Dịch virus corona: 2 phóng viên đưa tin tại Vũ Hán đột nhiên mất tích

18/02/20, 09:16 Trung Quốc

Hai nhà báo công dân đột nhiên mất tích đều là những người đưa tin thực tế đang xảy ra tại thành phố Vũ Hán, vùng tâm chấn của dịch bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra và đang hoành hành ở Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát thông tin iên quan đến dịch bệnh do virus corona. (Ảnh qua sova.news)

2 nhà báo công dân Fang Bin và Chen Qiushi quyết tâm tiết lộ những thông tin họ nắm được về trận đại dịch corona, thu thập những thông tin mà họ chứng kiến tại Vũ Hán, thủ đô của tỉnh Hồ Bắc sau đó chia sẻ ra thế giới.

Họ đã đăng tải những video trực tuyến, chia sẻ hình ảnh và những câu chuyện đầy kịch tính từ bên trong thành phố Vũ Hán, nơi hầu như đã bị cô lập hoàn toàn khỏi đất nước. 

Kết quả, những đoạn video họ đăng tải nhận được hàng nghìn lượt xem từ cộng đồng mạng. Nhưng kênh video của hai nhà báo này hiện đã im hơi lặng tiếng, những người theo dõi kênh lo sợ 2 nhà báo này sẽ biến mất mãi mãi. Và thực tế giờ đây, 2 nhà báo này đều đã bị mất liên lạc.

Thông tin về nhà báo Fang Bin

Fang Bin là một doanh nhân tại Vũ Hán. Anh bắt đầu đăng tải những video liên quan đến đại dịch viêm phổi do virus corona chủng mới (COVID-19) tại thành phố lên mạng để “báo cáo tình hình thực tế tại Vũ Hán,” với hy vọng có thể làm “hết khả năng của mình” trong công cuộc truyền tin tức ra bên ngoài.

Nhà báo công dân Fang Bin. (Ảnh qua Epoch Times)

Anh đăng tải video đầu tiên của mình lên kênh Youtube vào ngày 25/1. Đoạn video này đã bị giới hạn người xem tại Trung Quốc, nhưng hoàn toàn có thể truy cập được thông qua thủ thuật VPN.

Những video đầu do anh đăng tải chỉ thu hút khoảng hơn 1.000 lượt xem, chủ yếu ghi lại cảnh anh lái xe chạy khắp thành phố Vũ Hán và cho thấy khung cảnh thực tế tại nhiều địa điểm khác nhau.

Đến ngày 1/2, anh đã quay một đoạn video thu hút được đông đảo sự chú ý từ công chúng. Đoạn video thu hút gần 200.000 lượt xem, ghi lại khung cảnh 8 xác người bị chất đống lên nhau trong một chiếc xe buýt nhỏ đỗ phía ngoài một bệnh viện tại Vũ Hán.

Fang cho hay, tối hôm đó lực lượng cảnh sát cũng đã đến nhà anh và thẩm vấn về đoạn video. Anh bị đưa đến đồn, bị cảnh báo rồi được trả tự do sau đó. 

Tuy nhiên đến ngày 9/2, anh tiếp tục đăng một đoạn video dài 13 giây với dòng khẩu hiệu “Tất cả hãy đứng lên-đề nghị chính phủ trao lại quyền cho người dân”. Kể từ đó, tài khoản Youtube của anh cũng trở nên im hơi lặng tiếng.

Thông tin về nhà báo công dân Chen Qiushi

Chen Qiushi từng là một luật sư nhân quyền, sau đó anh chuyển sang làm báo video. Anh là người có tiếng trong lĩnh vực này và luôn nhận được sự chú ý từ mọi người thông qua việc đưa các mẩu tin về những cuộc biểu tình diễn ra tại Hồng Kông vào tháng 8/2019.

Những thông tin đó đã khiến nam phóng viên bị chính quyền Trung Quốc sờ gáy và ‘bịt miệng’ khi anh quay về nước. Tài khoản mạng xã hội Trung Quốc của anh sở hữu hơn 700.000 lượt theo dõi cũng bị xóa bỏ sau đó.

Nhà báo công dân Chen Qiushi. (Ảnh qua keponews.com)

Nhưng điều đó chẳng là gì đối với nhà báo này.

Vào tháng 10/2019, anh tạo một kênh Youtube khác hiện đã sở hữu hơn 400 nghìn lượt theo dõi. Chen Qiushi cũng có một tài khoản Twitter sở hữu 265 nghìn lượt theo dõi.

Vào cuối tháng 1/2020, Chen đã quyết định đến Vũ Hán để tình báo sự thật kinh khủng đang diễn ra tại đây.

Tôi sẽ sử dụng máy quay của mình để ghi lại những gì đang thật sự diễn ra tại đây. Tôi hứa sẽ không che giấu sự thật”, anh chàng chia sẻ trong video đầu tiên đăng tải lên kênh Youtube.

