ĐCSTQ lạm dụng “Lệnh truy nã đỏ” của Interpol để đàn áp người bất đồng chính kiến
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường sử dụng “Lệnh truy nã đỏ” do Interpol ban hành để chống lại những người bất đồng chính kiến. Gần đây, một cuốn sách có tên “Challenging A Red Notice”, đã tiết lộ một số sự thật về “Lệnh truy nã đỏ” do chính phủ Trung Quốc ban hành.
Vào ngày 24/12, Đài Á Châu Tự Do đưa tin, cuốn sách “Challenging A Red Notice” của Trịnh Tồn Trụ, một nhà bất đồng chính kiến sống ở Los Angeles, đã tiết lộ các trường hợp mà “Lệnh truy nã đỏ” có thể được phát hành, và cách chính phủ ĐCSTQ vi phạm các quy định của Interpol và lạm phát ban hành “Lệnh truy nã đỏ” nhằm khủng bố của những người bất đồng chính kiến chạy trốn ra nước ngoài.
Để viết ra cuốn “Challenging A Red Notice”, Trịnh Tồn Trụ đã thu thập và nghiên cứu một số lượng lớn các trường hợp có “Lệnh truy nã đỏ” do chính phủ ĐCSTQ ban hành thông qua Interpol. Cuốn sách “Challenging A Red Notice” đã được West Point Press có trụ sở tại Los Angeles xuất bản thời gian gần đây.
Trịnh Tồn Trụ chỉ ra rằng ở bất kỳ quốc gia nào, “Lệnh truy nã đỏ” không thể trở thành căn cứ để Bộ tư pháp của quốc gia đó tiến hành bắt giữ. Ông Trịnh nói: “Theo điều lệ của ‘Interpol’, điều 2 và 3 đặc biệt nhắc đến các hạn chế đối với ‘Lệnh truy nã đỏ’. Điều 2 nói rằng ‘Lệnh truy nã đỏ’ do Interpol ban hành không thể vi phạm tinh thần của ‘Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới’ về bảo vệ quyền con người. Điều 3 nói rằng không thể ban hành ‘Lệnh truy nã đỏ’ vì lý do chính trị, lý do quân sự hoặc lý do tôn giáo, lý do dân tộc…”
Ông Trịnh Tồn Trụ chỉ ra rằng “Lệnh truy nã đỏ” do chính phủ ĐCSTQ ban hành đã vi phạm rất nhiều điều lệ trong “Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới”. Ông nói: “Có vị họ Tạ ở Canada, trước đây nguyên là thẩm phán của Tòa án tối cao của ĐCSTQ. Vụ án mà ông xét xử đi ngược ý chỉ của ĐCSTQ, kết quả là ông đã bị nhận ‘Lệnh truy nã đỏ’.
Đương sự trong vụ án này là công dân người Canada, người đã bị giam giữ, tra tấn ép cung bất hợp pháp tại Trung Quốc. Sau đó, người này trở về Canada và phơi bày sự việc bị bức hại tại Trung Quốc trước toàn thể công chúng. Với một nhân chứng như vậy, “Lệnh truy nã đỏ” của ông Tạ đã bị hủy bỏ”.
Ngoài ra, “Lệnh truy nã đỏ” của Elsa – một chuyên gia nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ hoạt động ở nước ngoài, cũng bị Interpol hủy bỏ. Trịnh Tồn Trụ nói: “Từ kết quả của việc hủy bỏ này chúng ta có thể thấy, ĐCSTQ ban hành ‘Lệnh truy nã đỏ’ này để ngăn Elsa lên tiếng cho nhân quyền Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài, tất cả những kẻ sử dụng thủ đoạn này để ban hành ‘Lệnh truy nã đỏ’, đều vi phạm quy định của ‘Interpol’”.
Trịnh Tồn Trụ cũng tuyên bố rằng ‘Lệnh truy nã đỏ’ của Interpol không có hiệu lực pháp lý cũng như lệnh bắt giữ tại Hoa Kỳ. Luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ tất cả cá nhân sống tại Hoa Kỳ chịu sự bức hại về chính trị và nhân quyền.
