Dự ngôn Mai Hoa Thi: “Từ vạn cổ cổng trời khai mở, mấy người đi mấy người trở về”

Tác giả Thiệu Ung thời Bắc Tống không chỉ được biết đến là người “trong hiểu đạo Thánh hiền, ngoài rõ đạo quân vương”, mà còn có thể “thấu tỏ huyền cơ” trong thiên hạ, nổi trội trong đó phải kể đến tác phẩm “Mai Hoa Thi”.

Lịch sử nhân loại, nếu xem trong một thời-không ngưng đọng, thì cũng như một vở kịch, với trời làm màn, đất là đài, ngày đêm không ngừng xoay vần mà diễn biến. Các nhân vật trong vở kịch này, bất luận là anh hùng đội trời đạp đất, hô mây gọi gió như thế nào, thì đều trôi dạt trong cõi hồng trần cuồn cuộn. Liệu ai có thể thực sự làm chủ vận mệnh của chính mình?

Nhưng khi tâm của con người ta khi tĩnh đến tầng thứ cực cao, năng lực nhận biết của thân thể sẽ vượt ngoài sức tưởng tượng, thậm chí còn sẽ xuất hiện điều mà giới tu luyện gọi là công năng túc mệnh thông. Thiệu Ung chính là cao nhân trong đó, ông đã đem những gì diễn ra trong tương lai mà ông thấy được viết thành tập thơ “Mai Hoa Thi”.

Thiệu Ung, tự là Nghiêu Phu, sinh năm thứ 4 Tống Chân Tông (năm 1011 SCN), mất năm thứ 10 Tống Thần Tông (năm 1077 SCN), hiệu là Khang Tiết. Ông quê ở Phạm Dương, Hà Bắc, sau di cư sang Cộng Thành, cuối cùng ẩn cư ở Lạc Dương.

Tác phẩm “Mai Hoa Thi” của Thiệu Ung tổng cộng có 10 đoạn, dự ngôn những diễn biến lịch sử trọng đại của Trung Quốc sau khi ông qua đời, vì vậy bài thơ sử dụng ngôn ngữ tiên tri, rất ẩn ý, không dễ mà lý giải cho được. Có một bộ phận là dành cho người tu luyện, người bình thường đọc quả thực không hiểu chút gì.

Bản thân tôi đã từng gặp những chướng ngại nghiêm trọng về quan niệm, cho rằng rất nhiều lời giải của tiên tri chẳng qua chỉ là xuyên tạc phụ họa của người sau. Mãi cho đến khi tốt nghiệp học viện y học, sau khi làm việc nhiều năm trong xã hội và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về những vấn đề mà khoa học hiện đại không thể giải thích được, lúc đó mới biết trong nền văn minh Hoa Hạ mà y học chủ lưu không nghiên cứu thảo luận, lại có rất nhiều câu trả lời mà khoa học hiện đại không giải thích được.

Vậy nên tôi cũng mong quý đọc giả hãy dùng một tâm tình khiên tốn để đọc bài thơ “Mai Hoa Thi” chấn động cổ kim này, tin chắc rằng tự thân các vị sẽ có được thể hội mới.

Thiệu Ung (1011-1077) là một nhà triết học, nhà thơ, và nhà vũ trụ học của triều đại Bắc Tống. (Ảnh: Internet)
Thiệu Ung (1011-1077) là một nhà triết học, nhà thơ, và nhà vũ trụ học của triều đại Bắc Tống. (Ảnh: Kknews)

“Mai Hoa Thi” tổng cộng gồm 10 đoạn, mở đầu viết rằng:

Đãng đãng thiên môn vạn cổ khai,

Kỷ nhân quy khứ kỷ nhân lai.

Sơn hà tuy hảo phi hoàn bích,

Bất tín Hoàng Kim thị họa thai.

Tạm dịch:

Dần từ vạn cổ cổng trời khai mở,

Hỏi mấy người đến mấy người trở về.

Non sông tuy đẹp mà không toàn vẹn,

Không tin Hoàng Kim là mầm tai họa.

Sinh mệnh con người từ đâu đến, con người tồn tại là vì lẽ gì? Đề tài này luôn dẫn hướng khát vọng trong tâm của mọi người, mong muốn tìm được lời giải đáp.

Ngày nay, khoa học đã phát hiện dưới phân tử có nguyên tử, dưới nguyên tử có điện tử, cứ suy diễn mãi như vậy, khoa học hiện thời vẫn không cách nào nói rõ lạp tử của tầng tầng lớp lớp này rốt cuộc có bao nhiêu? Làm thế nào có thể tự do đi xuyên qua tầng tầng không gian như vậy?

Trong buổi biểu diễn của đoàn nghệ thuật Shen Yun (Thần Vận), ở tiết mục đầu tiên có tên “Cứu thế Chính Pháp”, khi tấm màn sân khấu vừa kéo lên đã khiến cho hết thảy những khán giả ở hội trường chấn động trong tâm bởi cảnh tượng tráng lệ của thiên thượng tái hiện sống động ở nhân gian.