Chen đã đến nhiều bệnh viện khác nhau tại Vũ Hán, tìm hiểu tình hình của từng nơi và phỏng vấn các bệnh nhân tại đây. Nam phóng viên cũng  biết rõ việc này có thể khiến anh lâm vào nguy hiểm.

Hồi đầu tháng 2/2020, anh từng chia sẻ với nhà báo John Sudworth của tờ BBC rằng anh không chắc liệu còn có thể tiếp tục công việc thêm bao lâu nữa.

“Chính quyền kiểm duyệt rất gắt gao và tất cả tài khoản của những ai chia sẻ video của tôi đều bị đánh sập”, anh chia sẻ.

Vào ngày 7/2, một đoạn video được đăng tải lên tài khoản Twitter của Chen, hiện đang do bạn anh quản lý. Đoạn video có cả mẹ nam phóng viên, thông báo rằng anh đã mất tích từ hôm 6/2. Người bạn của anh – Xu Xiaodong sau đó đã cáo buộc trong một video đăng tải lên Youtube rằng Chen đã bị cưỡng chế cách ly.

Động thái của chính quyền Trung Quốc

Chính quyền Trung Quốc vẫn im lặng trước luồng thông tin này. Hiện vẫn chưa có một thông báo chính thức nào về nơi ở 2 phóng viên này hoặc nếu họ có bị cách ly thì bao giờ mới được thả tự do.  

Patrick Poon, nhà nghiên cứu tại Tổ chức Ân xá Quốc tế cho hay hiện vẫn chưa rõ liệu Chen và Fang “đang bị cảnh sát bắt giữ hay bị buộc phải cách ly”. Tuy nhiên, ông cho rằng chính quyền “ít nhất” cũng cần phải thông báo tình hình cho các thành viên gia đình của 2 phóng viên này biết.

Ông nói với tờ BBC:Chính quyền Trung Quốc cần thông báo cho gia đình của hai phóng viên này biết tin và cho phép họ được thuê luật sư bào chữa. Nếu không, khả năng đáng lo ngại là hai phóng viên này có nguy cơ bị tra tấn hoặc ngược đãi”.

Bí ẩn nguyên do mất tích

Bắc Kinh vốn nổi tiếng với việc kiểm soát chặt chẽ những hành vi của các nhà hoạt động. chính quyền thủ đô cũng đang cố gắng chứng minh rằng họ đang kiểm soát được đại dịch hoành hành.

Chính quyền Trung Quốc ngày càng siết chặt lệnh phong tỏa Vũ Hán bất chấp chỉ trích của dư luận. (Ảnh qua ABC Mundial)

Theo một nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu chính quyền Trung Quốc có “liên quan tới việc kiểm duyệt, xử lý những lời chỉ trích có nhắc đến mức độ lây lan của virus”.

Bác sĩ Lý Văn Lượng, đã bị chính quyền cảnh báo khép vào tội “tung tin thất thiệt” sau khi cảnh báo mọi người về virus COVID-19 hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Vị bác sĩ này cuối cùng đã bị lây nhiễm virus và qua đời.

Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ chưa từng thấy, khiến cho cộng đồng mạng xã hội Trung Quốc nổi dậy.  Chính quyền Trung Quốc sau đó bị choáng ngợp và đã phản ứng bằng cách xóa bỏ những bình luận chỉ trích nặng nề về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng.

Bà Yaqiu Wang thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã chia sẻ với tờ BBC rằng: “Chính quyền Trung Quốc từng có lịch sử sách nhiễu và bắt giam những ai tiết lộ sự thật hoặc có hành vi chỉ trích nhà nước trong những trường hợp khẩn cấp cộng đồng, chẳng hạn như giai đoạn dịch SARS bùng phát năm 2003, động đất tại Mân Xuyên năm 2008, tai nạn tàu cao tốc tại Ôn Châu năm 2011 và vụ nổ tại Thiên Tân năm 2015”.

Bà cũng cho hay Trung Quốc cần “rút ra bài học cho mình và nên hiểu rằng việc tự do cung cấp thông tin, tính minh bạch sáng tỏ và tôn trọng nhân quyền là những yếu tố giúp ích cho công tác đẩy lùi dịch bệnh chứ không hề gây cản trở chút nào”.

Chính quyền Trung Quốc đang tự hủy hoại mình trước tình hình mất tích của 2 nhà báo công dân Fang Bin và Chen Qiushi”, bà nói thêm.

Hiện trên kênh Weibo của Trung Quốc chỉ còn sót lại vài bình luận đề cập tới hai nhà báo Chen và Fang. Và có lẽ những bình luận này cũng sẽ nhanh chóng bị bộ phận kiểm duyệt Trung Quốc xóa bỏ.

Một cộng đồng mạng đã bình luận: “Họ lại hành động giống trước đây, rồi dần dần sẽ như thể chưa từng có ai tên là Chen Qiushi tồn tại”.

Huy Hoàng (Theo BBC)

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x