ĐCSTQ ‘giơ cao đánh khẽ’, quan lớn tham ô 700 triệu NDT liệu có bị tử hình?

22/05/20, 14:10 Trung Quốc

Triệu Chính Vĩnh, cựu bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bị buộc tội nhận hối lộ 717 triệu nhân dân tệ (NDT), số tiền hối lộ đã phá vỡ mọi kỷ lục từ trước đến này về tham nhũng của tất cả các quan chức cấp Tỉnh bộ được ĐCSTQ thông báo công khai. Dư luận hiện đang quan tâm xem liệu Triệu có bị kết án tử hình hay không. 

Triệu Chính Vĩnh, cựu bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Triệu Chính Vĩnh, cựu bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây của Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh qua Zaobao)

Theo quy định trước đây của Luật hình sự ĐCSTQ, nếu số tiền nhận hối lộ lớn hơn 100.000 NDT và có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị kết án tử hình. Vào thời Giang Trạch Dân có ba quan chức tham nhũng cấp Tỉnh bộ đã bị xử tử hình. Đó là Hồ Trường Thanh – Phó Tỉnh trưởng tỉnh Giang Tây (tháng 3/2000), Thành Khắc Kiệt – Chủ tịch Chính phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (tháng 9/2000) và Vương Hoài Trung – Phó Tỉnh trưởng tỉnh An Huy (tháng 2/2004).

Tuy vậy, Giang Trạch Dân được cho là “tham lam bậc nhất Trung Quốc”, năm ngoái, có người nước ngoài tiết lộ rằng, số tài sản quốc gia do gia đình Giang Trạch Dân kiểm soát ít nhất 1 nghìn tỷ đô la Mỹ, và số tiền được “rửa” đã lên tới 500 tỷ đô la Mỹ. 

Đặc biệt là trong thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền lực và “buông rèm chấp chính”, các con trai của ông là Giang Miên Hằng, Giang Miên Khang và cháu là Giang Chí Thành đã “lẳng lặng kiếm tiền”, chiếm đoạt một lượng lớn tài sản quốc gia và cất giấu ở nước ngoài.

Ngoài ba vụ án quan tham bị xử tử hình dưới thời Giang Trạch Dân, thời đại Hồ Cẩm Đào cũng từng xuất hiện “đại khai sát giới”, xử tử hai quan tham nhũng hàng trăm triệu NDT. Vào ngày 19/7/2011, Tòa án Tối cao đã gửi một thông điệp nói rằng, sau khi phê chuẩn án tử hình đối với Hứa Mại Vĩnh – cựu Phó thị trưởng Hàng Châu và Khương Nhân Kiệt – cựu Phó thị trưởng Tô Châu, hai quan tham này đã bị xử tử trong cùng ngày.

Hứa Mại Vĩnh đã tham ô 270 triệu NDT, còn Khương Nhân Kiệt là 108 triệu NDT, vào thời điểm đó, Tôn Quân Công – người phát ngôn của Tòa án Tối cao ĐCSTQ nói rằng, nếu phạm tội với tình tiết đặc biệt nghiêm trọng, các quan chức phạm tội tham nhũng, hối lộ gây nguy hại lớn cho xã hội, nếu cần phải xử tử hình, thì phải kiên quyết tử hình, quyết không nương tay.

Không ngờ rằng, kể từ ngày lời thề “kiên quyết tử hình, quyết không nương tay” đến nay đã gần 9 năm, nhưng không hề có vị quan tham nào của ĐCSTQ bị kết án tử hình.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền tại Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ, ông đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng, bắt được một lượng lớn các quan tham bao gồm 1 người chức vụ cấp Chính quốc (cấp bậc cao nhất), 6 người chức vụ cấp Phó quốc và 2 Ủy viên Quân ủy. 

ĐCSTQ báo cáo rằng, tổng cộng 414 cán bộ cấp Tỉnh bộ, 18.000 cán bộ ở cấp Cục và cấp Sở, và 137.000 cán bộ cấp Huyện và cấp Ban đã bị điều tra. Ngoài ra còn có một lượng lớn các “quan chức hạng ruồi” cũng đã bị xử lý.

