Địa Trung Hải trước nguy cơ thảm họa sóng thần

14/01/16, 08:00 Thảm họa

“Chỉ cần một trận động đất cỡ trung bình ngoài khơi phía đông Địa Trung Hải cũng có thể gây ra sóng thần ảnh hưởng tới 130 triệu người vùng ven biển”, đó là kết quả nghiên cứu vừa mới được công bố của các nhà khoa học

sardegna
Bờ biển Địa Trung Hải

Gần 100 năm trước, một trận động đất ngoài khơi đã tạo ra con sóng cao tới 13m tràn vào bờ biển Sicily, Italia khiến 2000 người thiệt mạng.

Vùng Địa Trung Hải, 3500 năm trước, cũng từng hứng chịu một vụ phun trào núi lửa cực lớn trên đảo Thera (Santorini). Nó tạo ra các con sóng khổng lồ tàn phá toàn bộ nền văn minh Minoans.

Một nghiên cứu khoa học mới được công bố trên tạp chí uy tín Ocean Science cho thấy chỉ cần một trận động đất cỡ trung bình ngoài khơi phía đông Địa Trung Hải cũng có thể gây ra sóng thần ảnh hưởng tới 130 triệu người vùng ven biển.

Kể từ khi chúng ta bước sang thế kỷ 21, trên thế giới đã ghi nhận 177 trận sóng thần. Điển hình có thể kể đến hai trận sóng thần lớn năm 2004 tại Indonesia và thảm họa kép của Nhật Bản năm 2011.

Địa Trung Hải chỉ phải hứng chịu 4 trên 177 trận sóng thần và không ghi nhận nạn nhân thiệt mạng.

Hoạt động kiến tạo ở Địa Trung Hải

Suốt 65 triệu năm qua, khi hai mảng lục địa Âu-Á và Phi va vào nhau, Địa Trung Hải trở thành nơi chứa đầy các núi lửa dễ hoạt động. Các hoạt động kiến tạo cho đến nay vẫn khiến dãy Alps cao lên và đã khiến đại dương Tethys biến mất.

Hoạt động kiển tạo xảy ra mạnh ở Địa Trung Hải

Biển Địa Trung Hải ngày nay thực chất chỉ là tàn dư của đại dương Tethys và nó còn tiếp tục bị thu hẹp lại khi mảng lục địa Phi vẫn trôi về phía bắc 2,5 cm mỗi năm.

Một điều đáng nói, đó là hoạt động kiến tạo trong khu vực Địa Trung Hải không giống ngoài khơi Indonesia và Nhật Bản.

Ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, các mối nguy hiểm hầu hết đến từ việc hai thềm lục địa xô chồng lên nhau và tạo nên sóng thần.

Các nhà khoa học cho rằng trận sóng thần năm 1908 tại Sicily, Italia không theo cơ chế này. Đó là một trận động đất gây sụt lở đáy biển và tạo lên con sóng tới 13 m.

Hàng triệu người đang nằm trong vùng nguy hiểm

Thông thường, không phải một con sóng khổng lồ sẽ gây thiệt hại nặng nề, mà kết quả của thảm họa nằm ở chỗ khu vực nó ảnh hưởng có mật độ dân cư tập trung cỡ nào.

Ví dụ, năm 1958, một con sóng cao tới 30 m ập vào vịnh Lituya, Alaska. Tuy nhiên, chỉ có đúng 5 người thiệt mạng do đó là một khu vực hẻo lánh. Ngược lại, tại Indonesia năm 2004, con sóng chỉ đạt 24 m nhưng thiệt hại là không thể tưởng tượng được.

Với những số liệu như trên, nếu Địa Trung Hải phải hứng chịu một đợt sóng thần dù nhỏ, nó cũng trở thành một thảm họa.

Khoảng 130 triệu người đang sinh sống ở các vùng ven biển, nơi có các thành phố lớn như Barcelona, Algiers, Naples, Tripoli, Alexandria và Tel Aviv.

a11_c8539

Nguy cơ sẽ còn lớn hơn nữa khi Địa Trung Hải là một khu vực tương đối nhỏ và kín. Điều này có nghĩa là bất kỳ một con sóng thần cỡ trung bình nào cũng có thể lan ra toàn khu vực.

Chúng ta có thể làm gì?

Chúng ta không thể ngăn chặn các hoạt động kiến tạo vĩ đại đang diễn ra dưới đáy đại dương. Điều đó đang nằm ngoài khả năng của công nghệ hiện nay. Các dự báo cũng chỉ mang tính tương đối, mọi thứ bất ngờ đều có thể xảy ra.

Tuy nhiên, có những thứ chắc chắn chúng ta làm được để giảm thiểu tác động của sóng thần nếu nó xảy ra ở Địa Trung Hải.

Sau thảm họa sóng thần ở Indonesia năm 2004, UNESCO đã thành lập một Nhóm điều phối liên chính phủ để cảnh báo sớm và giảm nhẹ tác động của sóng thần. Chính thảm họa kép của Nhật Bản năm 2011 cũng đã được cảnh báo bởi Nhóm điều phối và khiến thiệt hại giảm đi đáng kể.

Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục cộng đồng cũng phải được triển khai song song. Người dân cần nhận thức được rằng họ đang sống trong một nguy cơ thường trực để có thể ứng phó ngay lập tức nếu các cảnh báo sớm được ban hành.

Điều cuối cùng, chúng ta phải nhìn nhận một thực tế rằng không thể kiểm soát hết được những thiệt hại nếu thảm họa sóng thần xảy ra ở Địa Trung Hải. Kể cả sau khi đã làm tất cả những gì có thể, chúng ta cũng chỉ biết hi vọng rằng khi con sóng đến, nó không mang theo sự hủy diệt ghê gớm nhất có thể.

Theo xaluan.com

 

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x