ĐCSTQ ngang nhiên lắp camera trong nhà người dân, bành trướng mạng lưới giám sát

21/09/20, 11:52 Trung Quốc

Gần đây, ĐCSTQ đang đưa chiến thuật “ông lớn” trong việc giám sát và theo dõi công dân lên một tầm cao mới, đó là xây dựng mạng lưới Internet để theo dõi và “liên kết toàn xã hội”, lén lút theo dõi điện thoại di động cá nhân và thậm chí còn lắp đặt camera trong nhà của người dân.

ĐCSTQ đầu tư hàng tỷ đô la cho nhận dạng khuôn mặt và các công nghệ khác để theo dõi và kiểm soát chặt chẽ công dân của mình. (Ảnh: Twitter)

Theo tài liệu Epoch Times thu thập được trong việc kiểm soát dịch Covid-19, chính quyền Trung Quốc đã bành trướng một cách có hệ thống mạng lưới giám sát khổng lồ, tiêu tốn hàng trăm triệu nhân dân tệ để thuê một số lượng lớn nhân sự và kết hợp với nhiều cơ quan chính phủ. Các biện pháp này đã trở thành hành vi xâm phạm, vi phạm trực tiếp vào Hiến pháp của Trung Quốc.

Củng cố và mở rộng hệ thống giám sát

Epoch Times đã thu được các tài liệu nội bộ từ các chính quyền địa phương cho thấy, công tác giám sát người dân của ĐCSTQ đã mở rộng 2 hệ thống giám sát qua Internet và video là “Dự án Skynet” “Dự án Xueliang”, từ lực lượng cảnh sát Trung Quốc đến các sở quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, giao thông vận tải và giáo dục. 

Chính quyền Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống giám sát toàn diện 3 chiều, thu hút nguồn lực từ nhiều cơ quan đoàn thể khác nhau. Ngay cả nhà riêng của người dân cũng không ngoại lệ. Đây là hành vi xâm phạm quyền riêng tư một cách có hệ thống, điều đó thể hiện thông qua nhiều tài liệu nội bộ được thu thập từ nhiều khu vực khác nhau tại Đại lục. Ví như Ủy ban Chính trị và Pháp luật Cixian của thị trấn Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc đã ban hành “Báo cáo khảo sát về tăng cường và đổi mới quản lý xã hội”

Một đoạn video cho thấy phần mềm nhận dạng khuôn mặt đang được sử dụng tại phòng trưng bày Megvii ở Bắc Kinh. (Ảnh: Twitter)

Năm 2019, “Dự án Xueliang” được tiến hành nhằm cải thiện công trình xây dựng, đạt được mục tiêu “chia sẻ và dần kết nối các nguồn lực giám sát của công an, cơ quan quản lý đô thị, bộ phận bảo vệ môi trường, giám sát an toàn, kiểm định thực phẩm và ma túy, giao thông vận tải, giáo dục và các bộ phận khác tới nền tảng giám sát trung tâm quản lý toàn diện của quận.”

Nếu người dân Trung Quốc từ lâu đã nhân nhượng trước những động thái vi phạm quyền riêng tư của chính phủ, thì dự án giám sát bí mật của ĐCSTQ được tiết lộ dưới đây, có thể sẽ vượt quá cả giới hạn chịu đựng của bất cứ ai. Bởi vì, ngay cả khi ai đó đang ở tại nhà riêng của mình, họ vẫn bị lọt vào tầm giám sát của ĐCSTQ. 

Hệ thống giám sát ngay trong nhà riêng của người dân

Hai năm trước, việc chính quyền Trung Quốc lắp đặt camera trước cửa nhà của người dân đã gây ra một làn sóng phản đối kịch liệt từ dư luận, và thu hút được sự chú ý từ truyền thông quốc tế, vì đây là hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người dân một cách trắng trợn. 

Hình ảnh cho thấy một camera giám sát gắn trên tường bên ngoài nhà của một nhà báo bị cách ly tại nhà riêng ở Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 5 sau khi anh ta đến thăm Vũ Hán. (Ảnh: AFP)

Nhưng giờ đây, chính quyền đã nâng tầng hành vi xâm phạm này lên mức cao hơn, khi lắp đặt camera ngay bên trong nhà riêng của người dân.

