Dải Ngân hà đang di chuyển trong vũ trụ với tốc độ 2.1 triệu km/h

08/12/16, 08:55 Khoa học

Không có gì là cố định. Khi bạn đang đọc bài viết này, Trái Đất đang xoay quanh trục và quay quanh Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển trong không gian với tốc độ đáng kinh ngạc 792.000 km/h quanh trung tâm dải Ngân hà, và dải Ngân hà cũng di chuyển với vận tốc lên đến 2,1 triệu km/h.

tumblr_mj0vvcqnzx1qdlh1io1_400
Dải Ngân hà cũng di chuyển với vận tốc lên đến 2,1 triệu km/h. (Ảnh: Internet)

Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang ở trong một vị trí cố định và không di chuyển. Tuy nhiên, tất cả mọi thứ đều trong vũ trụ đều đang di chuyển, từ hành tinh của chúng ta tự quay quanh trục với vận tốc gần 1.700 km/h cho đến hệ Mặt Trời và thậm chí là cả Thiên hà.

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời và vệ tinh tự nhiên tương ứng cũng di chuyển trong không gian. Trong thực tế, để giữ cho chúng ta ở trong một quỹ đạo ổn định, Trái đất cần di chuyển khoảng 30 km/s. Còn các hành tinh trong hệ Ngân hà chúng ta, sao Thủy và sao Kim di chuyển nhanh hơn trong khi sao Hỏa và các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời di chuyển với tốc độ chậm hơn.

Nhưng hãy nghĩ lớn hơn. Mặc dù Mặt Trời là trung tâm của hệ Mặt Trời, nhưng nó cũng di chuyển với một tốc độ đáng kinh ngạc trong không gian. Thậm chí nếu nghĩ lớn hơn, chúng ta sẽ nhận ra rằng ngay cả dải Ngân hà của chúng ta cũng đang chuyển động, và tất cả những thứ còn lại tạo nên vũ trụ như các ngôi sao, hành tinh, đám mây, lỗ đen và ngay cả vật chất tối cũng di chuyển trong vũ trụ.

Cũng như Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trời cũng di chuyển quanh dải Ngân Hà. Phải mất đến 225 – 250 triệu năm để hoàn tất một vòng quanh Dải Ngân Hà, chu kỳ này được gọi là một “năm vũ trụ”.

Người ta ước tính rằng kể từ khi Mặt Trời và Trái Đất hình thành, 20 năm vũ trụ đã trôi qua, có nghĩa là chúng ta đã hoàn thành 20 vòng xoay quanh trung tâm dải Ngân hà. Tuy nhiên, nếu so sánh với các ghi chép trong lịch sử loài người về sự di chuyển trong vũ trụ, bạn sẽ nhận ra chúng ta hầu như không di chuyển theo một đường duy nhất.

Nhưng về tốc độ thì sao? Để hoàn thành một vòng quanh trung tâm dải ngân hà, Mặt trời phải di chuyển ở một tốc độ đáng kinh ngạc 792.000 km/h. Trái đất và tất cả các vật thể khác trong hệ Mặt Trời đều di chuyển theo Mặt Trời với tốc độ chóng mặt này. Trong khi đó, ánh sáng di chuyển với một tốc độ 1,09 tỷ km/h.

Không chỉ các hành tinh, vệ tinh, Mặt Trời mà cả thiên hà cũng di chuyển trong không gian. Tuy nhiên vấn đề ở đây là thiên hà của chúng ta đang bị hút về phía một vật thể trong vũ trụ.

Nhưng chúng ta lấy gì làm mốc để so sánh tốc độ di chuyển của dải Ngân hà trong vũ trụ? Khi nói về tốc độ của các hành tinh, các nhà khoa học có thể lấy trung tâm dải Ngân hà làm mốc. Tuy nhiên, dải Ngân hà cũng không đứng im một chỗ. Vậy chúng ta phải so sánh chuyển động của nó với vật gì?

Trong một thời gian dài, các nhà thiên văn học đã không thể trả lời câu hỏi này. Chúng ta có thể so sánh tốc độ của thiên hà chúng với thiên hà khác, nhưng tất cả các thiên hà cũng di chuyển trong vũ trụ như dải Ngân hà.

Để trả lời câu hỏi bí ẩn này, các nhà khoa học hướng tới vụ nổ Big Bang và Bức xạ nền vũ trụ (CBR).

Theo ghi nhận của NASA, Lý thuyết Big Bang dự đoán rằng vũ trụ trước kia là một nơi rất nóng và khi nó mở rộng ra, khí bên trong nguội đi. Như vậy vũ trụ cần được lấp đầy với các bức xạ đó là nhiệt còn lại còn lại từ thời Big Bang, được gọi là “vũ trụ nền vi sóng vũ trụ”, hoặc CMB. Các bức xạ CMB được phát ra từ 13,7 tỷ năm trước đây.

Về mặt kỹ thuật, CBR cung cấp cho các chuyên gia một khung tham chiếu cho vũ trụ mà chúng ta có thể tính toán chuyển động của dải Ngân hà.

Để tính được tốc độ dải Ngân hà di chuyển trong vũ trụ, các chuyên gia cần phải trừ đi chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và Mặt trời quanh trung tâm dải Ngân hà.

Điều này có nghĩa là thiên hà chúng ta đang tăng tốc trong không gian với một tốc độ đáng kinh ngạc 2,1 triệu km/h, theo hướng của chòm sao Sư Tử và Xử Nữ về phía Điểm Hút Lớn (The Great Attractor).

Điểm Hút Lớn (The Great Attractor). (Ảnh: Internet)

Theo Ancient Code

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x