Ý nghĩa Thiện Ác nào ẩn sau kết thúc truyện Tấm Cám và Thạch Sanh?

30/12/21, 16:48 Góc Nhìn

Cô Tấm và Thạch Sanh là hai nhân vật rất nổi tiếng trong kho tàng cổ tích Việt Nam, câu chuyện về họ cũng có nhiều nét tương đồng và để lại cho hậu thế một số lời giáo huấn ý nghĩa. Tuy nhiên, kết cục của hai câu chuyện này tuy giống nhau trên bề mặt nhưng nội hàm Thiện ác lại khác biệt một trời một vực…

tấm cám
Trong cổ tích có sự xuất hiện của Thần Tiên, cái Thiện và cái Ác đồng thời tồn tại. (Ảnh qua baophapluat.vn)

“Tại sao rất nhiều người yêu thích truyện cổ tích?” – Khi câu hỏi này khảo sát qua 100 người thì hai ý kiến được nhiều người đồng tình nhất là “Vì cổ tích có sự xuất hiện của Thần Tiên”“Vì trong cổ tích Thiện và Ác đồng thời tồn tại”. Cũng tức là điều người ta say mê là những câu chuyện về Thần Tiên và phép lạ, điều người ta tin tưởng là quy luật thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.

Tấm Cám và Thạch Sanh là hai câu chuyện cổ tích điển hình cho quy luật này: Cả hai truyện đều có sự xuất hiện của phép màu, các vị Tiên Phật (người Việt xưa gọi Phật là Bụt) giúp đỡ người lương thiện, sự xung đột giữa thiện và ác rất mạnh mẽ, cuối cùng kẻ làm điều xấu không thoát khỏi quả báo. 

Cuộc đời của cô Tấm và Thạch Sanh có nhiều nét tương đồng: cùng mất cha mẹ, cùng có bản tính lương thiện chân thành, từ nhỏ đã chịu nhiều cực khổ, Tấm bị Cám và dì ghẻ hiếp đáp, còn Thạch Sanh thì bị người anh em kết nghĩa Lý Thông và mẹ của y hãm hại, nhưng khi hai nhân vật này thật sự gặp nguy hiểm thì sẽ có Tiên Phật giúp đỡ. Ở kết truyện họ đều tìm được hạnh phúc viên mãn cho mình sau muôn ngàn cay đắng, còn kẻ làm hại họ phải nhận lấy ác báo tương xứng.

Trên bề mặt thì là vậy, nhưng nội hàm Thiện ác của kết truyện lại khác biệt nhau một trời một vực: Nếu Thạch Sanh từ đầu đến cuối vẫn giữ được bản tính thuần chân và lương thiện của mình, thì cô Tấm hiền dịu ngày nào sau nhiều biến cố của cuộc đời đã thật sự bị “ma tính hóa” và có hành vi trả thù vô cùng tàn độc.

Sự khác nhau của hai kết truyện

Sau nhiều lần bị mẹ kế và Cám hãm hại, Tấm được tái sinh và trở về bên nhà vua. Lúc này, Tấm nấu vạc dầu sôi và lừa Cám nhảy vào với lời dụ dỗ rằng điều đó sẽ giúp Cám xinh đẹp hơn, kết quả Cám bị nấu chết. Không dừng lại ở đó, Tấm tiếp tục “làm mắm” Cám và gửi về cho mẹ kế, khiến bà ta kinh hãi và uất ức mà chết. Sau này, có lẽ vì cảm thấy chi tiết “làm mắm” của Tấm quá đáng sợ nên người ta đã lược bỏ đi, chỉ kể đến đoạn Cám chết trong chảo dầu và người mẹ kế vì xót con nên cũng chết theo. Dẫu vậy, hành vi trả thù của Tấm vẫn bị đánh giá là tàn nhẫn.

tấm từ quả thị
Sau khi được tái sinh, việc Tấm trả thù mẹ con Cám được đánh giá là quá tàn nhẫn. (Ảnh qua download.vn)