Những tài liệu bị rò rỉ tiết lộ, “Ủy ban quản lý toàn diện về quản trị xã hội” thị trấn Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc đã ban hành thông báo về “Những Điểm chính trong việc Quản lý toàn diện, về Xây dựng An sinh Xã hội tại thị trấn Đường Sơn năm 2017”. 

Thông báo yêu cầu cần thúc đẩy việc triển khai “Dự án Xueliang” bằng cách, “mở rộng hệ thống giám sát video vào nhà của người dân hoặc, sử dụng các ứng dụng để truy cập và kiểm tra điện thoại di động của mọi người”.

Dự án Xueliang đề cập đến hệ thống giám sát video được triển khai, nhằm giám sát các khu vực nông thôn. Đây là dự án bổ sung cho “Dự án Skynet”, vốn triển khai công tác giám sát tại các khu vực thành thị. 

Các chủ nhà bị yêu cầu lắp đặt camera trong căn hộ của mình, dưới lý do là để “phòng chống trộm cắp”, và “buộc phải chịu sự giám sát của cảnh sát”. (Ảnh: AFP)

Công tác giám sát video “trong nhà riêng của người dân” không chỉ giới hạn tại thị trấn Đường Sơn. Tháng 4/2019, Bitter Winter – một tạp chí vốn đề cập đến vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc đưa tin rằng, họ đã nhận được phản hồi từ người dân ở nhiều tỉnh, bao gồm Hàng Châu và Chiết Giang. Các chủ nhà tại địa phương đều bị sở an ninh yêu cầu lắp đặt camera trong các căn hộ và các ngôi nhà cho thuê, dưới lý do là để “phòng chống trộm cắp”, “buộc phải chịu sự giám sát của cảnh sát”.

Nhà bình luận về các vấn đề thời sự Lý Lâm Dực khẳng định, động thái này cho thấy công tác theo dõi của ĐCSTQ ngày càng trở nên “khó lường”. Sau khi hệ thống duy trì bình ổn được cải tiến lên thành hệ thống giám sát 3 chiều này, chính quyền đã ngày càng xâm phạm vào quyền riêng tư và nhân quyền của người dân Trung Quốc một cách nghiêm trọng.

Bành trướng thế lực để đàn áp học viên Pháp Luân Công

Người dân Trung Quốc sau bao năm bị chèn ép về tinh thần trong môi trường chính trị khắc nghiệt, họ thực sự muốn tìm kiếm một con đường tâm linh để giải thoát những bế tắc trong tinh thần. Vì thế khi vừa được truyền ra công chúng năm 1992, Pháp Luân Công đã được toàn dân Trung Quốc tiếp nhận nồng nhiệt. 

Điểm đặc biệt của Pháp Luân Công chính là dung hòa được những bất đồng trong các tầng lớp nhân dân. Người dân chỉ cần chú trọng đề cao tâm tính, không phải lo xuất hiện bất kỳ mâu thuẫn nào với phương thức sinh hoạt hiện tại, hay mâu thuẫn chính trị đối với nhà cầm quyền, dù họ ở bất kể giai tầng nào. Một lượng lớn những người theo tập, dù là đảng viên hay thường dân, sẽ cải biến thành những người tốt và tốt hơn nữa. Có thể đứng ngay tại vị trí của bản thân trong xã hội mà tự thay đổi chính mình.

Người cầm quyền nhà nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân. Do lòng đố kỵ và tâm địa hẹp hòi, ông ta đã đẩy Trung Quốc đi vào vòng xoáy không lối thoát cho đến tận ngày nay: Vu khống và đàn áp chính người dân của mình. 

Ngày 20/07/1999, lúc ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khắp nơi ở Đại lục đều diễn ra cảnh bắt người, giết hại trắng trợn. Lúc đó về phương diện dư luận, các đài truyền hình trên toàn quốc đều phát sóng tiết mục bôi nhọ Pháp Luân Công suốt 24/24h. Đã qua hơn 2 thập kỷ, ĐCSTQ vẫn chưa dừng lại, và dường như không chút hối hận về tội ác đang làm.

