Thiệu Ung tiên đoán thiếu niên áo xanh sẽ trở thành quan chép sử

Ngoài tác phẩm dự ngôn “Mai hoa thi” nổi tiếng, trong suốt cuộc đời của mình, Thiệu Ung còn để lại nhiều lời tiên tri khác cũng đủ khiến cho người đời sau thán phục, điều này như càng khẳng định thêm việc Thiệu Ung có công năng tiên tri.

thiệu ung
Thiệu Ung là bậc thầy về tiên tri và hậu tri (đoán biết quá khứ), những dự đoán của ông có độ chuẩn xác phi thường. (Ảnh: Guanxi1)

Thiệu Ung (1011-1077) tên chữ là Nghiêu Phu, hiệu là Khang Tiết, là một nhà triết học, nhà thơ, và nhà vũ trụ học của triều đại Bắc Tống. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã bộc lộ trí thông minh khác thường và quyết tâm thấu hiểu các quy luật tiến hóa của vũ trụ.

Là một trong 5 học giả lớn của Bắc Tống (Bắc Tống ngũ tử), Thiệu Ung cùng với Chu Đôn Di, Trương Tái, Trình Hạo, và Trình Di thành lập Tống Minh Lý Học. Đây được coi là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của Nho giáo Trung Hoa.

Trong số 5 học giả xuất sắc nói trên, thì có lẽ Thiệu Ung là nhân vật bí ẩn nhất. Những nghiên cứu và đóng góp của ông đối với Tống Minh Lý Học là vô cùng độc đáo và khác biệt so với những bậc học giả còn lại. Đó là nhờ sự thấm nhuần Đạo giáo, cùng với việc thực hành và nghiên cứu về công năng và các hiện tượng siêu nhiên.

Đến tuổi trung niên, Thiệu Ung tách mình khỏi xã hội và lui về ở ẩn. Ông dành trọn thời gian để nghiên cứu, viết, và dạy học. Mặc dù thông thạo các văn tự cổ và văn thơ cổ điển, nhưng ông luôn khiêm tốn và hòa ái với những học giả khác.

Theo một số học giả, Thiệu Ung là bậc thầy về tiên tri và hậu tri (đoán biết quá khứ), những dự đoán của ông có độ chuẩn xác phi thường. Trong tác phẩm “Mai hoa thi”, ông đã dự đoán chính xác những sự kiện trọng đại của lịch sử Trung Quốc diễn ra sau cả ngàn năm. Đã có rất nhiều bài viết giải thích về “Mai hoa thi”, ở đây tạm thời không bàn đến, chỉ nói đến một chuyện tiên tri nhỏ của ông.

Phú Bật là hiền tướng vào thời Bắc Tống, là đại thần giữ vai trò đắc lực trong triều đình. Ông sau khi về hưu, noi theo Bạch Cư Dị thời Đường, ông cùng với Hàn Kỳ, Tư Mã Quang, Văn Ngạn Bác, và mười ba người khác tạo thành “Kỳ anh hội”, thường xuyên tụ hội tại ngôi chùa cổ hoặc thắng cảnh Lâm Tuyền ở Lạc Dương. Mười ba vị lão thần này đều là vì xã tắc, vì trăm họ mà lập được nhiều thành tích trác tuyệt.

Phú Bật ngoài việc kết giao với những lão thần tuổi cao đức trọng này ở bên ngoài, vẫn giữ mối liên hệ thân thiết với một cao nhân, người này chính là Thiệu Ung.

Trong “Thanh tôn lục” có kể lại, Phú Bật sau khi về hưu ở Lạc Dương, bởi vì có quan hệ cá nhân với Thiệu Ung rất tốt, đã từng dặn dò người trong nhà: “Nếu như Thiệu tiên sinh có đến, bất kể là giờ giấc nào cũng đều phải bẩm báo”.

Một ngày, Phú Bật có bệnh ở chân, phải nằm trong phòng ngủ để nghỉ ngơi. Người nhà vào báo Thiệu Ung tiên sinh đến. Phú Bật sai người mời Thiệu Ung đến phòng ngủ. Thiệu Ung cười nói: “Khách cũng có thể vào trong đây sao”.