Trong lời giới thiệu có nói: “Ánh hào quang lung linh mỹ diệu bao trùm khắp bầu trời, chúng tiên nữ múa những điệu múa uyển chuyển duyên dáng nơi thánh cảnh thiên cung. Trước mặt Sáng Thế Chủ chúng Thần đang lập lời thệ ước trợ giúp Ngài cứu độ chúng sinh, và sau đó theo Ngài hạ thế, mở đầu văn minh Trung Hoa xán lạn”.

Thế thì “Dần từ vạn cổ cổng trời khai mở”, há không phải chính là bởi chúng Thần theo Phật Chủ hạ thế. Vậy nên Trung Quốc từ xưa đã được gọi là “Thần Châu” cũng chính là lẽ đương nhiên!

Tuy nhiên chúng Thần tầng tầng hạ xuống đến thế gian con người, còn có bao nhiều hồi ức về thiên quốc có thể được lưu lại đây? Chúng Thần một khi hạ xuống đây cũng sẽ không nhớ được rằng, con người trong cõi hồng trần có thể vì một cơn tức giận không thể kìm nén mà làm ra những chuyện hối hận không kịp, chỉ vì một chút danh lợi nơi thế tục mà so đo tính toán, hoàn toàn đã quên mất sự huy hoàng lộng lẫy của cung điện nơi cõi trời.

Vậy nên “Hỏi mấy người đến mấy người về”, là lời cảm thán của Thiệu Ung đối với người đời u mê không tỉnh. Trong nền văn minh 5.000 năm có biết bao nhiều người ngẩng đầu lên nhìn trời cảm thán? Tìm không được con đường về trời, tìm không được con đường thật sự.

Vầng trăng sáng có tự khi nào; Nâng chén rượu lên hỏi trời cao; Chẳng biết cung điện nơi chốn ấy; Đêm nay đã là đêm năm nào
Vầng trăng sáng có tự khi nào; Nâng chén rượu lên hỏi trời cao; Chẳng biết cung điện nơi chốn ấy; Đêm nay đã là đêm năm nào. (Ảnh: Weibo)

Ngay đến cả Tô Thức cũng phải than rằng: “Vầng trăng sáng có tự khi nào; Nâng chén rượu lên hỏi trời cao; Chẳng biết cung điện nơi chốn ấy; Đêm nay đã là đêm năm nào”.

Tâm tư của con người thế gian hoàn toàn khác với tư duy của Thần Phật nơi thiên thượng. Con người nếu không thể tu luyện viên mãn, không thể gột sạch tư tưởng nơi thế tục, làm sao có thể tiến vào cảnh giới của không gian cao tầng hơn đây?

“Non sông tuy đẹp mà không toàn vẹn, không tin Hoàng Kim là mầm tai họa”. Nỗi nhục Tĩnh Khang thời nhà Tống có thể nói là có một không hai trong lịch sử Trung Quốc, thêm vào cục diện một nửa giang sơn dùng tiền cầu hòa, chính là miêu tả chân thực của giang sơn không toàn vẹn.

Triều đình lấy việc cầu an sống tạm bợ qua ngày đương nhiên không có ngờ rằng người Kim có một ngày sẽ bắt nhốt hai vị hoàng đế Tống Khâm Tông và Tống Huy Tông  trong phủ Hoàng Long của nước Kim, đây là cái gọi là “Không tin Hoàng Kim là mầm tai họa”.

“Mối nhục Tĩnh Khang, chưa gội hết. Hận thù này, bao giờ mới diệt” trong “Mãn Giang Hồng” của Nhạc Phi sau này thật khiến người đời sau không khỏi ngậm ngùi rơi lệ.

Văn Trưng Minh, tài tử triều Minh cũng từng viết một bài “Mãn Giang Hồng”, trong đó có đoạn: “Há không nhớ, Trung Nguyên bức bách? Há không thương, nỗi nhục Huy Khâm?… Nghìn xưa chớ bàn chuyện dời Nam, thời đó tự sợ Trung Nguyên vẹn toàn”, cũng là nói đến đoạn lịch sử nghĩ lại mà đau lòng này.

Dự ngôn của Thiệu Ung, mở đầu bài thơ đã nói rõ định số an bài mà sức người không thể vãn hồi được, thế thì người hiểu rõ tất nhiên sẽ tìm kiếm chân Đạo có thể đột phá số mệnh, những điều này trong phần còn lại của “Mai Hoa Thi” đều đã giải thích một cách rõ ràng, kính mong quý đọc giả đọc lời giải phần sau càng đặc sắc hơn.

Tiểu Thiện biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Cây Thần kỳ của người thợ mộc

Ad will display in 09 seconds

Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Cây Thần kỳ của người thợ mộc

    Cây Thần kỳ của người thợ mộc

  • Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

    Những hình ảnh khó tin Tổng thống nghèo nhất thế giới

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

x