Đạo lý về kiếp người: Tại sao tể tướng Lý Đức Dụ qua đời khi đã nhận đủ 10.000 con cừu?
Trung Hoa xưa lưu truyền câu chuyện kể về một vị tể tướng nổi tiếng dưới triều nhà Đường, ông đã chết sau khi nhận đủ 10.000 con cừu. Câu chuyện là một đạo lý về nhân sinh kiếp người.
Lý Đức Dụ (787 – 850), một vị tể tướng nổi tiếng vào những năm cuối triều đại nhà Đường, sinh ra trong một gia đình quan chức, cha ông là quan tể tướng dưới thời Hoàng đế Đường Hiến Tông.
Lý Đức Dụ vốn thông minh lanh lợi từ khi còn nhỏ, và rất được lòng Hoàng đế Đường Hiến Tông, cũng bởi vậy mà Hoàng đế thường cho ông ngồi trên đầu gối của mình. Nhờ dòng dõi gia tộc, ông sớm được đưa vào triều đình làm quan, phục vụ dưới thời bốn vị Hoàng đế.
Năm 840, Vũ Tông lên ngôi, phong cho Lý Đức Dụ làm quan tể tướng. Chỉ trong vòng 5 năm, từ những chính sách thay đổi của Lý Đức Dụ đã mang đến sự phồn vinh tươi mới cho triều đình, vì vậy Vũ Tông Hoàng đế đã sắc phong cho ông làm Vệ Quốc công, nổi tiếng một thời.
Không may, năm 846 Đường Vũ Tông qua đời.
Lý Đức Dụ trong lòng cảm thấy lo lắng về tương lai của mình, ông đến hỏi một vị thiền sư. Thiền sư đáp, Đức Dụ sẽ bị giáng chức và đày ải 10.000 dặm về phía Nam. Tuy nhiên, ông vẫn có cơ hội quay về kinh thành.
Thiền sư trấn an: “Đừng lo lắng, ông đã quyết định sẽ có 10.000 con cừu. Ông đã đi quá xa để có được 9.500 con cừu và vẫn còn 500 còn nữa, nhất định ông sẽ quay lại”.
Lý Đức Dụ thở dài kinh ngạc nói: “Thầy là một vị hiền triết thực thụ. Thời tôi trẻ, từng mơ mình đi thăm núi Jin và thấy đàn cừu ở khắp mọi nơi. Rất nhiều người chăn đồng chào đón tôi và nói với tôi rằng, đàn cừu là của tôi. Tôi luôn nhớ đến giấc mơ này, nhưng chưa bao giờ kể với bất kỳ ai”.
Trong khoảng 2 tuần, Đại tướng quân của Zhen Wu ( Nội Mông cổ ngày nay) là Mi Ji hạ lệnh cho sứ giả đến tặng Lý Đức Dụ 500 con cừu.
Lý Đức Dụ khi này rất sốc, vội vã đi hỏi vị thiền sư: “Nếu tôi từ chối nhận đàn cừu, tôi có thể thoát khỏi số kiếp của mình?”
Vị thiền sư đáp: “Vì chuyện đã xảy đến, đàn cừu là của ông. Dù cho ông muốn hay không, nó cũng đã nằm trong duyên phận đã định sẵn cho ông. Bởi vậy, có lẽ ông khó lòng quay trở lại sau khi bị đưa về phương Nam”.
Lý Đức Dụ rất buồn khi nghe tin này.
Ông sớm bị giáng chức và đày về Nhai Châu, nay là đảo Hải Nam, Trung Quốc. Ông qua đời một năm sau khi nhậm chức tại đây.
Về sau, người đời thường nói “dùng 10.000 con cừu”, ý chỉ số tiền được dùng trong cuộc đời hoặc được sắp xếp từ tiền duyên. Nghĩa là, khi một ai đó nhận đủ số tài sản trong đời được định sẵn, cuộc sống của người đó cũng sẽ kết thúc.
Theo Epoch Times