Trái ngược hẳn với Tấm, Thạch Sanh không trả thù và cũng không hề đem lòng oán hận mẹ con người anh em kết nghĩa Lý Thông, dù chàng đã nhiều lần bị họ đẩy vào chỗ chết. Khi nhà vua giao toàn quyền xử tội hai mẹ con nhà này cho Thạch Sanh, chàng đã nói: “Dù sao thì đó vẫn là mẹ nuôi và anh kết nghĩa của tôi”, sau đó chàng tha cho họ về quê. Nhưng họ không may mắn đến vậy, dọc đường họ bị sét đánh chết và hóa kiếp thành bọ hung.

Kẻ ác cuối cùng phải nhận ác báo, kết thúc này là đúng với quy luật nhân quả, không có gì để phản bác. Tuy nhiên Thạch Sanh không đánh mất bản tính của mình, người vong ân nhưng chàng không bội nghĩa, lấy đức báo oán, tha thứ cho lỗi lầm của mẹ con Lý Thông. Tất nhiên Lý Thông là kẻ đại gian ác nên cuối cùng không thoát khỏi Thiên lý bị Trời trừng phạt, bị đọa làm sinh vật hèn mọn, đây đều là y tự mình chuốc lấy chứ không phải Thạch Sanh trả thù, chàng từ đầu đến cuối vẫn là người quân tử chân chính dùng Thiện đối đãi với người khác. 

Còn Tấm thì khác hẳn, ban đầu vốn là một cô gái đức hạnh dịu dàng chịu thương chịu khó, cũng luôn bao dung với em gái và mẹ kế. Tuy nhiên sau khi liên tiếp bị hại, cô liền sinh ra tâm oán hận và trả thù bằng cách thức cực kỳ tàn nhẫn. Việc mẹ con Cám liên tục hành ác với Tấm là điều rất đáng giận, nhưng mà tác giả dân gian quả thật đã sai khi để Tấm trả thù như vậy, điều này khiến cô đã không còn là chính mình nữa rồi, hình tượng nàng Tấm đức hạnh dịu dàng ban đầu cũng hoàn toàn sụp đổ.

Tôi nhớ ngày còn học Ngữ Văn lớp 10, khi đọc truyện Tấm Cám, giáo viên đã nói rằng: “Mẹ con Cám nhất định phải bị trừng phạt, vì hai người này làm chuyện ác tới cùng mà không biết hối cải.” Điều này thì đúng, nhưng ai trừng phạt? Cô Tấm chăng? Để một người lương thiện thay đổi bản thân làm kẻ ác hơn để rồi đi trừng phạt kẻ ác? Lấy ác trị ác, như vậy thì có thể diệt trừ được một vài kẻ hành ác, nhưng sự độc ác thì cứ mãi lưu truyền và càng ngày càng lớn mạnh!

Đừng nói Tấm là một cô gái rất mực ngoan hiền, ngay cả một người bình thường có đủ sân si oán hận cũng không thể tự nhiên nghĩ ra cách thức trả thù nhẫn tâm tới như vậy được. Bất quá cũng chỉ là kể ra sự thật với nhà vua, để vua theo luật pháp mà trị tội họ. Nếu chưa đủ thì vẫn còn đó Thiên lý, có thể cho mẹ con Cám có kết cục bị sét đánh chết và hóa kiếp thành động vật như mẹ con Lý Thông. Vậy mà ở đây lại để cho Tấm chuyển hướng tà ác mà trừng phạt Cám.

Chúng ta biết rằng việc đun vạc dầu sôi và ném kẻ ác vào nấu là hành vi của quỷ trong địa ngục, Tấm cũng làm vậy thì thử hỏi cái gọi là “người lương thiện” kia có khác gì quỷ trong địa ngục đâu? Còn chuyện lấy thịt con làm mắm cho mẹ ăn lại càng hiểm ác hơn nữa, thậm chí còn độc địa hơn cả ma quỷ, đó có còn là hành vi thông thường của con người không? Ngay cả mẹ con Cám cũng không làm ra chuyện như vậy được, vậy mà Tấm có thể làm, chính là đã ác hơn cả kẻ ác rồi!

