Đối phó “vành đai – con đường”, Mỹ triển khai chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương

12/11/18, 09:19 Thế giới

Từ ngày 11/11 tới 18/11, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ bắt đầu chuyến thăm châu Á một tuần. Ông sẽ tới thăm các nước Nhật, Singapore, Australia, Papua New Guinea và dự các hội nghị quốc tế quan trọng, bao gồm công bố chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Đối phó “vành đai - con đường”, Mỹ triển khai chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương . Ảnh 1
Phó Tổng thống Mike Pence sẽ thay mặt ông Donald Trump dự Hội nghị cấp cao APEC và công bố chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ. (Ảnh: Getty)

Tại Nhật, ông Mike Pence sẽ hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe, thảo luận về tình hình Trung Quốc, Triều Tiên, an ninh khu vực và vấn đề an ninh của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tại Singapore, ông sẽ hội đàm với Thủ tướng Lý Hiển Long và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tại Papua New Guinea, ông sẽ gặp gỡ Thủ tướng Peter O’Neill, còn tại Australia ông có cuộc hội đàm với Thủ tướng Scott Morrison. Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton sẽ cùng ông Mike Pence tham dự các Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị cấp cao Mỹ – ASEAN (US-ASEAN Summit) và Hội nghị cấp cao Đông Á.

Ngày 17/11, phó tổng thống Mike Pence sẽ thay mặt ông Donald Trump dự Hội nghị cấp cao APEC và có bài phát biểu quan trọng trình bày về Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, được giới quan sát quốc tế cho là đối trọng với “vành đai – con đường” của Trung Quốc.

Trong lần tới châu Á lần thứ 3 này, ông Mike Pence cũng sẽ tham dự một loạt hội nghị về kinh tế và an ninh tại Singapore và Papua New Guinea, bao gồm Hội nghị cấp cao Mỹ – ASEAN, Hội nghị cấp cao các nước Đông Á.

Trước khi ông Mike Pence khởi hành, hôm 9/11, bà Alyssa Farah, người phát ngôn của ông cho biết, trong chuyến đi này, ông Mike Pence “sẽ làm nổi bật địa vị lãnh đạo của Mỹ trong khu vực [Châu Á – Thái Bình Dương] và khẳng định lại cam kết của ông Donald Trump về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”. Bà Farah còn nói: “Ông Mike Pence còn truyền đi thông điệp: Mỹ sẽ không dung thứ chủ nghĩa bá quyền, hành vi xâm lược và xem thường chủ quyền quốc gia khác của bất cứ nước nào trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Tờ Epoch Times cho biết, hôm 9/11, một quan chức cao cấp của Nhà Trắng đã tiết lộ, trong bài diễn văn phát biểu tại Hội nghị cấp cao APEC tại Papua New Guinea, ông Mike Pence sẽ trình bày sâu rộng và toàn diện ý tưởng của Mỹ về cơ cấu an ninh khu vực và viễn cảnh chiến lược, sẽ công bố các biện pháp thực chất, bao gồm các hiệp nghị song phương về kinh tế số, năng lượng và cơ sở hạ tầng.

Quan chức cao cấp này cho biết, khi tới thăm các nước và dự các hội nghị, ông Mike Pence sẽ thảo luận về vấn đề Triều Tiên và vấn đề tranh chấp trên Biển Đông cùng các chủ đề khác như chống khủng bố, an ninh mạng và xây dựng thành phố thông minh… Đặc biệt, trong hành trình này, ông Mike Pence sẽ kịch liệt phê phán Trung Quốc như trong bài diễn văn tại Viện nghiên cứu Hudson hôm 4/10 và tuyên bố chính phủ Mỹ sẽ viện trợ kinh tế 60 tỷ USD cho các nước trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương  để chống lại chiến lược “vành đai – con đường” của Trung Quốc và tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.

Hôm 4/10, ông Mike Pence đã có bài diễn văn về chính sách đối với Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hudson, Washington. Trong đó, ông đã phê phán gay gắt, toàn diện Trung Quốc về mọi lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế. Ông chỉ trích Trung Quốc lợi dụng tiền bạc và đe dọa để ảnh hưởng tới các công ty, trường đại học, cơ quan nghiên cứu và quan chức chính phủ Mỹ. Ông Mike Pence nêu ví dụ, một công ty lớn của Mỹ nếu từ chối phản đối chính sách mậu dịch của chính phủ Donald Trump, Trung Quốc đe dọa sẽ hủy bỏ giấy phép kinh doanh của họ tại Trung Quốc. Đối với số tiền hàng tỷ USD mà Trung Quốc đầu tư và cho vay đối với các nước châu Á, châu Phi thì ông Mike Pence cho rằng, Trung Quốc thực thi “ngoại giao nợ nần”, khiến có nước rơi vào bẫy nợ không thể hoàn trả được.

