Dự án Tam Hiệp được khởi công là vì sự kiện Thiên An Môn?

29/08/20, 09:57 Trung Quốc

Lý Nam Ương, con gái của Lý Duệ – Nguyên lão của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cựu bí thư của Mao Trạch Đông đã nói rằng, cái đập Tam Hiệp hại nước hại dân này có thể được khởi công là bởi vì ĐCSTQ đã bắt giữ một nhóm các chuyên gia, học giả và quan chức ĐCSTQ phản đối việc khởi động dự án này trong phong trào dân chủ ngày 4/6/1989 (sự kiện thảm sát Thiên An Môn).

Lý Nam Ương nói rằng công trình Tam Hiệp là “một thảm họa do ĐCSTQ gây ra”. (Ảnh: Pinterest)

Vào ngày 26/8, trong một cuộc phỏng vấn với tờ RFI, Lý Nam Ương nói rằng công trình Tam Hiệp là “một thảm họa do ĐCSTQ gây ra”, “nó căn bản là không hề có chức năng kiểm soát lũ lụt nào cả! Chứ không phải chỉ là vấn đề hạn chế”. Bởi vì vào thời điểm khi mà Dự án Tam Hiệp được đưa ra luận chứng, đã không có sự luận chứng tổng hợp, cũng chính là chỉ có một luận chứng thống nhất, mà đều là từng tiểu tổ khác nhau đi luận chứng, tất cả đều như nhau.

“Trong khi luận chứng, tổ phù sa nói rằng hồ nghiêng, và lực của dòng nước có thể làm trôi phù sa trong mùa lũ; nhưng tổ chống lũ cho rằng hồ bằng phẳng, nếu đập trữ nước đến 175 mét, nó có thể đạt dung tích chứa lũ là 221,5 mét khối … thật là nực cười”.

Lý Nam Ương giải thích thêm về việc tại sao đập Tam Hiệp không có chức năng kiểm soát lũ, chức năng kiểm soát lũ là: Trước khi lũ về, hồ chứa xả nước đến 145 mét, giải phóng dung tích trữ lũ, khi lũ về, hồ có thể trữ nước đến 175 mét, như vậy, sẽ có 221,5 mét khối dung tích phòng chống lũ. Đây là nói khi hồ chứa tam hiệp là một hồ chứa bằng phẳng.

Nhưng trong thực tế vận hành, hồ chứa Tam Hiệp hoàn toàn không bằng phẳng. Nếu mực nước lên tới 175 mét khi lũ đến thì mực nước ở Trùng Khánh sẽ đạt 221 mét và sẽ bị ngập! Năm nay Khi mực nước lên tới 157 mét, Trùng Khánh đã ngập đến không còn biết trời trăng gì nữa rồi! Căn bản cũng không dám chứa nước phòng lũ.

Hơn nữa, lúc đó có thể thấy một điều rõ ràng rằng, bởi vì không chỉ bị lũ ở thượng lưu sông Dương Tử, mà ở trung và hạ lưu Tứ Thủy, Hán Thủy, Tư Thủy, v.v. đều có lũ lụt, tại sao năm nay ngập lụt nghiêm trọng như vậy, là bởi vì nếu thượng lưu cứ tiếp tục xả lũ như vậy thì hạ lưu căn bản là không thể chịu nổi. Lúc đó chỉ có thể nói rằng đập Tam Hiệp chỉ có thể chặn lũ ở thượng lưu, còn ở trung lưu và hạ lưu căn bản là không thể khởi tác dụng.

Các chuyên gia, học giả và những người đã phản đối dự án Đập Tam Hiệp đã bị bắt trong phong trào dân chủ 4//6/1989. (Ảnh: BBC)

Lý Nam Ương cũng tiết lộ rằng, lý do mà Dự án Tam Hiệp có thể được khởi công là vì chính quyền ĐCSTQ đã bắt giữ một nhóm các chuyên gia, học giả và quan chức ĐCSTQ, những người đã phản đối việc khởi động dự án này trong phong trào dân chủ 4//6/1989; đồng thời, lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân cũng muốn khởi động dự án này.

Dự án Tam Hiệp được đề xuất từ thời Mao Trạch Đông, nhưng do sự phản đối của một số quan chức và học giả của ĐCSTQ nên dự án đã không được tiến hành. Đến thời Đặng Tiểu Bình, Dự án Tam Hiệp lại được đề cập đến.

