Đài Loan có nguy cơ bị cuốn vào cuộc chiến quyền lực Mỹ – Trung

15/08/20, 10:02 Thế giới

Chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar đến Đài Loan, trong một chuyến thăm lịch sử nhằm chuyển tải sự ủng hộ của Tổng thống Donald Trump đối với hòn đảo dân chủ, Trung Quốc đã đưa ra thông điệp của riêng mình.

Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar nghe Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trong chuyến thăm Đài Bắc vào ngày 10/8/2020. (Ảnh qua CNN)

Vào sáng 10/8, khi Azar đến viếng thăm thủ đô Đài Bắc của Đài Loan, nhiều máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã nhanh chóng băng qua biên giới  biển Đài Loan, ngăn cách hòn đảo này với đại lục. Cuối tuần đó, quân đội Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn ở vùng biển gần Đài Loan, tuyên truyền rầm rộ trên các phương tiện truyền thông nhà nước Bắc Kinh, như một lời cảnh báo đối với những ai đang  tìm kiếm độc lập cho hòn đảo.

Mỹ đã duy trì quan hệ chặt chẽ với Đài Loan kể từ khi nước này tách khỏi Trung Quốc đại lục vào năm 1949 sau khi cuộc nội chiến đẫm máu kết thúc. Dù  thời gian gần đây, Washington đã tránh phô trương tình hữu nghị Mỹ – Đài để không gây phản cảm với Bắc Kinh – chính phủ  luôn coi hòn đảo dân chủ tự quản với khoảng 24 triệu người là một phần lãnh thổ không thể tách rời của đại lục.

Lãnh đạo Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình, tỏ rõ tham vọng “thống nhất” hòn đảo này với đại lục và không loại trừ việc sử dụng vũ lực quân sự, mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền chưa bao giờ kiểm soát trực tiếp Đài Loan.

Chuyến công du của Azar – là cuộc viếng thăm của một quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới hòn đảo này kể từ năm 1979 – và là chuyến đi mới nhất trong hàng loạt các động thái cấp cao của chính quyền Trump, nhằm đưa Mỹ đến gần Đài Loan hơn.

“Thông điệp gửi tới Bắc Kinh là chúng tôi có một đối tác ở Mỹ và Mỹ có tình hữu nghị ở Đài Loan,” Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Nhiếp (Joseph Wu) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 12/8.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu trước các binh sĩ trong chuyến thăm một căn cứ quân sự ở Đài Nam, miền nam Đài Loan, vào ngày 9/4/2020. (Ảnh qua CNN)

Ông Ngô nói rằng mặc dù  ông “rất lo ngại” về các hành động gây hấn của Trung Quốc trong những tháng gần đây, đối với cả Đài Loan và các nước láng giềng trong khu vực, ông tin rằng Đài Bắc có thể giữ cho mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington tách biệt.

“Mỹ đang công khai nói rằng … quan hệ của họ với Đài Loan là độc lập với quan hệ của họ với bất kỳ ai khác. Chúng tôi luôn có mối đe dọa từ Trung Quốc và bất kể mối quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ tốt hay xấu, nó luôn hiện hữu,” Ngô nói.

Nhưng với việc Washington xích lại gần Đài Loan và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới có khả năng gây bất ổn hơn nữa cho mối quan hệ Mỹ-Trung vốn đã nóng lên, Đài Bắc có thể thấy mình đang ở một vị trí bấp bênh với Bắc Kinh.

Maggie Lewis, một chuyên gia về luật Trung Quốc đương đại tại Đại học Seton Hall, cho rằng tại thời điểm này, Đài Loan cần sự ổn định từ mối quan hệ với Mỹ, và những hành động thực chất hơn là những lời ủng hộ suông.

Lewis nói: “Điều mà Đài Loan cần ở Mỹ là một cuộc hôn nhân bền vững, ổn định chứ không phải một mối tình lãng mạn nồng nàn.”

