“Đạo đức giả” – Cây gậy đánh người khiến đạo đức xã hội trượt trên dốc lớn (P1)

29/01/22, 22:05 Đọc & Suy ngẫm

“Đạo đức giả”, “giả tạo” hoặc “ngụy quân tử”,… là những cụm từ mà người ta rất thường sử dụng để công kích nhau trên mạng xã hội. Trên thực tế, những cụm từ này nếu bị lạm dụng thì cũng như cụm từ “mê tín”, sẽ trở thành một cây gậy đánh người có thể gây sát thương rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội.

đạo đức giả
“Đạo đức giả” là một cụm từ có sức sát thương rất lớn. (Ảnh qua Trithucvn.org)

“Đạo đức giả” vốn là cụm từ dùng để chỉ những người sống hai mặt, bề ngoài thì ra vẻ tốt bụng với mọi người, nhưng trong lòng lại có những mưu đồ bất chính làm hại người khác hoặc tư lợi cá nhân. Có lẽ xã hội luôn có những người như vậy, nhưng chắc chắn không phải đa số quần chúng đều như vậy, vẫn có rất nhiều người thật sự tốt và đặc biệt tốt, vẫn có những người vị tha và vô tư, có thể vì cộng đồng mà tận lực cống hiến. Cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ, có cả người tốt và người xấu, cũng có thể có người tốt có khuyết điểm và người xấu có ưu điểm.

Cây gậy đánh người mang tên “Đạo đức giả”

Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là trên mạng xã hội, người ta rất dễ dùng cụm từ “đạo đức giả” hay những cụm từ có ý nghĩa tương đương để tùy tiện đả kích lẫn nhau, công kích cả những người mà mình không quen biết. 

Ví dụ như trên mạng xã hội đưa tin về một người con đối đãi không tốt với cha mẹ, một cá nhân liền bày tỏ sự bức xúc chính đáng của mình: “Con cái sao có thể bất hiếu với cha mẹ như vậy được? Tôi đang sống trong xã hội gì thế này?”, thì liền có không ít phản hồi “bật lại” người đó: “Bạn có tốt với cha mẹ mình chưa mà đi lên án người khác?”, “Đừng giả vờ lên giọng đạo đức nữa!”, “Ghét nhất cái thể loại lên mạng xã hội rao giảng đạo đức, thứ giả tạo!”,… Chỉ cần vào các bài viết mang tính tranh luận về tốt xấu của con người thì không khó để bắt gặp những bình luận kiểu như vậy.

Ngay trong cuộc sống thường ngày sự tình này cũng không thiếu, có những người rất dễ mắng chửi người khác, hễ mở miệng là chửi thề hoặc nói những lời khó nghe, nhiều người gặp chuyện vui hay chuyện không vui gì cũng trước tiên phải chửi đổng một câu rồi mới nói sau, họ đã thành quen miệng rồi. Ai mà nói họ rằng họ nói chuyện khó nghe, thì họ lập tức nổi giận: “Tôi là người thẳng tính, sống thật lòng, không dùng lời ngon ngọt để lấy lòng người khác, tôi không giả tạo!”, “Tuy miệng tôi có dao găm nhưng tâm tôi toàn đậu hũ, không như kẻ đạo đức giả nói lời tốt rồi đi đâm sau lưng người ta!”,…

Những lời này thoạt nghe thì rất hợp lý, vì “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, người “khẩu xà mà tâm Phật” thì vẫn khá hơn kẻ “khẩu Phật mà tâm xà”… nhưng cũng dễ đưa đến một cực đoan khác: Họ nói cứ như thể ai biểu hiện tốt hoặc nói năng dễ nghe thì đều là kẻ đạo đức giả vậy! Cách “chụp mũ” và “bịt miệng” người khác này liệu có đúng không? Kẻ giả tạo đương nhiên là đáng lên án, nhưng đâu phải ai tốt bụng hoặc hiền lành cũng nhất định là giả tạo! Những người chân thành và lương thiện thì cả ý nghĩ trong tâm lẫn lời nói ngoài miệng đều rất tốt đẹp, họ không quát mắng người khác, cũng nhất định không ngầm đâm lén sau lưng người ta.

người tốt
Những người chân thành và lương thiện thì cả ý nghĩ trong tâm lẫn lời nói ngoài miệng đều rất tốt đẹp. (Ảnh qua Songdep)

Trước đây tôi có viết một bài về cô Tấm trong truyện Tấm Cám, tôi muốn nói rằng cô Tấm là một người tốt nhưng đến cuối cùng lại trả thù Cám và mẹ kế quá tàn nhẫn, đến mức khiến cô đánh mất bản tính thiện lương của mình, thật không đáng chút nào! Nhưng sau đó tôi lại xem được có người nói: “Hóa ra Tấm là ngụy quân tử, hồi ở nhà nhẫn nhục chịu đựng em gái và mẹ kế, đến khi có quyền hành trong tay thì bản chất gian ác liền bộc lộ ra!”

Ý của tôi hoàn toàn không phải vậy! Nhưng người ta dường như đã bị cái gọi là “đạo đức giả” ám ảnh rồi, ai tốt thì nhất định phải tốt suốt đời, chỉ cần làm chuyện xấu một lần liền bị nói là: “Trước giờ nó toàn đạo đức giả để đợi ngày hôm nay, thật đáng khinh!” Nào có phải vậy đâu!