Theo vị quan chức cao cấp thì Chính phủ Mỹ cho rằng, so với việc nhận vốn đầu tư của Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ việc đầu tư tư nhân của các công ty Mỹ. Quan chức này nói, viện trợ của Mỹ không phải là của chính phủ mà mang tính chất dân sự, sẽ giúp mang lại phồn vinh cho dân chúng. “Ngành kinh tế tư nhân của Mỹ sẽ thúc đẩy phát triển mô thức kinh tế phi quốc doanh, không chỉ đem lại phồn vinh cho nước Mỹ mà cũng đem lại phồn vinh cho các nước trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Quan chức Nhà Trắng này cho biết thêm, tại các hội nghị và các cuộc hội đàm với các đối tác, ông Mike Pence sẽ tuyên bố nhiều hạng mục khác nhau. “Thế nào là khu vực Ấn Độ  – Thái Bình Dương, Mỹ sẽ giúp đỡ các nước châu Á, các nước ASEAN thế nào… Ông ấy [Mike Pence] sẽ giải thích và trả lời mọi vấn đề được nêu lên”. Người này bổ sung: “Tóm lại, khái niệm Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do rộng mở của Tổng thống Donald Trump và một nguyên tắc then chốt của chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương là chủ quyền của các nước trong khu vực”.

Quan chức Nhà Trắng này cũng chỉ trích mô thức phát triển của Trung Quốc khi nói: “Chủ quyền thuộc về nhân dân các nước. Nhân dân cần có quyền được biết chính phủ và nhà nước mình đã ký kết gì với quốc gia chủ nợ, cần minh bạch, không nên chịu sự can thiệp của thế lực bên ngoài. Phó tổng thống của chúng ta sẽ tuyên bố nhiều sáng kiến và bố trí cụ thể, cuối cùng là nhằm giữ được độc lập, chủ quyền và tự do của các nước”.

Theo trang tin Đông Phương, ngày 11/11, ông Mike Pence đã đăng bài trên tờ Washington trình bày về chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ. Ông nhấn mạnh, để thực hiện phát triển kinh tế và giữ gìn an ninh trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, Mỹ sẽ vận dụng cơ chế viện trợ 60 tỷ USD được đề ra cách đây không lâu để viện trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực này. Cụ thể là giúp các nước xây dựng các cầu cảng, sân bay, cầu đường, đường sắt, đường ống dẫn dầu…

Ông Mike Pence bày tỏ, Mỹ hy vọng chủ quyền của khu vực này được tôn trọng, không ảnh hưởng đến lưu thông thương mại tự do và các nước tự quyết định vận mệnh của mình. Nhưng ông cho rằng một vài quốc gia đang tìm cách làm suy yếu cơ sở của khu vực này. Vì vậy, Mỹ đang hành động quyết đoán để bảo vệ lợi ích của mình và thúc đẩy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cùng chia sẻ thành công.

Kết quả hình ảnh cho USS Decatur (DDG-73)
Mỹ luôn chủ trương duy trì việc đưa tàu chiến và máy bay đến hoạt động trên Biển Đông nhằm thực thi quyền tự do hàng hải, hàng không theo quy định của luật quốc tế. (Ảnh qua stocknewspress)

Đài NHK của Nhật nhận xét, tuy trong bài viết, ông Mike Pence không trực tiếp nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng những biểu đạt rõ ràng là nhằm vào chiến lược “vành đai – con đường” của Trung Quốc. Mỹ muốn dùng biện pháp đẩy mạnh đầu tư để kiềm chế những ảnh hưởng đang không ngừng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Đài này dự đoán, bài diễn văn của ông Mike Pence về chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tại Papua New Guinea hôm 17/11 tới đây sẽ đặt cơ sở cho cuộc cạnh tranh ảnh hưởng của hai nước Mỹ – Trung trong khu vực này.Về mặt an ninh, ông Mike Pence nói, Mỹ tiếp tục hợp tác với các đồng minh trong khu vực, bảo vệ tự do hàng hải và hàng không. Ông nói, Mỹ đã gây sức ép ngoại giao và kinh tế với Triều Tiên thành công, buộc nước này quay lại bàn đàm phán, cho đến khi thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên mới thôi. Ông cũng yêu cầu các nước trong khu vực tôn trọng pháp trị… Ông phê phán “có nước xâm phạm chủ quyền láng giềng, Mỹ không cho phép trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương xuất hiện hành vi xâm lược và bá quyền”.

Theo Viettimes

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x