Trực thăng tấn công AH-64E Apache do Mỹ sản xuất tham gia cuộc tập trận thường niên của quân đội Han Kuang ở Đài Trung vào ngày 16/7/2020. (Ảnh qua CNN)

Làm ấm quan hệ

Khi quyền lực và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn, chính phủ Trung Quốc đã khăng khăng rằng thế giới phải công nhận chính sách “Một Trung Quốc” của họ, trong đó tuyên bố rằng chỉ có một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của nó.

Ngày nay, chỉ có 15 quốc gia duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, hầu hết là các quốc đảo nhỏ, và số lượng đang giảm dần theo năm.

Mặc dù Washington công khai thừa nhận chính sách Một Trung Quốc, nhưng họ không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hòn đảo và thường xuyên cung cấp hỗ trợ, bao gồm cả việc bán số lượng lớn khí tài quân sự cho Đài Bắc.

Cũng có một gợi ý mạnh mẽ trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan của chính phủ Mỹ, được thông qua vào năm 1979, rằng Mỹ có thể đứng ra bảo vệ Đài Bắc nếu nó bị Bắc Kinh đe dọa về mặt quân sự.

Không có gì đáng ngạc nhiên, chính phủ Trung Quốc đã lên án mạnh mẽ chuyến thăm của Azar, nhắc lại rằng Bắc Kinh phản đối bất kỳ “tương tác chính thức” nào giữa hai chính phủ.

“Lập trường này là nhất quán và rõ ràng … Tôi muốn nhấn mạnh rằng nguyên tắc Một Trung Quốc đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm phớt lờ, phủ nhận hoặc thách thức nguyên tắc đó đều thất bại,” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) tuyên bố.

Các chuyên gia cho biết phản ứng của Trung Quốc đối với chuyến thăm của Azar cho đến nay vẫn tương đối hạn chế.

“Nhưng điều đó không nên được coi như … sự chấp nhận của Bắc Kinh trong việc cải thiện quan hệ Mỹ-Đài,” Chu Chí Quần (Zhiqun Zhu) – giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Bucknell, nói

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp. (Ảnh qua Taiwan International)

“Tôi nghĩ nó không làm được gì bây giờ nhưng không có nghĩa là nó sẽ không làm được gì trong tương lai.”

‘Vị thế khó khăn’ của Đài Loan

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc trở nên xấu đi kể từ cuộc bầu cử của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào năm 2016, người được chính phủ Trung Quốc coi là có lập trường  ủng hộ độc lập chính thức của hòn đảo.

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp cho biết chính phủ Đài Bắc rất lo ngại về mối quan hệ ngày càng xấu đi với Bắc Kinh. Đặc biệt, ông lo lắng rằng ĐCSTQ có thể tìm cách sử dụng tình hình căng thẳng Đài – Trung như một thủ đoạn phân tâm khỏi những rắc rối kinh tế và xã hội đang gia tăng trong nước.

‘Theo quan điểm của Đài Loan, quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ càng tốt thì Đài Loan càng được bảo vệ tốt hơn,” ông nói.

Các cuộc thăm dò của tổ chức Pew Research cho thấy người dân Đài Loan nhiệt tình xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, với 79% ủng hộ mối quan hệ chính trị chặt chẽ hơn với Washington trong một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 5/2020.

Giáo sư Chu Chí Quần của Đại học Bucknell. (Ảnh qua Bucknell University)

Trong khi đó, chỉ 36% đồng ý xây dựng quan hệ với chính quyền Bắc Kinh.

Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy Tổng thống Thái và chính phủ của bà đang thận trọng với việc tiến quá nhanh về phía Mỹ, hoặc bị cuốn vào những căng thẳng ngày càng tăng giữa hai cường quốc.

Trong một tuyên bố đưa ra tại cuộc họp của lãnh đạo cao nhất vào ngày 5/8, chưa đầy một tuần trước chuyến thăm của Azar, bà Thái cho biết trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung đang xấu đi, Đài Loan “không được nhượng bộ trước áp lực.”