Người tốt bụng bị nói là “đạo đức giả”, người hay khuyên người khác làm việc tốt hoặc bày tỏ bất bình trước cái ác cũng bị nói là “đạo đức giả”, người khiêm tốn hoặc biết nhường nhịn người khác cũng bị nói “đạo đức giả”,… thử hỏi trong một xã hội mà ai biểu hiện tốt, nói lời tốt và làm điều tốt đều bị mắng “đạo đức giả”, thì còn ai dám làm người tốt nữa không? Đạo đức xã hội có thể không trượt dốc không?

Ngày xưa người ta làm được việc tốt thì rất vui mừng, có thể quang minh chính đại mà ngẩng cao đầu nhìn mọi người. Còn ngày nay thậm chí có người giúp đỡ người khác cũng phải lén lút, sợ người xung quanh biết sẽ chế giễu hoặc bất bình! Ví như trong công ty ông chủ muốn thưởng thêm cho một nhân viên có năng lực tốt, thì cũng phải thưởng lén và dặn nhỏ: “Đừng để ai biết, không thì cả tôi và anh đều gặp rắc rối.”

Một xã hội coi việc xấu (mắng người, chửi thề) là “thật lòng” và coi việc tốt (khiêm tốn, chân thành, hiền lành) là “giả tạo”, thì chẳng phải chính là một xã hội tuyên dương ác mà phủ định Thiện sao? Rồi tương lai của cộng đồng ấy sẽ đi về đâu? Thật đáng sợ!

Thật ra những việc này có lẽ đa phần đều xuất phát từ tâm tật đố, từ lòng đố kỵ ganh ghét lẫn nhau: Thấy ai đó có biểu hiện tốt hoặc làm việc tốt, lo sợ mọi người khen người đó tốt thì sẽ đánh giá mình xấu, nên bèn ra sức phủ nhận việc tốt của người đó, từ trong tâm liền xuất ra tư tưởng cho rằng người đó giả tạo. Đây là một loại hành vi do đố kỵ gây ra, không có cách chứng minh mình tốt nên đành cố gắng triệt hạ cái tốt của người khác, để họ không thể “tốt hơn” mình.

cằn cỗi
Một xã hội mà tuyên dương cái ác và chối bỏ cái Thiện thì sẽ đi về đâu? (Ảnh qua NTDVN)

Lại nói về người hễ mở miệng là nói lời cay nghiệt, nhưng vẫn cho rằng mình “sống thật”, có đúng là vậy không? Họ có thể tùy tiện nói lời tổn thương người khác trên mạng xã hội, nhưng nếu họ đi trên đường gặp một vị “đại ca giang hồ” tướng mạo bặm trợn thì họ có dám lăng mạ không? Nếu đứng trước mặt sếp lớn ở công ty của họ thì họ có dám chửi thề không? 

Có lẽ sẽ không! Vì họ biết những việc đó có thể khiến họ gặp nguy hiểm hoặc bị mất việc, nên họ không dám. Họ thường sẽ “ăn to nói lớn” với những người ngang hàng hoặc những người yếu thế hơn họ, bao gồm cả người trên mạng xã hội, vì những người này không đủ sức uy hiếp họ. 

Có người rất hay đánh người, hỏi ra thì họ nói họ là người thẳng tính, gặp chuyện đáng giận thì phải dạy dỗ cho đối phương một bài học mới xong! Vậy tại sao hiện nay có nhiều kẻ quyền cao chức lớn đang tham nhũng, có những gian thương đang lũng đoạn kinh tế quốc gia để thu lợi cho bản thân, đều là những hành vi cực kỳ đáng giận, họ cũng biết mà sao họ không đi “dạy dỗ” những kẻ ấy? Phải chăng vì những kẻ ấy có quyền thế và lớn mạnh hơn họ? Họ chỉ “dạy dỗ” được người yếu thế hơn mình mà thôi!

Chẳng phải việc “thượng đội hạ đạp” này cũng là hành vi tiểu nhân, cũng là biểu hiện của giả tạo hay sao? Nhưng người ta không thừa nhận nó là “đạo đức giả”, mà lại gọi đó là “lối sống khôn khéo” hoặc “nghệ thuật sống” gì đó. Thật ra nghĩ lại thì đó mới chính là “sống không thật lòng”.

Rất nhiều giá trị Thiện ác trong xã hội đều đã và đang đảo ngược, người ta cũng “xuôi dòng” theo đó mà không tự nhận ra, ngay cả khi cái ác đang bao trùm khắp nơi mà cũng ít người ý thức được. 

Việc lẫn lộn giữa “đạo đức giả” và “người tốt thật sự” chính là một vấn đề như vậy, rất nhiều người đều trong mơ hồ mà dùng cây gậy “đạo đức giả” để đánh người loạn xạ, đánh cả người xấu lẫn người tốt, vô tình khiến cho người ta đều sợ làm người tốt, không còn ai dám biểu hiện tốt nữa. Kết cục chỉ đem đến nhiều tai họa và bất công cho chính xã hội và dân tộc của chúng ta.

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

x