Cả hai truyện cổ Thạch Sanh và Tấm Cám đều để lại cho chúng ta bài học về quy luật thiện ác hữu báo mà xưa nay nhân loại tin tưởng. Nhưng mà, nếu Thạch Sanh là câu chuyện về một người quân tử chân chính lấy đức báo oán, thì Tấm Cám lại có quá nhiều yếu tố phản diện, oán hận, thậm chí là tà ác ẩn giấu bên trong, nói trắng ra không phải là một “bài học tốt” dành cho trẻ nhỏ. 

Thạch Sanh là một người tu Đạo, còn cô Tấm thì không

thạch sanh
Thạch Sanh chính là hiện thân của một người tu Đạo chân chính, còn Tấm sau gian khổ đã phần nào bị ma tính hóa, không còn giữa được bản tính ban đầu. (Ảnh qua Trithuc.vn)

Ở một góc độ cao hơn mà xét, trong quá khứ có cách nói về người “không tu Đạo mà đã ở trong Đạo”. Kiểu người này không xuất gia, cũng không biết tu hành là gì, nhưng bản tính rất lương thiện và nhẫn nại bao dung, họ cả đời chịu khổ mà không oán trách người khác, chỉ làm Thiện mà không làm ác. Thực tế dù họ không hề tu nhưng vẫn có Thần Phật đang quản họ, đang bảo hộ họ, dù họ không tu nhưng tiêu chuẩn tâm tính của họ đã đạt đến cảnh giới cần có của một người tu hành, và họ thậm chí có cơ hội đắc Đạo.

Cả Thạch Sanh và cô Tấm ban đầu đều đạt được tiêu chuẩn này: từ nhỏ đã chịu khổ, bản tính chân chất hiền lành và bao dung. Họ đều được Thần Phật bảo hộ: Thạch Sanh có Thiên Tướng hạ phàm truyền dạy cho các phép thần thông để chiến đấu với chằn tinh và đại bàng, lại được Long Vương tặng cho cây đàn thần để giải khuây trong ngục. Còn Tấm mỗi khi gặp chuyện không tự vượt qua được đều có Bụt (Phật Đà) hiện thân giúp đỡ, khi gặp nạn thì đều có phép màu giúp cô tái sinh. Cho thấy lúc ban đầu cả hai người đều “không tu Đạo mà đã ở trong Đạo”.

Chúng ta biết rằng cả tôn giáo phương Đông và phương Tây đều dạy về lòng khoan dung và sự tha thứ. Người phương Tây cho rằng “không thể yêu kẻ thù thì không vào được nước Chúa”, người phương Đông có cách nói “muốn đắc Đạo thì phải buông bỏ thù hận”,… Cách diễn đạt tuy khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa là muốn dạy người ta buông bỏ oán hận, phải bao dung cả với kẻ thù của mình, đó mới là tiêu chuẩn của một người tu hành.

Từ lý này mà xét, cuối cùng chỉ có Thạch Sanh mới là một người tu Đạo chân chính. Còn cô Tấm sau khi chịu nhiều “bất công” đã bắt đầu “đấu tranh” bằng thủ đoạn còn ghê gớm hơn cả kẻ ác. Có thể nói bao nhiêu công đức mà Tấm dày công tích lũy được nhờ tấm lòng lương thiện bao dung trước đây đều đã bị việc hành ác với mẹ con Cám ở phút cuối hủy hoại sạch sẽ rồi. Người tu hành liên tiếp chịu khổ, nhưng đến bước cuối cùng đột nhiên sinh tâm oán hận và trả thù thì không cách gì đắc Đạo.

Tuy xuất phát điểm cả hai người đều được Thần Phật bảo hộ và săn sóc, nhưng rốt cuộc chỉ có Thạch Sanh mới đạt được “không tu Đạo mà đã ở trong Đạo” một cách chân chính. 

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x