Điều đang xảy ra ở Bắc Cực có thể đe dọa đến sự tồn vong của nhân loại
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 2/11 công bố đoạn phim cho thấy so với năm 1984, lượng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực hiện nay đã giảm tới gần 90%.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc nhiệt độ Trái Đất đang tăng cao chính là khiến cho băng tại hai cực bị tan chảy và khiến cho mực nước biển dâng cao. Tuy nhiên nếu chỉ nói bằng miệng thì không phải ai cũng hiểu được hậu quả vô cùng nghiêm trọng của việc này.
Do đó, cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 2/11 đã công bố đoạn phim cho thấy so với năm 1984, lượng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực hiện nay đã giảm tới gần 90%. Đoạn phim đã tái hiện việc Bắc Cực biến mất dần do băng tan qua một hình ảnh động.
Băng tại Bắc Cực được hình thành nhiều nhất vào khoảng tháng 3 trong mùa đông, và vào mùa hè thì chúng tan ra nhiều nhất vào tháng 9.
Trong hình ảnh trên, những màu xanh thể hiện lớp băng mới được hình thành trong mùa đông. Trong khi đó màu trắng thể hiện lớp băng đã có từ lâu đời, lớp băng này không bị tan chảy vào mùa hè. Tuy nhiên do hiện tượng nóng lên toàn cầu, một phần lớp băng lâu đời này đã bị tan chảy và khiến cho Bắc Cực đang dần bị biến mất.
Chúng ta cũng có thể thấy băng tan vào vùng biển Bắc Băng Dương qua eo biển Fram, phía đông của Greenland.
Tháng 3/1984, diện tích băng vĩnh cửu là 21 triệu km vuông. Nhưng đến tháng 3/2016, lớp băng này chỉ còn lại 211.000 km vuông, giảm đến 90%.
Hậu quả khôn lường của việc băng tan
Ảnh hưởng tới tàu thuyến qua lại trên biển
Băng tan thành từng mảng lớn làm ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại: các con thuyền đi trên biển va phải các tảng băng trôi cò kích thước lớn có khi bằng cả một con tàu sẽ bị hư hỏng nàng hơn có thể bị nhấn chìm. Chính vì vậy mà các tảng băng trôi cũng là nổi lo đáng ngại của các thủy thủ chảng khác gì so với hải tặc lúc xưa.
Mực nước biển dâng cao
Khi toàn bộ băng trên hành tinh tan chảy vì biến đổi khí hậu, mực nước biển sẽ tăng lên 65 m. Tác động này sẽ định hình lại các lục địa một cách đáng kể và nhấn chìm nhiều thành phố lớn trên thế giới.
Ngoài ra, mực nước biển dâng cao sẽ làm nước biển xâm nhập xâu vào trong nội điạ gây ra hiện tượng nhiễm mặn.
Động vật bị mất nơi cư trú
Băng tan chảy phá hoại hệ sinh thái khu vực và đe dọa đời sống sinh vật ở đới lạnh: loài gấu Bắc cực là một loài điển hình, nếu lượng băng tan với tốc độ chóng mặt như hiện nay thì việc kiếm ăn của loài gấu này gặp rất nhiều khó khăn. Gấu Bắc cực có tập quán săn bắt, sinh và nuôi con trên mặt băng hoặc trên đất liền. Chúng phải di chuyển hàng trăm km qua lại giữa các tảng băng “ sự thay đổi khí hậu đang tách dần loài gấu Bắc cực ra khỏi những tảng băng, buộc chúng phải bơi đi xa hơn để kiếm thức ăn và nơi cư trú, chinadaily dẫn lời ông Geoff York thuộc Quỹ động vật.
Tương tự như Gấu Bắc cực, chim cánh cụt ở Nam cực cũng chịu chung số phận khi mà diện tích băng ngày càng giảm đồng nghĩa vời việc bị mất nơi cư trú và nguồn thức ăn.
Ảnh hưởng đến Việt Nam
Hiện tượng băng tan ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã gây ra những hậu quả khôn lường:
Băng tan cộng với nhiệt độ trên Trái Đất ngày càng nóng đã làm cho mực nước biển dâng cao dẫn đến hiện tượng biển lấn – nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền dẫn đến tình trạng các vùng đất ven biển, ven sông nhiễm mặn ngày càng nhiều và còn thiếu cả nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ điển hình: hàng trăm hecta ruộng bị nhiễm mặn phải bỏ hoang, người dân không có nước sinh hoạt.
Và trong tương lai nếu như tình trạng băng tan ngày càng nhanh thì các đảo, quần đảo và các vùng ven biển sẽ bị nhấn chìm, con người sẽ mất đất, mất nhà.
Tổng hợp