Phú Bật cũng cười, chỉ chỗ cho Thiệu Ung ngồi vào cái ghế xếp rồi nói: “Từ khi nhiễm bệnh đến nay, trong tâm luôn cảm thấy căng thẳng, không được an ổn. Mặc dù con cái đến thăm, tôi cũng phải vội mời chúng đi ra ngoài. Cái ghế xếp này, chỉ là vì ngài mà cố tình sắp đặt đó”.

Thiệu Ung nhìn xung quanh bỗng nhiên nói: “Còn phải lấy thêm một cái ghế xếp nữa”. Phú Bật không hiểu ý là gì.

Thiệu Ung nói: “Giữa trưa hôm nay, sẽ có một thiếu niên mặc quần áo màu xanh, cưỡi ngựa trắng đến bái kiến ngài. Ngài tuy đang bị bệnh, nhưng vẫn nên gặp anh ta một lần. Bởi vì sau khi ngài qua đời, người này sẽ đảm nhiệm chức quan chép sử, ghi lại sự tích cuộc đời của ngài”.

tiên tri
Phạm Tổ Vũ, tên chữ là Mộng Đắc, về sau đã hỗ trợ Tư Mã Quang biên soạn một cuốn sách sử là “Tư trị thông giám”. (Ảnh: Pinterest)

Phú Bật từ trước đến nay kính trọng Thiệu Ung, biết rõ ông có năng lực dự đoán rất thần kỳ, vì vậy nói với người nhà: “Hôm nay nếu có khách đến, dù giá nào cũng phải thông báo ngay”.

Đến trưa, quả nhiên có một vị khách tên là Phạm Tổ Vũ đến, đúng như lời Thiệu Ung nói, cưỡi ngựa trắng, mặc áo màu xanh.

Phạm Tổ Vũ, tên chữ là Mộng Đắc, anh ta về sau đã hỗ trợ Tư Mã Quang biên soạn một cuốn sách sử là “Tư trị thông giám”. Trong “Tống sử” có ghi lại, Phạm Tổ Vũ kiếp trước là đại tướng quân Đặng Vũ triều đại nhà Hán, cho nên mới đặt tên là như vậy.

Người nhà dẫn Phạm Tổ Vũ đi vào trong phòng. Phú Bật cùng anh ta chuyện trò một lúc, trong bữa tiệc có nói: “Người bình thường đều là bị bệnh mà chết. Nghĩ đến chính mình cả đời tầm thường vô dụng, thật sự chưa có làm được trọn đạo, nhưng mà ta đại khái thì cũng chất phác, trung hậu. Đợi cho đến lúc anh chấp bút viết sử, làm phiền anh lưu ý đến sự tích của ta một chút”.

Ngay lúc đó Phạm Tổ Vũ vẫn chỉ là một chàng trai thanh tú, chưa có đảm nhiệm chức quan viết sử, nghe được lão hiền tướng nói vậy, không khỏi sợ hãi, vội vàng đứng dậy bái tạ.

Hơn mười năm sau, triều đình cho biên soạn cuốn “Dự lăng thực lục”, Phạm Tổ Vũ quả thật là người chấp bút, biên soạn “Hàn công truyện” (Phú Bật từng được phong làm “Hàn quốc công”, có lúc mọi người gọi ông là Phú Hàn Công).

So với tác phẩm “Mai hoa thi” nổi tiếng thì những lời tiên đoán ở trên của Thiệu Ung chỉ coi như giọt nước giữa đại dương, nhưng cũng đủ làm cho hậu nhân hồi hộp và kinh sợ: Thiệu Ung ngồi trong phòng, làm thế nào mà biết là sẽ có người cưỡi ngựa trắng, mặc áo xanh đến bái kiến? Ông làm sao có thể biết được, Phú Bật sau khi chết sẽ được người thanh niên này viết lại thành sử? Năng lực tiên đoán như thế này thật khiến người ta phải sợ hãi thán phục.

Chân Chân biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x