ĐBQH ủng hộ bỏ điều kiện thường trú ở thành phố trực thuộc trung ương

05/06/20, 14:41 Việt Nam

Đề xuất bãi bỏ điều kiện thường trú trong Dự thảo luật Cư trú trình lên Quốc hội được nhiều Đại biểu ủng hộ.

ĐBQH ủng hộ bỏ điều kiện thường trú ở thành phố trực thuộc trung ương - Ảnh 1
Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp. (Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội)

Tại dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp lần thứ 44, Bộ Công an đề xuất bãi bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú vào các thành phố trực thuộc Trung ương (gồm Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ).

Theo đó, một số Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bày tỏ quan điểm ủng hộ.

Được biết, Luật Cư trú hiện hành quy định bổ sung các điều kiện riêng đối với việc đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương như: 

  • Trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 1 năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 2 năm trở lên; 
  • Đăng ký vào quận nội thành Hà Nội thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô là phải tạm trú từ 3 năm trở lên. Đồng thời phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố…

Các yêu cầu này được ban hành nhằm kiềm chế sự gia tăng dân số cơ học tại các đô thị lớn. Theo đó, những người chưa được đăng ký thường trú tại các đô thị này sẽ không thể cho con em đến học các trường công, làm rườm rà thêm các thủ tục hành chính, và không được thụ hưởng đầy đủ các phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, theo ý kiến một số ĐBQH, thực tế cho thấy hiệu quả của quy định này không được như mong muốn.

ĐBQH Đỗ Đức Hồng Hà – Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói:

“Luật Cư trú hiện hành và Luật Thủ đô quy định điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương chặt chẽ hơn so với địa phương khác, nhằm kiểm soát việc gia tăng dân số cơ học tại đô thị lớn. Tuy nhiên, trong thực tế và số liệu trên cho thấy các quy định đó không đạt hiệu quả như kỳ vọng”.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi – Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phân tích:

“Việc đăng ký thường trú khó khăn khiến người lao động thêm phần vất vả, họ phải mất nhiều thời gian làm thủ tục hành chính; trường hợp không đăng ký thường trú thì con em họ phải học trường tư…”.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng nghiên cứu phát triển TP HCM nêu ý kiến:

“Có người lo ngại khi bỏ các điều kiện riêng về đăng ký thường trú vào Hà Nội, TP HCM… thì sẽ có tình trạng ồ ạt nhập hộ khẩu. Tuy nhiên, tôi cho rằng không có chuyện đó, vì người dân khi đăng ký thường trú vào đô thị lớn là căn cứ vào điều kiện sống hiện tại và khả năng hòa nhập”.

Theo đó, các ĐBQH đề nghị Chính phủ nghiên cứu đánh giá kỹ tác động của việc này và đề xuất các công cụ quản lý thay thế như các giải pháp về quy hoạch, đầu tư xây dựng đô thị vệ tinh, phát triển kinh tế – xã hội… Đồng thời, cho rằng nên đặt trọng tâm ở chỗ phát triển đô thị ở khu vực tỉnh lẻ để người lao động có thể kiếm sống ngay tại quê nhà, không phải tập trung về Hà Nội, TP HCM… 

Từ Thức (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

    Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

    Sự thật về sổ sinh tử giúp Diêm Vương xử án

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

x