Vụ Trung Quốc bắt chủ tịch Interpol: Các quốc gia độc tài lạm dụng Interpol từ lâu

16/10/18, 13:58 Trung Quốc

Vụ Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ đã mất tích ở Trung Quốc kể từ đầu tháng 10 đến nay đã khiến cộng đồng quốc tế xôn xao. Song không chỉ Trung Quốc, mà một số quốc gia từ lâu đã lạm dụng hệ thống thực thi pháp luật quốc tế này để phục vụ cho đàn áp nhân quyền.

Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ đã mất tích ở Trung Quốc. (Ảnh qua Instituto de Estrategia S.L.P.)

Trong vụ đánh cược đầy rủi ro của Trung Quốc, việc bắt giữ Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ là hành động nổi bật không được Interpol đồng ý. Đó cũng chính là lời kêu gọi của Tổng thư ký Interpol Juergen Stock dành cho những người đã bắt giữ chủ tịch Interpol ở Trung Quốc.

Mạnh Hoành Vĩ liên quan đến cái chết của Ban Thiền Lạt Ma thứ mười?

Ngày 6/10, ông Stock cũng chính thức yêu cầu cảnh sát Trung Quốc làm rõ tình trạng của Chủ tịch Mạnh. Bởi từ khi rời khỏi Lyon, Pháp ngày 29/9, mọi liên lạc với Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ đều bị mất.

Ông Stock phát biểu trong một tuyên bố: “Ban thư ký chung của Interpol mong đợi một phản ứng chính thức từ các nhà chức trách Trung Quốc, nhằm giải quyết những mối lo ngại về sự an toàn của chủ tịch”.

Sau đó một ngày, ngày 7/10 chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng ông Mạnh đã bị bắt vì tội hối lộ và tham nhũng. Sang ngày thứ Hai (8/10), chính quyền Trung Quốc cũng đưa ra thông báo trên toàn thế giới rằng ông Mạnh đã từ chức tại Interpol.

Hành động này được xem như Trung Quốc đã bắt cóc Chủ tịch Interpol. Đáp lại động thái đó, Tổng thư ký Interpol, người giám sát sự kiện này hằng này đã ban hành một tuyên bố gần như là cầu xin Trung Quốc cho ông biết chủ tịch của họ đã hối lộ và tham nhũng như thế nào.

Vậy tuyên bố từ Interpol thúc giục các nước thành viên đình chỉ tư cách Trung Quốc nằm ở đâu?

Nhìn chung những hành động này phản ánh một vấn đề sâu sắc hơn ở Interpol. Cụ thể, gần 80% ngân sách hoạt động hàng năm của Interpol (tương ứng với 80 triệu USD) đến từ các nền dân chủ phương Tây đã bắt đầu có sự nhúng tay lạm dụng của các quốc gia độc tài.

Thực tế cho thấy nhiều nước vẫn dựa vào Interpol để chia sẻ thông tin về những tên tội phạm hình sự. Nhưng một số ít các quan chức đã lạm dụng hệ thống để nhắm vào kẻ thù chính trị của họ.

Giống như ông Ted Bromund, một thành viên cao cấp của tổ chức di sản có trụ sở tại bang Washington nói: “Vấn đề lớn đối với hệ thống Interpol là rất nhiều nước không thích chúng tôi và chúng tôi giả vờ với họ”.

Người tiên phong trong vấn đề trên phải kể đến Nga. Trong 10 năm qua, khi các cơ quan thực thi pháp luật phương Tây bắt đầu tập trung vào tội ác tài chính của các đầu sỏ chính trị Nga, thì điện Kremlin đã yêu cầu phát hành các thông báo đỏ. Đôi khi họ còn đưa ra yêu cầu giam giữ và dẫn độ đối với các đối thủ chính trị của mình.

Theo đó nhân viên quản lý quỹ phòng hộ, ông William Browder là nạn nhân điển hình nhất của kiểu lạm dụng này.

Ngoài ra, các quốc gia khác theo sau sự dẫn dắt của Nga cũng không phải ít. Điển hình như Iceland ban hành các thông báo đỏ dành cho những nhà hoạt động bất đồng chính kiến. Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Interpol đưa ra thông báo đỏ để bắt giữ một nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ vì tội đã chỉ trích chính phủ.

Thậm chí Trung Quốc còn lạm dụng hệ thống này để đưa ra một thông báo đỏ vào năm 2018 dành cho người đứng đầu Đại hội thế giới Duy Ngô Nhĩ. Đây là tộc người được xem là công dân hạng 2 ở miền Tây Trung Hoa.

>>> Thông báo Đỏ của Interpol thành thủ đoạn áp bức nhân quyền của Trung Quốc?

Sau các trường hợp kể trên, hệ thống Interpol đã cân nhắc và quyết định thu hồi thông báo đỏ.

Năm ngoái Interpol đã thiết lập các cải cách mới để hạn chế kiểu lạm dụng này xuống mức thấp nhất. Nhưng các nhà độc tài cũng đã nhanh chóng điều chỉnh và sử dụng cái gọi là thông báo khuếch tán. Đây là những thông báo truyền đạt trực tiếp đến cơ quan thực thi pháp luật quốc gia, mà không cần phải thông qua hệ thống thông báo đỏ của Interpol.

Đối với trường hợp của Chủ tịch Mạnh Hoành Vĩ – một công dân Trung Quốc đã trở thành chủ tịch của Interpol vào năm 2016 – đưa đến hai khả năng:

  • Một là Trung Quốc đã chỉ định một người đàn ông tham nhũng làm chủ tịch của cơ quan thực thi pháp luật quốc tế lớn nhất toàn cầu.
  • Hai là Trung Quốc đang giam giữ một người đàn ông vô tội.

Riêng ông Bruno Min, một cố vấn chính sách cao cấp tại nhóm nhân quyền Fair Trials có trụ sở ở Anh Quốc cho biết: “Điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với Interpol”.

Rõ ràng Trung Quốc đã bỏ qua các nguyên tắc của Interpol trước đây “và bây giờ họ sẽ còn làm hơn thế nữa”.

Ở thời điểm hiện tại, các quốc gia phương Tây của Interpol vẫn thường tỏ ra miễn cưỡng khi đình chỉ tư cách thành viên của bất kỳ nước nào. Nhưng nếu Trung Quốc không phải đối mặt với những hậu quả cho các hành động họ đã làm, thì Interpol sẽ thiết lập các điều kiện không thích đáng cho riêng mình. Vậy rốt cuộc hệ thống thực thi pháp luật quốc tế cho phép những hành động lừa đảo đội lốt cảnh sát hay sao?

>>> BBC ra loạt phóng sự về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc

Tú Văn, theo BB

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x