ĐCSTQ thông báo công khai tổng cộng 44 “quan tham trăm triệu”, nhưng rất ít người đã bị kết án tử hình, hoặc là được đưa lên phúc thẩm, hoặc là thay đổi bản án sau phúc thẩm, hoặc là chần chừ không phê chuẩn bản án, cuối cùng cũng thoát khỏi tội chết.

Ngay cả Chu Vĩnh Khang, người mà dư luận bàn tán xôn xao nhất là sẽ phải lĩnh án tử hình thì cũng chỉ bị kết án chung thân, trong khi tờ Reuters tiết lộ ông đã tham nhũng 90 tỷ NDT. Cho đến nay, chỉ có Trương Trung Sinh – cựu quan chức cấp Phó Sở, Phó thị trưởng thành phố Lữ Lương, tỉnh Sơn Tây là bị kết án tử hình. Ông bị cáo buộc nhận hối lộ 1,04 tỷ NDT, và 130 triệu NDT tài sản không rõ nguồn gốc. Hiện tại, Tòa án Tối cao của ĐCSTQ vẫn đang thẩm duyệt vụ án này.

Hai người muốn Triệu Chính Vĩnh chết là ai?

Vào ngày 11/5, Tòa án Trung cấp thứ nhất của Thiên Tân đã mở phiên tòa công khai đầu tiên xét xử vụ án Triệu Chính Vĩnh, cựu bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây của ĐCSTQ về tội nhận hối lộ. Triệu Chính Vĩnh bị cáo buộc nhận hối lộ 717 triệu NDT. Dư luận đang quan tâm liệu Triệu Chính Vĩnh có bị kết án tử hình hay không.

Trung Quốc xét xử nguyên Bí thư tỉnh ủy Thiểm Tây vì tham nhũng ...
Tòa án Trung cấp thứ nhất của Thiên Tân đã mở phiên tòa công khai đầu tiên xét xử vụ án Triệu Chính Vĩnh, cựu bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây của ĐCSTQ về tội nhận hối lộ. (Ảnh qua VOV)

Nhà bình luận chính trị Ngụy Tấn khi đọc bài báo của Trung Quốc đã nói rằng, khi mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án Triệu Chính Vĩnh nhận hối lộ, các phương tiện truyền thông chính thức đề cập đến một chi tiết rằng, Triệu Chính Vĩnh nói trước tòa rằng ông ta “nhận lỗi và cảm thấy hối hận”. 

Có người nghĩ rằng chi tiết này rất quan trọng và có thể đánh giá rằng Triệu đã thú nhận tội ác và có mong muốn giảm nhẹ hình phạt. Có khả năng cao là tòa án sẽ đưa ra một phán quyết nhẹ hơn.

Ông cho rằng Triệu Chính Vĩnh có thể thoát khỏi cửa tử, và cùng lắm là “ngồi tù mọt gông”. Tuy nhiên, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương vào giữa tháng 1 thông báo rằng, tội trạng của Triệu vô cùng nghiêm trọng, ông cũng có thể bị kết án tử hình.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương gọi Triệu Chính Vĩnh là “một ví dụ điển hình về tham nhũng kết hợp giữa vấn đề chính trị và kinh tế”, ngoài các “giao dịch quyền với tiền”, còn kết tội “không trung thành, không kính sợ Đảng”, “lá mặt lá trái, tự ý hành động”,  “tự tách rời khỏi Đảng, nhiều lần lừa dối tổ chức”, chống đối điều tra, là “người hai mặt”, “hai phái” điển hình.

Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Triệu Chính Vĩnh nhận hối lộ. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Ngụy Tấn cho rằng, đây là những lời nói hoa mỹ của giới quan chức và liên quan đến cuộc đấu tranh quyền lực cấp cao của ĐCSTQ. Không giống những tin đồn thổi, việc Triệu Chính Vĩnh đã đắc tội với Tập Cận Bình khi cố tình không thực thi mệnh lệnh liên quan đến “long mạch” Tần Lĩnh không đến mức phải nhận tội chết. Có ít nhất hai quan chức cấp cao thực sự muốn ông ta chết, hiện đang kiểm soát số phận của ông ta.