Lý Nam Ương nói rằng, vào năm 1989, trong thời gian ĐCSTQ tổ chức Đại hội Đại biểu Nhân Dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân toàn quốc, phóng viên Đới Tình của tờ “Quang Minh Nhật Báo” đã mang cuốn sách “Trường Giang, Trường Giang” đến một cuộc họp báo dành cho các bạn học Âu Mỹ bên cạnh Đại lễ đường Nhân dân, hơn nữa còn đặt cuốn sách để bày bán trong căng tin của khách sạn nơi các đại biểu của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ở, từ đó mà tạo nên một làn sóng.

“Tại hội nghị lần đó, Diêu Y Lâm (lúc đó là Phó Thủ tướng ĐCSTQ) nói: Sẽ không có cuộc thảo luận nào nữa về (Dự án Tam Hiệp) trong vòng 5 năm. Đây là một chủ đề dài hạn.” Lý Nam Ương nói, “Đó là thời điểm mấy tháng trước khi xảy ra sự kiện ngày 4/6/1989, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân toàn quốc đã bác bỏ nó.”

Đới Tình là tổng biên tập của cuốn sách “Trường Giang, Trường Giang”, nhưng phía sau có một nhóm các quan chức ĐCSTQ cũng ủng hộ cuốn sách này, trong đó bao gồm Lý Duệ, viện sĩ Chu Bồi Nguyên của Học viện Khoa học Trung Quốc và Tôn Việt Khi – chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến Thống nhất Hòa bình của ĐCSTQ. Họ đều là những người phản đối việc khởi công xây dựng Dự án Tam Hiệp. 

Lý Nam Ương nói rằng, những người như Chu Bồi Nguyên, Tôn Việt Khi ….đều là các quan chức cấp cao nhất trong Uỷ Ban Chính Hiệp toàn quốc và Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Họ vẫn có tiếng nói trong nội bộ Đảng Cộng sản. Trong “Trường Giang, Trường Giang” cũng bao gồm cả Lý Duệ, và một nhóm các bài báo của các cán bộ cấp cao của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia. Cho nên cuốn sách này có khởi tác động.

Nhưng sau sự kiện ngày 4/6, khi Đới Tình bị bắt, cuốn sách được xếp vào loại “chuẩn bị dư luận cho tình trạng hỗn loạn và bạo loạn.” Các quan chức Đảng Cộng sản trong cuốn sách, đặc biệt là các quan chức của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia đều được nói đến. 

Bởi vì Đới Tình đã trở thành “phần tử gây rối loạn”, cho nên tất cả các tác giả tham gia viết cuốn sách này đều trở thành “phần tử nổi loạn.” Bằng cách này, ĐCSTQ đã lấy lý do “phần tử nổi loạn” vào ngày 4/6 để cấm chỉ cuốn sách này, đem nó tiêu hủy đi và bắt tất cả những người có liên quan đến cuốn sách.

Giang Trạch Dân bắt đầu khởi động lại dự án Tam Hiệp vào năm 1991. “Vào Tết Nguyên đán năm 1991, Vương Chấn cùng một nhóm người đã tổ chức một diễn đàn ở Quảng Đông, nói rằng Dự án Tam Hiệp phải được thực hiện. Cho nên, nếu không có việc những người phản đối dự án Tam Hiệp bị coi là phần tử nổi loạn và bị đánh đồng với sự kiện 4/6, thì dự án Tam Hiệp cũng sẽ không được khởi động, bởi vì vào thời điểm đó, Diêu Y Lâm đã nói rất rõ rằng: không có cuộc thảo luận nào trong vòng 5 năm”.

Lý Nam Ương tiếp tục nói: “Dự án Tam Hiệp có thể tiếp tục khởi động sau sự kiện ngày 4/6 là vì Giang Trạch Dân đã trở thành người nắm quyền đứng đầu. Ông ta không biết gì cả.” Ông ta muốn đạt được một chỗ đứng vững chắc thông qua việc “trị thủy”.

Lý Nam Ương nói rằng, gia tộc Lý Bằng “có thể có rất nhiều tiền thông qua dự án Tam hiệp, và các quan chức địa phương liên quan đến dự án Tam Hiệp, trong số họ có nhiều người đã trở thành cán bộ cấp thứ trưởng; ngoài ra sau dự án Tam Hiệp, còn có dự án điều phối nước Nam – Bắc, từ đó mà sinh ra nào là thứ trưởng, bộ trưởng và thậm chí cả quan chức cấp quốc gia: Một nhóm tập đoàn lợi ích đang hút máu Tam Hiệp, hút máu nhân dân”.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x