Thời điểm đó, khoảng 100 triệu học viên Pháp Luân Công bị vu oan, gia đình tan vỡ, trẻ mồ côi, vợ mất chồng, người đầu bạc khóc tiễn kẻ đầu xanh,…. và hơn thế nữa, ĐCSTQ lợi dụng “tù nhân lương tâm” – phần đông là học viên Pháp Luân Công để cưỡng chế mổ cướp và buôn bán nội tạng, trục lợi trên chính xương máu của người dân.

Tháng 2/2020, giai đoạn cả Đại lục đang tiến hành phong tỏa do đại dịch COVID-19, học viên Pháp Luân Công – Chang Xiuhua từ huyện Hoa Nam, đô thị Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị cảnh sát bắt cóc, sau đó điều đến Trại giam giữ Giai Mộc Tư. 

Tuy nhiên, do đang tiến hành lệnh phong tỏa nên trại giam đã từ chối nhận học viên này. Sau đó, cảnh sát và các quan chức địa phương quyết định, yêu cầu vị học viên này phải “cách li” cưỡng chế tại nhà riêng trong vòng 6 tháng, với một camera được lắp đặt trong nhà cô hoạt động 24/7. Các chuyên gia luật khẳng định, đây là một hành vi hoàn toàn phạm pháp. 

  • Một cựu luật sư nhân quyền tại Trung Quốc chia sẻ với Epoch Times rằng:

    “Theo quan điểm pháp lý, điều này rõ ràng là bất hợp pháp.… Cảnh sát không có quyền lắp đặt camera trong nhà người dân để theo dõi nhất cử nhất động của họ. Vụ việc này phản ánh lên sự tước đoạt hoàn toàn nhân quyền, quyền riêng tư và các quyền lợi khác, ví như quyền tự do đi lại cá nhân. ĐCSTQ thừa biết rằng hành vi của họ là bất hợp pháp”. 

  • Một cựu luật sư nhân quyền khác tại Trung Quốc chia sẻ với báo chí, theo Điều 245 của Luật hình sự Trung Quốc,

    “bất kỳ cá nhân nào khám xét cơ thể hoặc khám xét tài sản của một cá nhân một cách bất hợp pháp, sẽ bị kết án dưới 3 năm tù giam hoặc bị tạm giữ hình sự. Nhân viên tư pháp lạm dụng quyền hạn của mình, và phạm các tội đề cập ở khoản trên sẽ bị xử phạt nghiêm trọng”.

  • Vị luật sư cho rằng, cảnh sát huyện Hoa Nam đã vi phạm luật pháp. Vị cựu luật sư cho biết:

    “Cảnh sát sử dụng thiết bị để theo dõi các học viên Pháp Luân Công, thậm chí còn lắp đặt camera trong nhà riêng của họ. Điều này vi phạm nghiêm trọng quyền công dân, vi phạm quyền riêng tư của công dân và xâm phạm thông tin cá nhân. Những quyền lợi này đều được bảo vệ bởi luật pháp Trung Quốc”.

Epoch Times tiết lộ, ĐCSTQ đã lợi dụng cái cớ “đẩy lùi dịch bệnh COVID-19” để mở rộng hoạt động giám sát đối với người dân Trung Quốc, bao gồm tăng cường mô hình lưới quản lý, để duy trì sự bình ổn của chính quyền. Mô hình lưới quản lý là một hệ thống giám sát và kiểm soát từng cư dân. Hệ thống thường được triển khai tại Tây Tạng. Người dân tại khu vực được chia thành nhiều nhóm, và được giao cho một quan chức quản lý mạng lưới. Người này sẽ thu thập thông tin cá nhân một cách vô cùng chi tiết từ các cư dân.

Đây thực sự là một quá trình tiến hành “giám sát toàn diện người dân”, khi chính quyền Trung Quốc có thể nghiễm nhiên theo dõi và xử phạt người thân, bạn bè cùng các mối quan hệ xã hội của họ.

Việt Anh (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

    Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

x