“Nhưng (chúng ta) cũng không nên hấp tấp tiến tới sự ủng hộ,” bà nói, ám chỉ rằng chính phủ của bà sẽ thận trọng trong quan hệ với Bắc Kinh, bất chấp những hành động bắt tay công khai của Washington.

Bộ trưởng Ngoại giao Ngô Chiêu Tiếp thừa nhận rằng Đài Loan muốn tránh gây ác cảm với Trung Quốc. Ông nói: “Chúng tôi có chiến lược riêng của mình trong việc ứng phó với Trung Quốc và chiến lược là chúng tôi không muốn rơi vào tình huống mà Đài Loan sẽ bị coi là mục tiêu. Chúng tôi không muốn có một hành động khiêu khích nào chống lại Trung Quốc.”

Mặc dù trong nội bộ chính phủ Đài Loan có thể không thoải mái về việc chống đối Bắc Kinh bằng cách xích lại gần Mỹ, các chuyên gia cho rằng họ có rất ít lựa chọn thực sự.

Video: 10 Hiểu Lầm về Đài Loan

Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc SOAS của London, cho biết hòn đảo này chỉ còn lại một số bạn bè quốc tế và khi đối mặt với một chính phủ hiếu chiến như Bắc Kinh, Đài Bắc có rất ít lựa chọn, ngoài việc nắm lấy Mỹ.

“Đài Loan đang ở vào thế vô cùng khó. Mỹ là chính phủ duy nhất công khai ủng hộ họ. Vì vậy, họ không thể không làm việc với bất kỳ cơ quan quản lý nào ở Washington,” ông nói

Sau tháng 11

Quyết định xích lại gần Đài Loan của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Trump áp dụng một loạt biện pháp khiến Bắc Kinh nổi đóa, bao gồm việc đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston và các sắc lệnh điều hành của Tổng thống Mỹ đối với các ứng dụng phổ biến của Trung Quốc là TikTok và WeChat.

Các chuyên gia cho rằng, tất cả những quyết định này có khả năng được đưa ra như một phần chuẩn bị để giúp Tổng thống Trump tái đắc cử tại cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11 tới và cho thấy lãnh đạo Nhà Trắng cứng rắn với Trung Quốc.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu chắc chắn liệu lập trường cứng rắn này đối với Bắc Kinh có còn duy trì sau cuộc bầu cử, dù  là Tổng thống Trump có thắng cử hay không.

Phát biểu tại Đại học Quốc gia Đài Loan hôm 11/8, Azar nói rằng Mỹ sẽ không né tránh việc hỗ trợ Đài Loan. “Trong những thời điểm cố gắng này, Hoa Kỳ biết rằng chúng tôi sẽ luôn có một người bạn ở Đài Loan,” ông nói.

Bộ trưởng Ngô Chiêu Tiếp cho hay ông và chính phủ của ông đã liên lạc với các quan chức trong chiến dịch tranh cử của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden để thăm dò đánh giá của họ về quan hệ tương lai với Đài Loan.

“Họ nói rằng Mỹ đang chia rẽ mọi vấn đề, nhưng vấn đề này hợp nhất Mỹ và đó là vấn đề Đài Loan. Họ nói rằng Đài Loan đã đạt được sự ủng hộ cao ở cả hai 2 phe của Capitol Hill  và Đài Loan có được ủng hộ bởi cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa,” ông nói

Giáo sư Chu Chí Quần tại Đại học Bucknell, khẳng định mối quan hệ đối đầu lâu dài giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không bền vững sau tháng 11 do một lượng lớn các vấn đề kinh tế và an ninh quốc tế mà hai nước cần phải làm việc cùng nhau.

“Tôi nghĩ Đài Loan cần suy nghĩ về điều đó … những gì họ đang làm bây giờ có ý nghĩa từ quan điểm của họ, nhưng liệu đó có phải là lợi ích lâu dài của Đài Loan không?” Ông chia sẻ.

Thiện Thành (Theo CNN)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x