ĐH Bách khoa Hồng Kông ngày 19/11: 800 người rời trường, gần 100 cố thủ

20/11/19, 15:58 Thế giới

Ngày 19/11, ngày thứ 3 cảnh sát Hồng Kông vây ráp Đại học Bách khoa (PolyU), các nhân viên cứu hộ đã đưa nhiều người biểu tình rời khỏi khuôn viên trường, nhưng lập tức bị cảnh sát bắt giữ. Hiện vẫn còn gần 100 người ở lại và ít nhất từng 4 lần thử phá vòng vây. 

Cảnh sát khám xét và đăng ký những người ra đầu hàng.
Cảnh sát khám xét và đăng ký dữ liệu cá nhân những người ra đầu hàng. (Ảnh: Line)

Truyền thông tại Hồng Kông dẫn nguồn tin từ cảnh sát Hồng Kông cho biết, tính đến tối ngày 19/11, khoảng 800 người đã tự nguyện rời Đại học Bách khoa, trong đó gần 300 người dưới 18 tuổi được cảnh sát ghi chép vào hồ sơ, chụp ảnh lại rồi cho về nhà, còn những người thành niên thì bị cảnh sát bắt ngay tại chỗ. 

Sau đó phía cảnh sát tuyên bố, trong hành động trong ngày (19/11), cảnh sát đã bắt giữ tổng cộng 1.100 người. Tối ngày 19/11, bên trong Đại học Bách khoa Hồng Kông có khoảng 100 người vẫn lưu thủ, không muốn “đầu hàng” cảnh sát, họ đã thương thảo và thử nhiều phương pháp “đột phá vòng vây”, bao gồm cả việc nhảy xuống kênh dẫn nước mưa từ trường để ra ngoài. 

Rất nhiều người đã bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ ngay khi vừa ra khỏi trường.
Rất nhiều người đã bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ ngay khi vừa ra khỏi trường. (Ảnh: Epochtimes)
Ngày 19/11/2019, nhân viên cứu thương rời PolyU Hồng Kông nhưng đã bị cảnh sát bắt giữ. Hình ảnh cho thấy rất nhiều người bị bắt
Ngày 19/11/2019, người biểu tình vừa rời PolyU Hồng Kông thì đã bị cảnh sát bắt giữ. (Ảnh: Epoch Times)

Theo thông tin từ Stand News, một bộ phận người đang bị mắc kẹt bên trong đã từng tổ chức mỗi nhóm 2 người để nhảy xuống kênh dẫn nước mưa để rời khỏi trường, nhưng có người đã phải lui lại vì nước sâu, cũng có người từ bỏ hành động vì nước ở kênh “quá hôi”. Nhưng thông tin tại hiện trường cho biết, vẫn có khoảng hơn 10 người đã đào thoát thành công qua đường này. 

Ngày 19/11/2019, người biểu tình trốn ra khỏi PolyU bằng đường cống ngầm.
Ngày 19/11/2019, người biểu tình trốn ra khỏi PolyU bằng đường cống ngầm. (Ảnh: Getty Images)

Khoảng 20:00 ngày 19/11, phần lớn người ở lại trong trường đã thử đột phá vòng vây để đào thoát từ cổng chính của trường, nhưng đã bị cảnh sát bao vây trong bạo lực, cuối cùng buộc phải đi vòng trở lại trường, không có người nào bị bắt. 

Bản tin còn nhắc đến, tối cùng ngày, khoảng 20 tình nguyện viên cứu hộ ở bên trong trường tuyên bố sẽ rút ra khỏi trường, họ cho biết, hiện tại những người ở trong trường đã giảm, cộng thêm vật tư không đủ, và cân nhắc đến an toàn của bản thân nên quyết định rút ra khỏi trường. 

Ngày 19/11/2019, nhiều nhân viên cứu thương, cứu hỏa, đội cứu thương St. John, đã đến PolyU để giải cứu, đưa nhiều thanh niên bị thương rời trường
Ngày 19/11/2019, nhiều nhân viên cứu thương, cứu hỏa, đội cứu thương St. John, đã đến PolyU để giải cứu, đưa nhiều thanh niên bị thương rời trường. (Ảnh: Epoch Times)
Ngày 19/11/2019, nhiều nhân viên cứu thương, cứu hỏa, đội cứu thương St. John, đã đến PolyU để giải cứu, đưa nhiều thanh niên bị thương rời trường
Ngày 19/11/2019, nhiều nhân viên cứu thương, cứu hỏa, đội cứu thương St. John, đã đến PolyU để giải cứu, đưa nhiều thanh niên bị thương rời trường. (Ảnh: Epoch Times)

Khoảng 22:00 cùng ngày, tình nguyện viên cứu hộ chính thức rời trường, cảnh sát đã ngăn lại để kiểm tra cũng như ghi vào hồ sơ. Trong lúc này, khoảng 10 người đang ở trong trường cũng nhân cơ hội rời khỏi trường từ một vị trí khác, nhưng kết quả toàn bộ bị cảnh sát bắt giữ. 