Trong những năm gần đây, có hơn 190 quốc gia thành viên của Interpol ban hành “Lệnh truy nã đỏ”, và lệnh này đã trở thành một công cụ cho ĐCSTQ và các chế độ độc đoán khác đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Vào ngày 3/4, AFP đã báo cáo rằng, Interpol mỗi năm phát hành hơn 13.000 “Lệnh truy nã đỏ”, một số trong đó được ban hành chỉ vì chính phủ một quốc gia nào đó xuất phát từ động cơ chính trị hoặc lạm dụng “Lệnh truy nã đỏ” để săn lùng những người thuộc phe đối lập đã chạy trốn ra nước ngoài.
Tổ chức Fair Trials ở London đã chỉ trích và tố cáo Interpol đã bị một số quốc gia độc tài lợi dụng, nhằm phát hành “Lệnh truy nã đỏ” đối với những người thuộc phe đối lập với các quốc gia này. Những quốc gia đó bao gồm Nga, Trung Quốc, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.
Vào tháng 11/2016, Mạnh Hồng Vĩ, Thứ trưởng Bộ Công an của ĐCSTQ, đã được bầu làm chủ tịch của Interpol, gây chấn động thế giới bên ngoài.
Tạp chí Phố Wall đã xuất bản một bài báo có tựa đề “Trung Quốc để Mạnh Hồng Vĩ thành Chủ tịch của Interpol, sau đó chuyện gì sẽ xảy ra?”. Theo bài báo, Mạnh Hồng Vĩ được bầu vì đoàn đại biểu của ĐCSTQ vận động các nước nhỏ bỏ phiếu tại hiện trường, đồng thời hứa sẽ đệ trình lên chính phủ và các cơ quan cảnh sát của các nước này nhằm cung cấp hàng tỷ đô la hỗ trợ.
Khi Mạnh Hồng Vĩ được bầu, đại diện các nước phương Tây trong Ủy ban điều hành Interpol đã gióng lên hồi chuông báo động đỏ.
Theo các đồng nghiệp cũ của Mạnh tiết lộ, ĐCSTQ muốn sử dụng cơ hội Mạnh soán ngôi chủ tịch của Interpol nhằm thao túng tổ chức quốc tế này. Và các thành viên của Interpol ở các nước phương Tây sớm đã đề cao cảnh giác với Mạnh, gây khó khăn để Mạnh không thể “kiếm lợi” cho ĐCSTQ.
Báo cáo do “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền” công bố vào tháng 1/2018 cho biết, thế giới không có cách nào biết được có bao nhiêu “Lệnh truy nã đỏ” mà Interpol đã đưa ra để đáp ứng yêu cầu của ĐCSTQ trong những năm gần đây, và có bao nhiêu “Lệnh truy nã đỏ” vẫn có hiệu lực cho tới ngày nay, bởi vì rất nhiều người không biết rằng chính bản thân họ đã bị liệt vào danh sách bị áp “Lệnh truy nã đỏ”.
Reimonna Sheng, một nhà văn ở Canada nói rằng, ĐCSTQ muốn ban hành một danh sách áp “Lệnh truy nã đỏ”, sẽ tốn 500.000 đô la Mỹ, và nếu muốn xóa danh sách này đi cũng sẽ tốn 500.000 đô la Mỹ. Nhưng để bức hại những người có liên quan ĐCSTQ không quan tâm đến tiền. Vì tiền, Interpol đã từ bỏ các nguyên tắc của mình, còn ĐCSTQ trở thành khách hàng lớn của Interpol.
Vào ngày 7/10/2017, ĐCSTQ đã thông báo lúc nửa đêm rằng: Mạnh Hồng Vĩ bị nghi ngờ vi phạm pháp luật và hiện đang chịu sự giám sát và điều tra của Ủy ban Giám sát CPC. Ngay sau khi ông Mạnh Hồng Vĩ thất thế không lâu, thì xuất hiện vụ việc Interpol hủy bỏ “Lệnh truy nã đỏ” của ĐCSTQ.
Gia Hưng (Theo SOH)