thể hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của bản thân để phù hợp với thế tục, chỉ có Nhan Hồi là tín niệm trong sáng hơn cả.

Khi truyền đạo lý, Khổng Tử dạy theo năng khiếu mỗi người. Điều này chứng tỏ Khổng Tử vô cùng tài giỏi, nhưng vào thời khắc then chốt, trong hoàn cảnh khốn khổ mà có thể giữ vững đạo lý thì cũng là đều khó khăn như vậy.

Lão Tử nhất định là đã nhìn thấy vấn đề này, vậy nên một đời “ẩn đạo vô danh”. Khi Khổng Tử cầu kiến Lão Tử, Lão Tử dạy Khổng Tử rằng: “Người giỏi kinh doanh đem cất giấu của cải hàng hóa, không cho người thác trông thấy, mặc dù giàu có nhưng dường như cái gì cũng không có. Người quân tử Đức cao thường bề ngoài cũng giống như người ngu độn, không để lộ chân tướng ra ngoài”.

Tuy học thuyết của Lão Tử được người đời sau nghiên cứu học tập hơn hai nghìn năm, nhưng Lão Tử năm xưa chỉ là giữ một chức quan nhỏ, quản lý thư tịch của triều đại nhà Chu, một đời âm thầm lặng lẽ, không có tiếng tăm gì.

Nếu như không phải về sau khi Lão Tử qua ải Hàm Cốc quan đi về phía tây, Doãn Hỷ nhìn thấy mây tía từ trời đông kéo đến, dài ba vạn dặm, hình như rồng bay, mà miễn cưỡng thỉnh cầu Lão Tử viết sách, Lão Tử e rằng cũng sẽ không chủ động viết “Đạo Đức Kinh”, cuốn sách lưu truyền thiên cổ này. Khi cuốn sách này gần đến phần cuối, Lão Tử viết rằng: “Lời ta rất dễ hiểu, rất dễ hành. Thiên hạ không thể biết, không thể hành”.

Và điều trùng hợp chính là, trong “Phật Bổn Hành Tập Kinh” và “Thích Ca Mâu Ni truyện” đối với Đức Phật Thích Ca cũng có miêu tả tâm lý tương tự.

Sau khi Đức Phật Thích Ca khai ngộ dưới gốc cây bồ đề, đã từng cảm thán rằng: “Phật Pháp mà ta chứng ngộ được, khó mà gặp được, và cũng khó mà biết được, quả thật là bất khả tư nghị, cũng không thể nhìn ra được, thật không biết làm sao mới có thể để cho con người thế gian minh bạch được.

Họ đều bị các loại vô minh tham dục, sân hận, ngu si, tà kiến, ngạo mạn, nịnh nọt che lấp mất, phúc mỏng căn cùn, không có trí huệ, làm sao có thể liễu giải Đạo Pháp mà ta chứng ngộ được đây?

Nếu bây giờ ta muốn thuyết Pháp cho họ, họ nhất định sẽ mê hoặc không hiểu, đồng thời cũng không thể tin tưởng tiếp nhận, thậm chí còn sẽ tiến hành phỉ báng ta, điều này sẽ khiến họ đời sau đọa lạc vào ác đạo, chịu đủ mọi loại thống khổ, như vậy không phải là trái với ước mơ độ thoát chúng sinh ban đầu của ta sao? Thay vì để họ chịu khổ, vậy ta vẫn là không nên tiến hành thuyết Pháp truyền Đạo cho họ, mà hãy một mình lặng lẽ tiến nhập vào cõi Niết Bàn vậy”.

Vua trời Đại Phạm nhìn thấy Đức Phật Thích Ca không muốn ở lại thế gian con người để thuyết Pháp, vội vàng đi xuống khuyên can, thế là mới có chuyện Đức Phật Thích Ca ở lại thế gian con người truyền giảng Phật Pháp suốt 49 năm, chịu đủ mọi thống khổ.

Khi Chúa Giê-su truyền Pháp, có 12 tông đồ, vậy mà khi Người bị bắt “các tông đồ đều bỏ chạy hết cả”. Lúc Giê-su còn ở Giêrusalem, đã biết trước bản thân mình sẽ bị đóng đinh lên cây thập tự giá, thế là cảm thán nói: “Giêrusalem! Giêrusalem! Ngươi đã làm đổ máu biết bao nhà tiên tri”.

Khổng Tử chu du các nước, ở nước Trần, nước Thái hết lương thực; Lão Tử nói Đạo của ông “thiên hạ không thể biết, mà cũng không thể hành”, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bởi chúng sinh khó hóa độ mà sau khi khai ngộ liền muốn tiến nhập vào cõi Niết Bàn; Chúa Giê-su bị đóng đinh lên cây thập tự giá; nhà hiền triết Socrates bị phán tử hình, uống rượu độc mà chết… Các bậc thánh nhân, Giác giả, tiên tri truyền Đạo truyền Pháp, đều là khó khăn như vậy.

Đường truyền Pháp gian nan, cứu người phải nhọc công, tâm ý cao thượng của các bậc Thánh giả vốn là điều mà con người trong mê mờ khó lòng nhận ra, lại còn to gan lớn mật mà phỉ báng nguyền rủa, tội nghiệp chất chồng. Cũng nói, khổ nạn của Giác giả âu cũng là cái “thống khổ” mà người hành ác tương lai phải hoàn trả vậy.

Nước mắt Phật rơi cũng chính là vì vậy, thế nhân ơi mê mờ đến bao giờ!

Tiểu Thiện, dịch từ minghui.org

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x