Sau đó, có hơn 10 cảnh sát chống bạo động đi vào bên trong trường lục soát, và từng có thời điểm chặn phóng viên để kiểm tra, cảnh cáo rằng có thể bắt phóng viên vì tội bạo động và ngăn cản thực thi công vụ.

Ngày 19/11/2019, người biểu tình rời khỏi PolyU, nhiều người chưa đầy 18 tuổi.
Ngày 19/11/2019, người biểu tình rời khỏi PolyU, nhiều người chưa đầy 18 tuổi. (Ảnh: YE AUNG THU/AFP/Getty Images)

Phụ huynh các sinh viên ở Hồng Kông yêu cầu chính phủ không gọi con họ là ‘kẻ bạo loạn’

Các bậc cha mẹ đã tọa kháng ở Hung Hom, nơi gần khuôn viên PolyU, cho rằng chính phủ không công bằng khi gọi những người biểu tình trẻ tuổi là “kẻ bạo loạn” vì nhiều người trong số đó không tham gia vào các hoạt động bạo lực mà chỉ đơn giản là bị mắc kẹt trong trường. Theo luật pháp Hồng Kông, những ai bị kết tội bạo loạn có thể phải đối mặt với mức án 10 năm tù.

Một người phụ nữ che mặt từ chối nêu tên, cho biết con trai cô là một người biểu tình ôn hòa, đã đến PolyU 2 ngày trước và không thể rời đi từ hôm đó. Một người mẹ khác cũng tỏ ra lo lắng khi cô không liên lạc được với con trai mình.

Ông Reverend Pang, một phụ huynh tham gia tọa kháng cho biết nhiều sinh viên đã không còn tin cảnh sát và bất bình khi bị chính phủ tuyên bố là kẻ bạo loạn ngay cả trước khi bị xét xử. Ông cũng kêu gọi chính quyền của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nên có những phương thức giải quyết ôn hòa.

“Tôi không nói về việc bọn trẻ có tội hay không, nhưng chúng cần được xét xử công minh và phán quyết bởi tòa án, chứ không phải bởi cảnh sát và không phải bởi Trưởng đặc khu… Đừng quy cho bọn trẻ tội bạo loạn, hãy khuyến khích chúng ra ngoài một cách ôn hòa và an toàn. Đó là tất cả những gì chúng tôi quan tâm. Bọn trẻ sẵn sàng chết trong khuôn viên trường chứ không muốn bị cảnh sát buộc tội bạo loạn và bắt giữ. Chúng không còn tin cảnh sát và chính phủ. Đó là lý do tại sao tôi kêu gọi chính phủ và cảnh sát nên lấy lại niềm tin của chúng tôi”, ông Pang nói.

Các bậc phụ huynh ngồi tọa kháng ngoài khuôn viên trường PolyU.
Các bậc phụ huynh ngồi tọa kháng ngoài khuôn viên trường PolyU. (Ảnh: RTHK)

Người biểu tình bị bắt, sẽ bị buộc tội?

Có thông tin nói, mặc dù người biểu tình tự nguyện rời khỏi trường theo lời kêu gọi của cảnh sát, nhưng vẫn bị bắt vì liên quan đến “tội tham gia bạo động”.

Về việc này, ông Hứa Trí Sùng (Hui Chi-fung), nghị viên Hội đồng Lập pháp kêu gọi người biểu tình, dù dùng phương thức nào để rời khỏi trường, trong bất cứ tình huống nào thì cũng mong không biểu đạt “đầu hàng” hoặc “tự thú” với bất cứ ai, bởi vì làm thế có khả năng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi trước pháp luật về sau này. Có người có kinh nghiệm về trinh sát hình sự tiết lộ, người bị bắt khi tự nguyện rời khỏi trường sẽ được ghi vào hồ sơ, một khi bị buộc tội, việc tự nguyện rời trường có thể là lý do được xin giảm nhẹ hình phạt.

Theo tờ Headline Daily đưa tin, ông Trương Đạt Minh (Eric Cheung), giảng viên Học viện Luật thuộc Đại học Hồng Kông kêu gọi, tất cả những người bên trong Đại học Bách khoa Hồng Kông bị bắt trong hòa bình, đừng làm vật hy sinh một cách vô vị. Ông Trương nói, tin rằng có nhiều người vì nhiều nguyên nhân hợp lý hợp pháp khác nhau mà đi vào và ở bên trong phạm vi Đại học Bách khoa Hồng Kông, ví dụ như cứu trợ người bị thương, biểu tình hòa bình và bảo vệ trường không bị cảnh sát xâm phạm, v.v, không thể cáo buộc tất cả họ đều là tham gia vào bạo động.

Ông cho rằng, nếu họ đồng ý rời trường một cách trật tự và hòa bình, hoặc tập trung hòa bình bên trong trường và hát lớn “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng”, dù cuối cùng có bị cảnh sát bắt giữ, cũng không có nghĩa là cảnh sát có đầy đủ chứng cứ để sau này cáo buộc họ tội bạo động hoặc tội danh khác.

Gia Hưng (T/h)

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x