Độc đáo bản độc tấu piano soạn từ số π
Chắc hẳn những bạn học toán đều sẽ biết đến số Pi ≈ 3,14… và còn rất nhiều con số đằng sau. Nếu bạn có ý định học thuộc nó thì đây là cơ hội tốt nhất, khi những con số khô khan rối mắt của nó trở thành 1 bản nhạc cực kì tinh tế.
Số Pi là một hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó. Hằng số này có giá trị xấp xỉ bằng 3,142592653589793238462643383279….
Số Pi chứng tỏ rằng một hình tròn được tạo thành bởi đường thẳng với các góc khác nhau và không tồn tại khái niệm “đường cong“.
Kí hiệu π là chữ cái thứ 16 của mẫu tự Hy Lạp, trong bảng chữ cái tiếng Anh và một vài ngôn ngữ khác, chữ P cũng xuất hiện ở vị trí thứ 16.
π là một số vô tỉ, nghĩa là nó không thể được biểu diễn chính xác dưới dạng tỉ số của hai số nguyên. Nói cách khác, nó là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Hơn nữa, π còn là một số siêu việt – tức là nó không phải là nghiệm của bất kì đa thức với hệ số hữu tỉ nào.
Tuổi đời của nó hơn 4.000 năm, nhà toán học Ác-si-mét đã tính được số Pi = 3,142 với độ chính xác là 1/1000 và cho tới tháng 10-2002 thì số Pi đã có tới 1.241 nghìn tỉ chữ số thập phân, thậm chí có hẳn một ngày cho số Pi là ngày 14/3.
“Pi Day” được tổ chức hàng năm vào ngày 14/3 tại Bảo tàng khoa học Exploratorium ở San Francisco vào lúc 1:59 sáng. Để các con số tháng/ngày/giờ/phút khớp với 3,14159. Do đó, 1:59 được gọi là “Phút Pi”.
Thiên tài Albert Einstein đã được hạ sanh vào một “Pi Day” (14/3/1879).
Năm 2015 vừa qua, 10 số đầu tiên của số Pi đánh dấu thời khắc đặc biệt của số Pi: ngày 3/14/15 lúc 9:26:53
Và khi đánh nó lần lượt theo kí hiệu phím chiếc đàn piano, ta sẽ có được 1 bản nhạc tinh tế rất hay và có độ khó cũng rất cao.
Chao Lu – đến từ Trung Quốc – đã đạt kỷ lục Guiness nhờ ghi nhớ 67.890 chữ số của số Pi. Và nếu bạn muốn phá vỡ kỷ lục này thì bản nhạc này sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực.
Bách Thông