Vào giữa tháng 10/2019, tờ “Minh báo” (Ming Pao) của Hồng Kông đã dẫn lời một nguồn tin tại Bắc Kinh nói rằng, ông Tập Cận Bình đã ban hành sáu chỉ thị nhưng quan chức cấp dưới không thi hành, cuối cùng phẫn nộ cử tổ Công tác Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đến mới hoàn tất được vụ án xây dựng biệt thự trái phép ở Tần Lĩnh, đồng thời có liên quan đến Triệu Lạc Tế – Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Thôi Vĩnh Nguyên – cựu MC của đài CCTV đã tiết lộ về vụ án quyền sở hữu mỏ khoáng sản 100 tỷ của Thiểm Tây, liên quan đến Triệu và Chu Cường – Chánh án Tòa án Tối cao của ĐCSTQ.

Được biết, sau khi Tập Cận Bình biết rằng có một số lượng lớn biệt thự được xây dựng bất hợp pháp ở “long mạch” Tần Lĩnh, ông đã chỉ thị tháo dỡ. Nhưng các quan chức ở Thiểm Tây rất bối rối, vì họ biết rằng hầu hết các biệt thự được xây dựng trong thời gian Triệu Lạc Tế nắm giữ chức vụ ở Thiểm Tây từ năm 2007 đến 2012, họ bị kẹp giữa hai người Tập và Triệu, và chỉ có thể chọn phương án án binh bất động.

Mãi đến khi Tập Cận Bình đưa ra chỉ thị lần thứ 6, giới chức ở Thiểm Tây mới bắt đầu tháo dỡ các biệt thự ở Tần Lĩnh.

Báo cáo còn chỉ ra rằng, vào cuối tháng 12/2018, khi đưa tin về “vụ án quyền sở hữu khoáng sản trăm tỷ”, Thôi Vĩnh Nguyên đồng thời đã tiết lộ các “văn bản bí mật” được chỉ thị bởi Chu Cường, việc này không phải chỉ nhắm đến mỗi Chu Cường, một phần nội dung được đánh dấu chính là chỉ thị đối với “vụ án quyền sở hữu khoáng sản trăm tỷ” của Triệu Lạc Tế năm xưa.

Liên quan đến những tin tức được báo chí Hồng Kông tiết lộ nói trên, phía chính quyền ĐCSTQ không có phản hồi, cũng không phủ nhận hay làm rõ. Tuy Thôi Vĩnh Nguyên đưa tin chỉ trích vụ án quyền sở hữu khoáng sản trăm tỷ của Chu Cường, nhưng vào năm ngoái, nhóm điều tra của Ủy ban Chính trị và Pháp luật ĐCSTQ công bố kết quả điều tra nói rằng, tất cả mọi chuyện là do “người thổi còi” Vương Lâm Thanh tự biên tự diễn, nhờ vậy mà Chu Cường tạm thời vẫn bình yên vô sự.

Nhưng nếu như các tình tiết “nhận tội và cảm thấy có lỗi” có liên quan đến các vấn đề của Triệu Lạc Tế và Chu Cường, thì hai người này đang gặp nguy hiểm. Thực tế những động thái gần đây đều ảnh hưởng không tốt đến hai người Triệu, Chu.

Vào ngày 19/4, khi Tôn Lực Quân – thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ “ngã ngựa”, Triệu Lạc Tế đang ‘vô tình’ tham gia công tác “xóa đói giảm nghèo” ở nước ngoài, nữ quan chức cấp cao Hạ Vinh, người vừa trở về từ Thiểm Tây để xử lý vụ án biệt thự Tần Lĩnh, được bố trí làm Phó Chánh án Tòa án Tối cao bên cạnh Chu Cường, nghe nói đây là người được Tập Cận Bình coi trọng, và rõ ràng là Chu Cường đang bị theo dõi.

Trong tình thế này, cả Triệu Lạc Tế và Chu Cường, hai người đang nắm giữ sự sống chết của Triệu Chính Vĩnh, rất muốn ông ta phải chết, nhưng liệu Tập Cận Bình có can thiệp để giữ lại mạng sống cho ông hay không thì vẫn phải chờ xem.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x